“ Nói về Nhục Cảm, thì có thể biểu đạt như một cảm giác hưởng thụ.” Cô bạn tôi, sau khi cái miệng xinh
đã thỏa mãn chừng vài thỏi chocolate, liền phán tiếp, “ Miếng Chocolate đầu tiên là Thiên đàng, miếng
thứ tư thì vẫn còn ngon, nhưng đến miếng thứ mười lăm thì có thể gần như vô vị. Nè, bồ cứ thử rồi sẽ
biết. Sau những va chạm của cảm giác đầu tiên, tất cả đều tụt dốc hết!”
“ Tôi thì có thể ăn hết hộp chocolate mà vẫn thưởng thức hương vị như miếng cắn đầu tiên.” Mắt liếc
vào cái hộp kẹo đã bốc hơi hơn một nửa, tôi quả quyết như một tín đồ thực thụ của chocolate.
“Vì nhược điểm thói quen của chúng ta khi lặp lại một cảm giác nhất định thì cường độ cảm nhận của
nó dần nhanh chóng giảm đi. Ví dụ, bạn có thể rất thính nhạy với một mùi hôi khi bước vào một căn
phòng; nhưng sau đó thì, tất cả đều không cảm giác được mùi gì nữa. Dây thần kinh khưú giác bị đứt
ngúm! Hốt Tất Liệt sau khi chinh phục Trung Quốc và thoả mãn hơn sức hưởng thụ, rồi cũng chết trong
sự béo phì và phiền muộn.” Cặp de chai của thị bạn, đang nhìn tôi chờ đợi sự hưởng ứng.
“Nói như bồ, thì Nhục Cảm đã phải kết thúc trong bóng tối và tuyệt vọng?” Tôi bắt đầu bắt được tần số
của thị ta. Thị bạn lên đồng, “Ai nói thế! Chẳng có gì trân trân như thân xác, cũng chẳng có gì biện chính
mãnh liệt sờ sờ như Nhục Cảm- cơn khát liên lỉ, âm ỉ, và lộ liễu ở mọi ngóc ngách của cuộc đời…”
mãnh liệt sờ sờ như Nhục Cảm- cơn khát liên lỉ, âm ỉ, và lộ liễu ở mọi ngóc ngách của cuộc đời…”
“Ồ! Bồ đang so sánh cơn nghiền cholalate với Nhục Cảm đó hả?” Tôi ra vẻ hóm hỉnh.
“ Đúng vậy. Tôi có thể chỉ bồ bí quyết để kiềm hãm cơn ghiền chocolate. Là hãy mua ‘truffles’ chocolate
đắt tiền của Bỉ, không phải loại rẻ tiền ở các siêu thị đâu nhe. Và tận hưởng mỗi miếng- trở thành người
sành ăn- chớ không phải một người tham ăn. Bởi người sành ăn thì sẽ thưởng thức với chủ ý của sự tận
hưởng. Mỗi miếng trở nên độc đáo. Phong phú trong trí não và cả sự liên tưởng. Sự cảm thụ này sẽ
không bị nhàm chán và càng thỏa mãn hơn với tuổi tác. Và chúng ta sẽ không phải kết cuộc bi quan như
Hốt Tất Liệt!”
“ Bất kỳ cảm giác nào hả?” Tôi bắt đầu quan tâm hơn về cái đề tài cảm giác nhạy cảm này.
“ Đúng vậy!” Cặp la de nhấn giọng, “ Bất kỳ cảm giác nào- một miếng ăn, một nụ hôn, một bài hát; và
ngay cả sự làm tình cũng trở nên thoả mãn hơn nếu bạn dành cho nó sự quan tâm trọn vẹn. Và nếu, bồ
đã cố tình làm điều này thì trong một thời gian thôi sẽ tích luỹ một kiến thức trực quan về sở thích hưởng
thụ của chính mình.”
thụ của chính mình.”
“ Hmm… nghe cũng chí lý đó chứ! Nhưng nói như bồ, thì ngay cả đến Nhục Cảm mà cũng phải mang ý
thức tự chủ sao? Vậy bồ là người sành ăn hay tham ăn? Bồ thưởng thức một món ăn hay ăn tươi nuốt
sống nó? Bồ ‘nghe’ nhạc hay lắng nghe nó? Bồ có thực sự cảm nhận cơ thể mình khi đi bộ, tập thể dục,
làm tình? Hãy thú nhận rằng bồ có sống trong một thế giới bằng sự cảm thụ tinh tế hay chỉ gắng trôi qua
một ngày nhàm chán?” Tôi chợt diễn thuyết liên tục bằng một tràng dấu chấm hỏi.
một ngày nhàm chán?” Tôi chợt diễn thuyết liên tục bằng một tràng dấu chấm hỏi.
“ Tôi nghĩ, ngay cả một người sành điệu thích những gì họ làm. Và để sành sõi một điều gì thì vẫn luôn là
sự kỷ luật và hy sinh. Thời Hy Lạp cổ đại, một lực sĩ được xem như một ‘nhà tu khổ hạnh’ cũng bởi kỷ
luật chuyên tâm của họ là sự cống hiến. Dốc hết tâm trí của bạn vào điều gì là phải hy sinh mọi thứ.
Ngay cả ngày nay, chúng ta vẫn nhìn nhận và ngưỡng mộ những kỷ luật phi thường trong sự thành công
của họ, đó chớ!” Cô bạn tôi có đang thực sự muốn ca cẩm về đề tài này không nhỉ?
“Tôi vẫn chưa hiểu rõ vấn đề, nếu Nhục cảm chỉ là sự thoả mãn của bản năng thì nó có thực sự là một
phần của đời sống tâm linh?” Sau câu hỏi , cái nhìn tôi càng chăm chú hơn vào cái đít dày cui của thị.
“ Bồ có thể không nghiêng về quan điểm Nhục Cảm của một số nền văn hóa đã chấp nhận Nhục Cảm là
một phần của đời sống tốt đẹp. La Mã cổ đại được xem là một xã hội hỗn tạp nhưng ‘khoan dung’- mọi
xa xỉ đều được ngoạn hưởng, ngay cả đàn bà có chồng đều có thể cởi mở về tình dục và ngoại tình.
Tương tự, Văn hóa Nhật bản có sức ‘công phá’ cho những thú vui giác quan; từ tình dục đến khiêu dâm.
Tiệc trà là một kiệt tác của cảm xúc tinh tế, một bữa ăn truyền thống Nhật Bản cũng là một tác phẩm
nghệ thuật. Và tất cả niềm đam mê này có thể xem là sự xấu hổ hay cảm giác tội lỗi?” Cô bạn như đang
thẩm vấn kẻ đối diện.
“ Bồ làm tôi liên tưởng đến John Stuart Mill , một triết gia theo đường lối tự do có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 19,
người đã khơi tác khía cạnh đạo đức bằng sự diễn đạt rằng ‘khoái lạc cũng có tôn ti trật tự’.
Ví dụ, sự đánh giá cao của âm nhạc hay văn chương tuyệt vời vẫn có khả năng đáp ứng với bạn hơn
là uống rượu; dù rằng đó cũng chỉ là vấn đề sở thích cá nhân.” Tôi cảm giác mình đang ôn lại bài học triết lý…
người đã khơi tác khía cạnh đạo đức bằng sự diễn đạt rằng ‘khoái lạc cũng có tôn ti trật tự’.
Ví dụ, sự đánh giá cao của âm nhạc hay văn chương tuyệt vời vẫn có khả năng đáp ứng với bạn hơn
là uống rượu; dù rằng đó cũng chỉ là vấn đề sở thích cá nhân.” Tôi cảm giác mình đang ôn lại bài học triết lý…
cùn.
“ Chính xác!” Mắt kiếng vẫn đang cao hứng với màn vọng cổ … triết, “ Bồ có nhớ là Aristotle- triết học
Hy Lap cổ đại thì dành tính ưu việt cho cảm giác. Ông nói, ‘Không có gì trong tâm trí mà không đầu tiên
xuất phát trước những giác quan.’ Ngay cả những ý nghĩ trừu tượng nhất cũng có gốc gác từ cảm giác.”
“ Cốt lõi vấn đề nằm ở đó! Tôi nhấn mạnh, “ Vì suốt bao thế kỷ, nhãn quan của con người đã quen trói
buộc vào những tiêu chuẩn đạo đức do các Tôn giáo và hệ thống xã hội đề ra. Và cả quan niệm về dục
tính cũng là điều trói buộc chặt chẽ nhất. Nếu chúng ta không thể tin vào giác quan để biết đúng hay sai,
vậy thì chúng ta tin tưởng vaò điều gì? Một cuốn sách thánh? Một nhà tâm lý học nổi tiếng? Hay những
quan điểm trên sách báo?”
“ Tất cả chỉ là những kiến thức chung, nhưng chủ nghĩa khoái lạc vẫn còn đang là lời nguyền của di sản
Kito giáo. Công khai thưởng thức các giác quan nhục cảm như Hippies đã làm trong thập niên 60 vẫn
còn là sự nổi loạn hay đồi truỵ. Chúng ta, vẫn có thể cảm giác xấu hổ về sự tận hưởng cuộc sống.
Trong suốt lịch sử, Tâm linh thường kịch liệt đối lập với Nhục cảm. Trong hầu hết những thiên niên kỷ
qua, Kito Giáo đã mô tả sự ham muốn, ham mê ăn uống và thói hám lợi như tội lỗi. Và các nhà sư gắng
loại bỏ những ham muốn trên con đường tu hành của họ. St Origen vào thế kỷ thứ 3 đã cắt đứt dương
vật của mình trong trận chiến chống lại xác thịt. Tương tự, môn thiền Yoga thì lý tưởng hóa trạng thái bị
thôi miên khi tâm trí rời xa giới thực- 'pratyahara'- để không cảm giác nghe, thấy, nhìn. Đức Phật nói
rằng: tất cả những thú vui cuối cùng sẽ trở thành đau đớn bởi vì nó không bền vững. Người cao quý, vì
thế nên từ bỏ tất cả các loại kích thích cảm giác với thế giới, và chỉ tìm kiếm những gì không dễ thấm
thấu sự đồi trụy.” Cô bạn tôi, vẻ như hụt hơi sau nhiều dòng lời.
“ Nói như bạn thì Hạnh phúc và bản năng cần phải là sự đồng nhất?” Tôi hãy- vẫn đầy phân vân.
“ Michelangelo , Shakespeare, Bach và Beethoven là bậc thầy về Nhục cảm đó chớ, nhưng bạn sẽ
không gọi họ vô tâm linh – Vì bởi, họ đã nhìn thấy sự vĩnh viễn thông qua sự đam mê và thưởng thức
bằng giác quan của mình . Và chúng ta có thể thực hiện điều này!”
Tôi im lặng, rồi nghiền ngẫm hết những thỏi chocolate còn lại trong hộp - Vẫn cảm giác ngon như miếng
cắn đầu tiên.
ĐẶNG MỸ HẠNH
- Từ khóa :
- ĐẶNG MỸ HẠNH
Gửi ý kiến của bạn