- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÓ NGƯỜI CHỈ GẶP MỘT LẦN…

22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 30852)
            
ThoHacThanhHoa

 


T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài

thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng.             

Trong thời gian  dạy ở trường Lương văn Can Saigon, tôi thường lui tới thăm

anh Trần Phong Giao nhà ở dốc cầu Kiệu gần chợ Tân Định đường Hai bà Trưng,

ghé quán cà phê của nhà thơ Huy Tưởng đường Bà Lê Chân . Một buổi sáng tôi

ghé lại quán uống cà phê. Nhà thơ Huy Tưởng chỉ ông khách đang ngồi uống cà

phê gần đó hỏi tôi: ông có biết người  ngồi đó là ai không? Họa sĩ Đinh Cường đó

Thấy ông ngồi yên lặng một mình tôi định lại làm quen  nhưng vì tôn trọng sự im

lặng của ông tôi đành thôiVà từ đó không ngờ hình ảnh Đinh Cường như khắc như

chạm vào tâm trí tôi .Đó là lần duy nhất và cũng là lần cuối tôi biết họa sĩ Đinh

Cường.

  

Rồi  bị cuốn hút vào vòng xóay của cuộc sống , tôi không còn thì giờ để nghĩ

đến ai thậm chí cả đến bản thân mình và không còn dám nghĩ đến chuyên văn nghệ

văn gừng nữa… cho đến khi liên lạc được  với  nhà văn Nguyên Minh  người chủ

trương tập san Quán Văn tôi mới biết họa sĩ Đinh Cường đang ở Mỹ , lâu lâu có về

Việt nam triển lãm tranh. Tôi  nhờ anh Nguyên Minh in cho một tuyển tập thơ văn

vừa được nhà xuất bản Văn Học cấp giấy phép.Tôi cũng không quên nhờ anh cho

tranh bìa và phụ bản của hoa sĩ Đinh Cường.Và nguyện vọng của tôi đã được đáp

ứng..Chừng một tuần sau tôi nhận được tập thơ in thử anh Nguyên Minh gửi xuống

có tranh bìa và phụ bản vẽ hình thiếu nữ. Thế là thỏa lòng mong ước từ lâu – in

được tâp thơ có  tranh của họa sĩ Đinh Cường.

 

Khi nghe tin họa sĩ Đinh Cường mất ngày 7/1-2016 tôi  vừa buồn vừa hối tiếc.

Phải chi…Thôi đành mượn những dòng chữ này như nén nhang thắp lên để tiếc

thương một họa sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ.

Rồi từ đây mỗi lần cầm tuyển tập thơ, mỗi sáng quét lá trước sân nhà làm sao

khỏi nhớ đến một họa sĩ Đinh Cường dù chỉ gặp một lần duy nhất trong đời

       

Hạc thành Hoa

        9-1-2016

 




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Hai 20172:13 SA(Xem: 26724)
Không thể có một Vũ Huy Quang thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay khi cầm bút. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy.
30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 24585)
Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?
09 Tháng Giêng 201712:12 SA(Xem: 26146)
Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.
18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30241)
Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.
19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32076)
Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương / Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba. / Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì? Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.
30 Tháng Tư 20161:32 SA(Xem: 35840)
"Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình." (NGUYÊN VŨ)
27 Tháng Tư 201611:25 CH(Xem: 31716)
Nổi buồn ngay cả không thể neo đậu vào những chiếc áo chemise trắng của ba tôi, vào hàng nút áo đã bị cắt rời khỏi khuy áo, mà mới đó chỉ hơn 60 ngày trước, và suốt trong 60 năm chính tay mẹ tôi đã cẩn thận và âu yếm cài từng chiếc nút áo vào khuy áo?
04 Tháng Tư 20161:35 CH(Xem: 28520)
Từ nhiều năm nay trước khi lên giường ngủ, tôi phải uống ba loại thuốc an thần một lúc. Ngày Đinh Cường còn, chúng tôi thường trao đổi nhau về tên vài loại thuốc trị chứng mất ngủ này. Anh có uống thử, nhưng rồi vẫn trở về với Ambien 5mg, dù thuốc chỉ giúp anh chợp mắt vài ba tiếng, không ngủ lại được.
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 27860)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 29791)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.