- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhân cách người cầm bút của Tô Hoài

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 32766)


tohoai-demen3

 Nhà văn Tô Hoài


Nghe nhiều người khen cuốn Ba người khác của nhà văn Tô Hoài, tôi cố tìm đọc. Đọc xong thì hoang mang…

 

Nói cho ngay, đấy là cuốn sách viết khéo với nhiều cảnh đời sống động và được “lên hương” bằng yếu tố gợi dục đậm đà. Quả là cái khéo của bà hàng xén chợ phiên biết bày bán bắt mắt những món hàng xanh xanh đỏ đỏ …

 

Từng đọc Don Quichotte, từng đọc Tội ác và trừng phạt, Chiến tranh và Hòa bình, Vụ án, Trăm năm cô đơn rồi Số đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly… người đọc khó lòng chấp nhận Ba người khác là tiểu thuyết! Nếu không phải lập lờ đánh lận con đen thì điều này chứng tỏ nhà văn lớn của chúng ta thiếu kiến thức sơ đẳng về thể loại văn chương.

 

Tiểu thuyết (novel) là truyện kể nhưng không phải mọi truyện kể đều là tiểu thuyết. Phẩm chất chân chính của tiểu thuyết là hư cấu (fiction), là tưởng tượng, là sự khát quát. Do thiếu hư cấu tưởng tượng mà cuốn truyện trở nên manh mún, vụn vặt thậm chí nhảm nhí trước hiện thực lớn lao của cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất. Do thiếu tính khái quát nên hiện thực dù sống động trong cuốn sách cũng chỉ là một nửa sự thực, làm cho thực tế đất nước bị bóp méo, xuyên tạc đến thảm hại. Thực chất cuốn sách chỉ là một thứ tự truyện (non-fiction) trá hình…

 

Không, Cải cách không đơn giản như vậy. Không phải bỗng dưng mà “ba thằng lăng nhăng” làm đảo lộn được xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa từ những cuộc chỉnh quân chỉnh cán, từ phát đạn bắn vào Người Mẹ Việt Nam yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm. Nông thôn Việt Nam cũng không hèn hạ khiếp nhược như vậy. Nếu không phải là sự cố đẫm máu Ba làng An thì cũng có hàng nghìn “địa chủ” “phản động” viết thư tuyệt mệnh gửi cho Đảng, cho Bác “xin cứu con, cứu các đồng chí, cứu đất nước” và có hàng nghìn người trước khi chết thảm miệng còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”

 

Hậu Cải cách cũng không như tác giả mô tả. Dù cho ông cam đoan là sự thực thì cái sự thực được mô tả một cách tự nhiên chủ nghĩa hóa ra lại quá chừng dối trá! Hàng nghìn “ông đội” trung kiên sau Cải cách được đề bạt. Hàng nghìn cốt cán bần cố nông do tố điêu được kết nạp Đảng, khi sửa sai bị nông dân săn đuổi, đã được điều lên huyện lên tỉnh, được chuyển vùng. Họ trở thành nòng cốt trong đội ngũ cán bộ, là những chủ thể của hợp tác hóa, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản sau này. Cái tàn hại của Cải cách ruộng đất không phải là cơn bão đổ nhà gẫy cây mà là di hại lâu dài trong suốt hành trình của đất nước từ những cốt cán đó!

 

Nếu văn là người thì phải hiểu thế nào đây về tư cách công dân, tư cách nhà văn của Tô Hoài? Những người chính trực đi cùng cách mạng nửa thế kỷ nay thường nói: mình là nạn nhân mà cũng là tội phạm của hiện tình đất nước. Nguyễn Minh Châu sám hối bằng “Lời ai điếu…” Chế Lan Viên sám hối trong Di cảo thơ… Nhưng với Tô Hoài thì không thế. Ông không hề là nạn nhân vì trong những năm tháng hiểm nghèo nhất cho hàng triệu người thì ông là đội phó cải cách, trên cả trời, có toàn quyền luận tội, kết án, đêm ôm gái quê.

 

Sau Cải cách, khi văn học cách mạng là thống soái, ông có Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc để hóa thân thành một trong vài ba người vai vế nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, cái hội sang trọng và hưởng nhiều ơn mưa móc. Miệng thế gian có cả câu vè về ông: “Đảng đoàn là đảng đoàn Hoài, chỉ đi nước ngoài thực tế thì không!”. Vì những cống hiến đó, ông “ẵm” Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, giải văn chương Giao Chỉ danh giá bậc nhất và nghe đâu ông còn được bằng khen về công trạng bảo vệ Đảng! Khi đất nước đổi mới, ông có Cát bụi chân ai, Chiều chiều rồi bây giờ là Ba người khác… Trước vấn nạn của dân tộc, ông xoa hai bàn tay như người vô can, “hò lơ hò lờ”, tưng tửng kể chuyện đời xưa, chuyện của người khác! Một tuần chay nữa ông có nước mắt: được suy tôn là người can đảm, dám nói sự thật!

 

Dù có thực lòng nghĩ thế thì tôi cũng buộc phải nghi ngờ mình, bởi lẽ nhiều nhà văn uy tín và không ít người tử tế ngợi ca tác phẩm của ông.

 

Vì sao, tôi tự hỏi?

 

Một dịp may khiến tôi giác ngộ. Đấy là Tết Đinh Hợi, tôi đến thăm người bạn thân, là nhà văn “có môn bài”. Câu chuyện của chúng tôi tâm đắc êm xuôi xướng tùy trong mọi đề tài cho tới khi đụng vào Ba người khác. Tôi vừa hé lộ suy nghĩ của mình thì bị dằn mặt:

 

“Tôi kính phục Tô Hoài.” Bạn ngắt lời tôi khá thô bạo. Sau Dế mèn phiêu lưu ký thì đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông ta.

 

Thấy bạn “lên cơn”, tôi đấu dịu:

 

“Nhưng đấy đâu phải là tiểu thuyết!”

 

“Vậy ông bảo phải thế nào mới là tiểu thuyết?” Bạn tôi vặc lại. Mỗi nhà văn là người tạo ra phong cách! Mà cần gì phải là tiểu thuyết hay không tiểu thuyết? Miễn dám nói những điều người khác không dám nói là quý rồi. Ông xem, cuộc cải cách như vậy mà mới chỉ có Sắp cưới của Vũ Bão gãi gãi bên ngoài như gãi ghẻ. Đến bây giờ Tô Hoài dám nói lên tất cả! Đảng căm Tô Hoài lắm mà chưa tìm cách nào trị được! Ông cứ viết đi. Tô Hoài đang chờ được “đánh” đó! Bất kỳ kẻ nào đụng đến Tô Hoài cũng là nịnh Đảng, là chống lại tâm linh, nguyện vọng của nhân dân…

 

Nghe giọng nói mang vẻ gây hấn dữ dằn chưa từng thấy nơi người bạn thân thường ngày vốn hiền lành, tôi lặng im ngơ ngác. Chợt tôi nhận ra…. Bạn tôi như lò lửa ngùn ngụt hận thù, là nỗi uất ức như chiếc lò so bật tung lên thỏa thuê sau bao năm tháng bị kìm nén!

 

Tôi hiểu bạn, hiểu nỗi đau nỗi hận vẫn âm thầm chứa chất trong lòng người.

 

Cuộc Cải cách ruộng đất là vết dao phản trắc đâm sâu vào lòng dân tộc. Do chưa được sửa sai thỏa đáng mà sau năm mươi năm vẫn còn nung mủ và rỉ máu! Công việc bây giờ là phải lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân của biến cố bi thảm này để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi. Nhà văn đảng viên phải thay mặt Đảng của mình nhỏ những giọt nước mắt sám hối trước dân tộc! Trong hoàn cảnh đảo điên của xã hội hiện tại, có lẽ hơn cả tài năng, chính nhân cách nhà văn làm nên phẩm giá của văn chương!

 

Ba người khác của Tô Hoài không phải là như vậy!

 

Có thể như bạn tôi nói: Ba người khác là tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn Tô Hoài. Nếu vậy thì cái quan trọng chính là ở chỗ nó chôn vùi nhà văn cả về văn chương cả về nhân cách?

 

Hà Văn Thủy

Khai bút Xuân Đinh Hợi

Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2014/07/18/2774-nhan-cach-nguoi-cam-but-cua-to-hoai/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tám 201712:57 SA(Xem: 26988)
Đây là bài mới bổ sung cho một bài viết khởi đầu chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với Giáo sư Phạm Biểu Tâm nhân dịp lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước.
17 Tháng Tư 201710:53 CH(Xem: 28405)
Sau khi phần I, Én Liệng Truông Mây, được nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành năm 2014, tôi bắt tay viết tiếp phần II của trường thiên TÂY SƠN TAM KIỆT, tức Nhất Thống Sơn Hà. Cuối năm 2015, Nhất Thống Sơn Hà đã được đại công ty Amazon của Hoa Kỳ in và bán khắp thế giới qua hệ thống Internet. Thông qua một loạt các buổi ra mắt sách tại các tiểu bang Florida, Pennsylvania..
09 Tháng Tư 20173:24 CH(Xem: 27094)
"Đúng 50 năm kể từ số báo cuối cùng của Tình Thương, một tin vui đến từ Thư Quán Bản Thảo, trong một nỗ lực phải nói là phi thường, qua hệ thống interlibrary loan, anh Trần Hoài Thư đã hy sinh rất nhiều công sức và cả tốn kém tiền bạc để có thể sưu tập lại được gần trọn bộ báo Tình Thương, đồng thời cũng qua bộ Tình Thương, 11 chương sách tác phẩm Nuôi Sẹo của nhà văn Triều Sơn đã được phục hồi..." Ngô Thế Vinh
12 Tháng Hai 20172:13 SA(Xem: 27159)
Không thể có một Vũ Huy Quang thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay khi cầm bút. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy.
30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 24993)
Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?
09 Tháng Giêng 201712:12 SA(Xem: 26548)
Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.
18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30854)
Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.
19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32602)
Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương / Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba. / Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì? Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.
30 Tháng Tư 20161:32 SA(Xem: 36440)
"Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình." (NGUYÊN VŨ)
27 Tháng Tư 201611:25 CH(Xem: 32319)
Nổi buồn ngay cả không thể neo đậu vào những chiếc áo chemise trắng của ba tôi, vào hàng nút áo đã bị cắt rời khỏi khuy áo, mà mới đó chỉ hơn 60 ngày trước, và suốt trong 60 năm chính tay mẹ tôi đã cẩn thận và âu yếm cài từng chiếc nút áo vào khuy áo?