- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIÃ BIỆT VŨ ÁNH

15 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36430)


a_vuanh_2-uyen_nguyen-content

 Nhà báo Vũ Ánh- ảnh Uyên Nguyên


“Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.”

 

Thêm một mất mát đột ngột, thêm một nỗi buồn hoang mang, thêm một câu hỏi không bao giờ được trả lời: Tại Sao?

 

Tôi không quen Vũ Ánh, biết chỉ là biết một cái tên, nhưng ông Vũ Ánh là một hình ảnh, một cá tính mạnh mẽ khó thể làm ngơ nếu thường xuyên theo dõi báo chí. 

 

Cuộc đời của ông giàu có, hẳn nhiên, dù cái giàu có của ông là điều tôi chả bao giờ dám mơ: phóng viên chiến trường sống với lằn tên mũi đạn, tù cải tạo nơi địa ngục trần gian, lêu bêu phó thường dân trong xã hội cộng sản, và, tiếp tục làm báo với tiếng nói độc lập nơi không có súng đạn nhưng chữ nghĩa cũng mang giáo gươm và nghề làm báo ít tiền nhiều hệ lụy.

 

Vũ Ánh có lối viết rất mạnh mẽ, có lúc đọc ông phải thấy xây xẩm mặt mày vì cảm nghĩ bị ông thách thức và bêu riếu châm chọc. Đó là những vấn đề liên quan đến tư cách người lính, người dân; đó là vấn đề của suy nghĩ đứng đắn với lương tâm và trí thức phải có. Đôi lúc tôi cảm thấy bực mình, vì nghĩ rằng Vũ Ánh đã trả đủ nợ với cuộc đời của một “chàng trai nước Việt” nên có giọng kiêu căng. Nhưng, đọc và đọc lại những gì Vũ Ánh viết, tôi thường phải suy xét lại vấn đề, thường là phải lật ngược lại mọi nghĩ suy đã có đã nghe đã biết để hiểu mạch suy nghĩ của Vũ Ánh. Và, cho dẫu bị sốc vì cách nói mạnh mẽ ấy, tôi thường thấy mình đồng ý với những ý kiến của Vũ Ánh nhiều hơn là bất đồng.

 

Gọi là hội nhập, thì Vũ Ánh có tính cách của người làm truyền thông nơi đất này là luôn nói tiếng nói độc lập của mình cho dù đối chọi với đám đông. Gọi là trí thức, thì Vũ Ánh luôn khơi gợi một suy nghĩ cho vấn đề đặt ra. Tôi đòi hỏi gì hơn nơi một nhà báo?

 

Sống trọn vẹn đời mình như đã muốn, phải là, điều ấy đẹp như một bài thơ dù là bài thơ đắng. Xin mượn lời Vũ Hoàng Chương tiễn một nhà thơ để giã biệt Vũ Ánh:

 

Người thơ nằm xuống đó hiên ngang

Như một câu thơ trắng thẳng hàng

Đẩy mãi bàn chân tìm đất đứng

Ngoài ba chiều cũ sắp tan hoang.

 

 

Lưu Na

03/15/2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 36830)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 39071)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 39888)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 38784)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 46041)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 39199)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...
18 Tháng Tám 20152:21 SA(Xem: 37512)
“ Nói về Nhục Cảm, thì có thể biểu đạt như một cảm giác hưởng thụ.” Cô bạn tôi, sau khi cái miệng xinh đã thỏa mãn chừng vài thỏi chocolate, liền phán tiếp, “ Miếng Chocolate đầu tiên là Thiên đàng, miếng thứ tư thì vẫn còn ngon, nhưng đến miếng thứ mười lăm thì có thể gần như vô vị.
12 Tháng Tám 20153:54 SA(Xem: 35111)
Dù ai có nghệ sĩ tính tận mây xanh, vốn coi tiền chả ra gì, chắc cũng có lúc phải lúng túng im lặng, khi vắng nó. Ít tiền mà để anh bạn mới quen bao cho bữa nhậu lớn hai người, để nợ mãi một bữa nhậu, thì chắc chừng nào bao lại được thì mới dám bè bạn tiếp với người ta. Ít tiền sao dám rủ rê ai, không rủ không đến với ai thì có ai chơi với mình.
12 Tháng Tám 20153:27 SA(Xem: 37082)
Thời đó, và có thể còn đậm nét ở thế hệ của tôi (1940), văn nghệ, văn chương theo định nghĩa của Xuân Diệu là “run với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Mây gió trăng, sao, bầu trời xanh biền biệt vẫn là những đề tài muôn thưở của văn hoá, văn học. Thiên nhiên vẫn mãi là cái nền để thị hiện sự hiện hữu và tâm cảm của con người. Cái vở tuồng đời sống cần có mộït sân khấu để người ta yêu nhau, ghét nhau, ham muốn, thù hận, chiến tranh. Mặt trời lên, mang hơi ấm và sự bao bọc yên bình, đêm về với niềm đe doạ nhưng cũng đầy quyến rũ của một vũ trụ thăm thẳm “thiên la địa võng” vây bủa chung quanh.
04 Tháng Tám 20151:25 SA(Xem: 36204)
“ Tôi nhìn người đàn bà qua lớp gương mờ - tái nhợt như một cái xác chết di động. Gương mặt người đàn bà còn tinh tươm những trăn trở, héo úa. Cơn hoảng loạn còn in sâu vào đồng tử, nó trao tráo như mắt của một con cá đang mắc vào chiếc lao móc.”