- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhớ lại trận chiến Xuân Lộc

12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35892)

hoangdinhnam-xuanloc-content

 

Xuân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt.

35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.

Đó là 12 ngày đêm “bão lửa” đổ ập lên đầu, không những cho người dân tại thị xã nghèo nàn nhỏ bé kia, mà còn là nỗi kinh hoàng cho cả bất cứ người lính nào tham chiến lúc bấy giờ, kể cả lính Bắc Việt. Nhưng nỗi kinh hoàng lớn nhất vẫn là của người dân thị xã.

Tháng Tư năm 75, dù những đổ vỡ quân sự từng mảng kéo dài từ cao nguyên lan xuống miền Trung và lan nhanh vào hướng Nam, nhưng cư dân Xuân Lộc vẫn bắt đầu một ngày với những sinh hoạt bình thường. Vẫn khi trời chưa hừng sáng, những người tiểu thương dọn hàng ra chợ, những bà cụ miền Bắc khăn vấn đầu đi lễ nhất trong giáo đường, những học sinh chuẩn bị thức dậy ăn sáng để tung tăn tới trường. Những người dân lao động sửa soạn cho một ngày cần lao cơm áo. Họ không hay biết gì cả, họ hoàn toàn vô tư, bình an. Họ không hay rằng, phe phòng thủ thị xã đang hồi hộp chờ đợi từng giờ, từng phút trước một áp lực rất nặng chưa từng có từ 3 sư đoàn quân Cộng Sản đang chuẩn bị tấn công. Phe tấn công ẩn mình trong rừng cao su và từng bước đang áp sát phòng tuyến.

Thật tội nghiệp! Họ có hay biết gì đâu.

Ngày 9 tháng Tư, năm 1975. Đúng 5 giờ 40 sáng, bỗng hơn 2000 đạn pháo đủ loại phủ chụp trên đầu họ. Nổ bên trái, nổ bên phải, nổ trước mặt, nổ sau lưng. Thịt xương tung toé. Gạch bay cát chạy, nhà cửa tung bốc lên không. Tiếng kêu khóc hốt hoảng, tiếng gào la kinh hoàng. Liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ, đạn rót dồn dập như mưa, không cần điều chỉnh tác xạ. Đạn ập xuống trên tất cả các địa điểm trong thị xã. Một thị xã nhỏ như lòng bàn tay, đìu hiu nắng bụi mưa bùn. Thảm thương thay, người lính phòng thủ còn có hầm hố để tránh đạn, người dân chỉ có thịt da để chống đỡ.

Cơn kinh hoàng của người lính và người dân thị xã sống sót chưa dứt sau loạt đạn pháo thì cuộc tấn công ào ạt của 2 trung đoàn quân CS với xe tăng tràn vào từ hướng Đông và hướng Bắc. Nỗi kinh hoàng của người lính phòng thủ là những bóng người đông như kiến cỏ, hùng hục lao đến trong khói bụi mịt mù trong ánh tờ mờ của hừng đông. Một kẻ địch hùng mạnh, đang đà thằng thế, tiến quân nhanh do sai lầm di tản chiến thuật của VNCH. Đó là nỗi kinh hoàng của con người bằng xương bằng thịt trước tử thần.

Với những người lính CS, chắc chắn nỗi kinh hoàng cũng lớn không kém. Họ bị thúc sau lưng, họ bị kích động phải nhào tới trước hàng trăm họng súng chờ sẵn đang quyết liệt khạt đạn đủ loại về phía họ. Hướng súng trực xạ từ những hầm hố, công sự kiên cố đã được bố phòng.

Chỉ sau vài giờ đầu tiên, những đợt xung phong hùng hổ vào tuyến phòng thủ của quân VNCH, đã có hàng trăm sinh mạng vượt trường sơn “sinh Bắc tử Nam”. Họ như sung rụng ngay từ những tiếng hô “xung phong, xung phong!” dậy trời của chính họ. Chính những người lính Bắc càng kinh hoàng hơn khi từng hàng người ngã gục mà họ không được quyền dừng lại. Tiếng thét xung phong của cấp chỉ huy vẫn thúc họ chạy lên.

Sau hơn 4 giờ với nhiều đợt tấn công, lính Bắc Việt bỏ lại cả trăm xác với nhiều xe tăng bị bắn cháy.

Đó là cuộc tấn công của 2 trung đoàn 165 (SĐ7 CS) và 266 (SĐ 431 CS) cùng với một đơn vị xe tăng vào 1 Trung đoàn của VNCH (TrĐ 43 thuộc SĐ 18) và tiểu đoàn Điạ Phương Quân Tiểu khu Long Khánh. Màn khai mạc kể như thất bại sau một buổi sáng máu lửa. Quân CS tạm thời rút lui.

Khi tiếng súng tạm ngưng, những người dân còn lành lặn bồng bế nhau thoát chạy. Còn lại những người bị thương nằm la liệt; ai lo cho họ đây, khi mọi người trong thị xã đều lo thoát thân. Tướng Lê Minh Đảo tư lịnh mặt trận, ra lịnh dân chúng phải di tản hết để tránh thương vong và cho quân đội được rảnh tay chiến đấu.

 

Sau đó, một đêm chiến trường yên lặng. Cái yên lặng nghẹt thở. Ngày 10 tháng Tư, đúng 5 giờ 30 tờ mờ sáng. Cũng với chiến thuật tiền pháo hậu xung. Vài ngàn trái đạn lại rót xuống như mưa trên những căn nhà còn nghi ngút khói, làm tung tóe thêm những đống đổ nát hôm qua. Chà xát lại những gì còn đứng được. Đốn ngã thêm những cột đèn đường, san bằng thêm những gì chưa gục xuống. Làm chết nhanh hơn những người đang bị thương thiếu săn sóc và giết thêm những người dân chưa nhanh chân chạy thoát.

Trận chiến ngày thứ 2 này ồ ạt hơn ngày hôm qua, với 2 trung đoàn và thêm 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly và 57 ly.

Trung đoàn 43 và Địa phương quân Long Khánh một lần nữa làm quân Bắc Việt chùn bước, rút lui sau khi để lại vô số xác lính tại trận địa.

Sau 2 ngày tử chiến, lính cũng như dân thương vong vô số, những người bị thương chưa có phương tiện chữa trị. Họ chỉ được băng bó tạm thời và nằm đó với những đau đớn không kể xiết. Thành phố vẫn với những đám cháy rải rát còn nghi ngút khói. Gạch ngói ngổn ngang, xác người vương vải.

Qua ngày 11 tháng Tư, 5 giờ rưỡi chưa thấy gì, 6 giờ vẫn yên tịnh, 6 giờ rưỡi mặt trời lên rạng rỡ.

Lính trung đoàn 43 và các tiểu đoàn Địa Phương quân vẫn hồi hộp trong một đợi chờ bất tận.

Trong đêm giấc ngủ chập chờn, đầy ác mộng. Chút bình yên buổi sáng tưởng sẽ còn kéo dài, nhưng đúng 7 giờ, lại vài ngàn trái đạn pháo, rocket lại rót xuống kinh hoàng trong vòng 70 phút.

Quân CS lại ồ ạt tấn công vũ bão hơn.

Đồng thời mấy ngày qua, không lực VNCH cũng đã dùng máy bay truy kích những cánh quân CS, tiêu hủy phần lớn chiến xa và pháo binh của đối phương.

Văn tiến Dũng viết trong hồi ký:

“Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư Đoàn 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ…” (Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh tiền phương Quân đội Nhân dân Việt Nam 1975, Đại Thắng Mùa Xuân 75)

Ba ngày vừa qua không phải chỉ có thị xã Xuân Lộc bị tấn công. Mà quân Bắc Việt sử dụng 3 sư đoàn gồm SĐ 6, SĐ7 và SĐ 341 cộng thêm nhiều trung đoàn, tiểu đoàn pháo và xe tăng tăng phái, quân số khoảng 40 ngàn, đồng loạt tấn công toàn tuyến phòng thủ Xuân Lộc, Bộ chỉ huy sư đoàn 18, với quân số VNCH tại Xuân Lộc khoảng 12 ngàn người, trong đó tính luôn Lữ đoàn 1 Nhảy dù ngày 12 tháng Tư mới được tăng viện vào mặt trận, và 1 Liên đoàn Biệt động quân cùng 1 trung đoàn của SĐ 5 và Lữ đoàn 3 Thiết kỵ. Đến lúc này thì chiến sự càng ác liệt hơn khi lính Dù được trực thăng đổ xuống. Quân Bắc Việt cũng được tăng cường thêm từ những đơn vị ở các nơi khác đến.

Nặng nhất là Túc Trưng và Dầu Giây. CS huy động một quân số đông gấp 10 lần, liên tục tấn công biển người, sau 5 ngày liên tục, chiến đoàn 52 bị tràn ngập, gần như bị tan rã.

Tôi còn nhớ, ngày đó theo dõi chiến sự trên báo, Tướng Lê Minh Đảo tuyên bố trước báo chí bấy giờ: “Đánh một trận cho thế giới biết tiếng!” Dù trong tình hình khách quan rất bi đát, quả thật câu nói đó đã làm tăng nhuệ khí và nức lòng người lính VNCH và người dân Sài gòn. Ngày ấy, tôi, một người lính đang ở “ Mặt trận miền Tây (vẫn) yên tỉnh”. Chưa ai nghĩ rằng sẽ mất nước.

Sau 12 ngày đêm sự kiên cường của quân phòng thủ VNCH không dễ bị san bằng dù phải chống trả với một quân số gấp bội. Tuyến phòng thủ Xuân Lộc được mệnh danh là tuyến phòng thủ thép. Không thực hiện đuợc mưu toan chiếm thị xã Xuân Lộc, đánh tan sư đoàn 18 rồi thẳng tiến chiếm Biên Hòa, CS đành ôm lấy những tổn thất nặng nề, phải rút các binh đoàn của họ đi một đường vòng để tiến về Sàigòn.

Vì vậy, ngày 21 tháng Tư, sư đoàn 18 cùng các đơn vị khác cũng được lịnh rút khỏi Long Khánh về lập tuyến phòng thủ khác ở Long Bình và Thủ Đức để bảo vệ thủ đô, chấm dứt 12 gày đêm máu lửa ngút trời. Lữ đoàn 1 Dù là đợn vị đi bọc hậu, ra đến Vũng Tàu, sau đó chuyển quân qua Gò Công. Sau khi Dương Văn minh đầu hàng, phần đông đã theo đơn vị di tản khỏi nước.

hoangdinhnam-sautranchien_xl-content 

Người lính mặt trận Xuân Lộc từ Nhảy Dù đến anh nghĩa quân vì trách nhiệm, vì danh dự và vì một tổ quốc Việt Nam tự do đã đánh và thắng một trận chiến cuối cùng trước khi bỏ súng một cách oan nghiệt. Họ đã làm rạng danh QLVNCH.

Nạn nhân thê thảm nhất là những người dân tại địa phương, cả những người dân khốn khổ chạy nạn từ các nơi tới trên đường trốn lánh CS.

Cho tới bây giờ, tôi không thấy chính quyền CS đưa ra con số có bao nhiêu người dân Xuân Lộc Long Khánh bị thiệt mạng, bao nhiêu nhà cửa bị tàn phá.

Chỉ trong Hồi ký: “Cuộc hành trình 10 ngàn ngày” của Hoàng Cầm, viên tướng CS chỉ huy trận tấn công này viết: “…sau 3 ngày chiến đấu, sư 341 thương vong 1200 chiến sĩ, sư 7 thương vong 300 chiến sĩ…”

Nhân ngày 30 tháng 4 năm 2010, BBC phỏng vấn Nguyễn văn Thái, trung tướng CS, nguyên phó chính ủy Sư đoàn 7 về trận Xuân Lộc; ông ta đưa ra con số lính Bắc Việt tử thương là 4,000 người. Sau 35 năm thì tay tướng này có vẻ thành thật hơn trong những con số.

Và, “… trận Xuân Lộc diễn ra 12 ngày đêm ta đã tiêu diệt 2.056 tên địch” (Chiến thắng Xuân Lộc- Long Khánh- Nxb. Đồng Nai, 2004.). Đó là con số tử vong của binh sĩ thuộc VNCH.

Tạm căn cứ những số liệu đều cùng do CS đưa ra trên đây, với tương quan lực lượng tác chiến chênh lệch bấy giờ, trận Xuân Lộc xứng đáng được ghi vào quân sử, và xứng đáng để “thế giới biết tiếng”, như tư lịnh mặt trận Lê Minh Đảo tuyên bố ngày nào.

Trong công điện báo cáo ngày 16 tháng 4, Đại sứ Martin viết:

“Duyệt lại thành quả sau năm ngày giao tranh đầu tiên, tướng Smith nói: “Tinh thần dũng cảm cũng như sự xông xáo của quân đội VNCH, nhất là những lực lượng Địa Phương Quân Long Khánh, rõ ràng chứng minh rằng những người lính này, nếu được trang bị đầy đủ và lãnh đạo tốt, sẽ vượt trội hẳn đối thủ của họ nếu so sánh từng cá nhân. Trận Xuân Lộc vào lúc này dường như đã trả lời được câu hỏi “liệu quân đội VNCH sẽ có chiến đấu hay không”

Dù vậy, vận nước đã đến hồi!

Những người chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận Xuân Lộc, và trong suốt cuộc chiến, chúng tôi những đồng đội còn sống sót, những người dân của miền Nam luôn tưởng nhớ và thương tiếc các anh.

4,000 cán binh Bắc Việt bỏ mạng, chúng tôi cũng vô cùng xót thương cho các anh và gia đình các anh. Trong suốt chiều dài cuộc chiến từ năm 54 đến 75, các anh cũng hy sinh hàng triệu mạng sống, hy sinh cả tương lai và ước vọng của gia đình các anh cho công cuộc “giải phóng miền Nam” nơi mà không ai cần tới các anh giải phóng. Các anh bị những tham vọng chính trị điên cuồng của các lãnh tụ Đảng mà các anh vô cùng kính yêu nướng các anh vào lò lửa chiến tranh không thương tiếc.

Với hàng triệu sinh mạng đó nếu các anh dùng để hy sinh giải phóng cho những tiếng nói bị dập tắt, những cái miệng bị bịt chặt, giải thoát những cô gái bị bán ra nước ngoài, những ngư dân bị cầm giữ, những đất đai hải đảo bị chiếm đoạt, có lẽ sự hy sinh đó sẽ được đời đời tưởng nhớ và thương tiếc, chứ không phải chỉ là… xót thương!

 

 HĐN 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 20182:17 SA(Xem: 24452)
Thuở ấy, ông Nghè Tân (Bắc Kỳ Thanh Tra Đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân) nhân một hôm đi ngang cánh đồng Phủ Bình Giang thấy một người đàn bà đang mếu máo, nhớn nhác tìm kiếm một vật gì. Gặng hỏi thì được biết người đàn bà này góa chồng, có một con trâu mới chết, bà đã đóng 2 quan tiền cho lý trưởng làm đơn, đóng triện để lên trình quan phủ. Vội vàng làm sao bà đánh rơi mất tờ đơn. Nay đường về làng thì xa, trong cái ruột tượng xác xơ kia chỉ còn 6 quan tiền để lễ quan phủ và nha lại lấy đâu ra tiền để nhờ người viết đơn!
16 Tháng Năm 20181:22 SA(Xem: 28435)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.
07 Tháng Năm 20184:58 CH(Xem: 25026)
Một sợi dây dừa nối hai sinh linh tật nguyền để tạo thành một sinh thể thống nhất, mang tính bù đắp, tối ưu của thích nghi nhưng không thoát khỏi vẻ dị hình, sự mất định hướng đến vụng về của một phần cơ thể mù lòa được kéo lê phía sau. Nhìn họ di chuyển như hình ảnh một con sâu đo, bị chiếp dép quằn nát khúc giữa, ngúc ngắt vô vọng nhưng trong đó là cả hai thân phận con người và tự thân, chừng như họ cũng đang quằn quại với nỗi đau mưu sinh. _ Lại cho chú thương phế binh kia năm chục đi con! Là một người suốt đời sống với cái chợ, má tôi thường nói với tôi khi nhìn thấy hai con người thống khổ ấy. Tôi cầm tờ giấy bạc, chạy tới, bỏ vào cái cà mèn và đáp lại, luôn là một tiếng “Cám ơn” nhẹ nhàng, của những con người có tâm hồn thật tử tế. ... "
30 Tháng Tư 20189:14 CH(Xem: 25052)
Trung Quốc đang khống chế không chỉ Biển Đông mà còn trên toàn Lưu Vực Sông Mekong, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn, giới cầm quyền VN thì lệ thuộc về chính trị vào Trung Quốc và do đó hoàn toàn bị động. Cho dù Việt Nam thỉnh thoảng có lên tiếng phản đối yếu ớt nhưng thực tế không có chiến lược gì cụ thể và hầu như không làm được gì để bảo vệ sự sống còn của hơn 17 triệu cư dân ĐBSCL và cũng là vựa lúa của cả nước. Đó là một sự thật.
31 Tháng Ba 20181:21 SA(Xem: 26850)
Đúng 14G40, tàu chuyển bánh. Chúng tôi nô nức nhìn sang hai bên đường, quan sát cảnh vật. Sài Gòn vẫn đỏ rực màu cờ và biểu ngữ, dấu tích của những cuộc “diễu hành” và “diễu binh” mừng “đại thắng mùa Xuân 1975,” “giải phóng miền Nam” từ Bắc chí Nam suốt một tháng qua—với chi phí khá lớn, hẳn có thể sử dụng một cách tốt đẹp hơn cho các kế hoạch an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, với tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo 150,000 đồng mỗi tháng. Nhưng những chính quyền chuyên chính—hay, “dân chủ tập trung,” nếu muốn—thường dành cho ngành tuyên truyền ngân khoản lớn...
25 Tháng Ba 201812:47 SA(Xem: 26812)
Thời gian trôi nhanh, trên nửa thế kỷ qua đi, tôi vẫn không quên kỷ niệm cuộc “hành quân”đầu tiên trong đời binh nghiệp tại làng 13Bis. Hình ảnh những thi hài dù được thu lượm về hay còn nằm phơi mình dưới nắng mưa ngoài trận địa, hoặc được chôn vùi một cách đơn sơ trong rừng sâu khiến tôi tự hỏi tất cả những hy sinh của họ đã được đền bù xứng đáng chưa? Đem thể xác yếu như “cây sậy” của họ thách thức bom đạn, để phục vụ một lý tưởng nào quá xa xôi và mơ hồ, liệu có tàn nhẫn không? Những danh hiệu, những mỹ từ, những truy phong, truy tặng v.v có đủ để đánh đổi mạng sống của họ hay chăng? Dù gì đi nữa, một điều chắc chắn là thân xác những người đã hy sinh ấy nay đã thành “cát bụi”…Và không biết ba mươi năm chiến tranh Việt Nam 1945-1975 mà nhiều người gọi là cuộc chiến tranh “phúc đức”, có bao nhiêu triệu người dân Việt trở thành cát bụi ?
04 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 23951)
"Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." Ray Bradbury phát biểu câu trên cách đây mới có 24 năm khi trả lời phỏng vấn của Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993)
15 Tháng Hai 20182:18 SA(Xem: 26803)
Trong y khoa, khi khảo sát não trạng vô thức của đám đông, qua nghiên cứu hành vi/ behavior của loài cá, khoa học gia Đức đã làm một thử nghiệm: thả một con cá bị huỷ não bộ vào một hồ cá, không có gì ngạc nhiên là con cá ấy mất định hướng bơi tán loạn, nhưng điều kỳ lạ là đàn cá lành mạnh thì lại ngoan ngoãn bơi theo con cá mất não ấy. Phải chăng "thử nghiệm hành vi" của nhà khoa học Đức, đã phần nào giải thích hiện tượng cả một dân tộc Đức văn minh đã có một thời kỳ nhất loạt tuân theo một lãnh tụ như Hitler xô đẩy cả thế giới vào lò lửa của cuộc Thế chiến thứ Hai.
12 Tháng Giêng 201812:14 SA(Xem: 9535)
Trước Bạc Liêu, tỉnh duyên hải Bình Thuận cũng đã có nhà máy điện gió tại huyện Tuy Phong, quy mô nhỏ hơn gồm 20 trụ turbin điện gió với công suất 30 MW. Bình Thuận, còn có dự án Điện gió trên đảo Phú Quý với 3 trụ turbin công suất 6 MW. Về khai thác điện gió, Bình Thuận là tỉnh "đi trước về sau" so với tỉnh Bạc Liêu nơi ĐBSCL. Hiện có 5 nhà máy điện gió đã đi vào hoạt động ở Việt Nam với tổng công suất 160 MW, tuy chậm và sơ khai nhưng nhiều hứa hẹn, sẽ cùng với điện năng mặt trời dần thay thế cho nguồn điện than gây ô nhiễm khủng khiếp.
01 Tháng Giêng 20181:14 SA(Xem: 24690)
Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.