- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƯỚC MẮT NỢ NẦN

27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120509)


sg_1975-content

 Evacuation_SG April 29-1975_ AP photo


Năm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.

 

Năm sau đã quen, cũng có lúc tôi xem TV. Tôi tình cờ ghé mắt vào một phim tài liệu cũ để phải khóc. Đó là cảnh bom đạn đổ xuống miền Bắc khiến nhà cửa nát tan, trẻ thơ lập tức mồ côi, và sau đó là sự đói kém. Tôi khóc trước những ánh mắt thơ dại. Tang thương của chiến tranh đâu phân kẻ thắng người thua. Trở lại trường học, tôi thấy đằng sau những nghi kỵ e dè của chúng tôi hình như cũng có mặc cảm bối rối của những bạn thanh niên đoàn viên của phe chiến thắng. Bạn Vũ thị Phát Minh mang cho tôi một phát minh mới. Đó là dù liệt kê đủ thứ, Cộng Sản, Vô Sản, Bần cố nông, vân vân, tiểu tư sản Hà nội vẫn là tiểu tư sản. Bạn mặc quần bộ đội áo sơ mi trắng tóc thắt bím và môi mím lại mỗi khi chúng tôi hỏi một điều gì về miền Bắc; không giống chúng tôi tí nào nhưng bạn vẫn rất đẹp và ý tứ gọn gàng. Da bạn trắng hồng, mắt trong sáng tinh anh, và bạn không thể không lễ phép, cái lễ phép của tiên học lễ hậu học văn thuở Tràng An. Như có cái gì conflict, bạn, người của vô giai cấp, luôn trả lời với thầy cô rằng “em thưa thầy/cô rằng…” mỗi khi được gọi, khác với bạn Hồng Vân thường nói lí nhí cái gì đó không rõ tiếng rõ lời bộc lộ cái gốc quê mùa mộc mạc. Tôi bắt đầu thương những mái đầu xanh cùng trang lứa với mình. Tôi lại phải khóc, khi một trong những bạn học bị trúng tuyển đi chiến trường miền Tây, như xưa tôi đã phải khóc lính tử trận trong gia đình.

 

Sang Mỹ, tôi càng ngậm ngùi khi đọc lá thư anh bộ đội gửi đến cô em, “em đi rồi để lại trong anh chỉ còn ảo vọng…” Nước mắt ai cũng mặn. Là người, chúng ta khóc cho nhau, với nhau.

 

Nhưng những giọt nước mắt của tôi cho người lính Cộng Hòa dường như thêm nhiều thêm đậm, theo với tuổi đời. Cuộc chiến đã xa, mất mát thôi đã thành sẹo, sao tôi phải khóc hằng năm? Radio lại đọc những bài tưởng niệm, phát thanh những lời chứng. Xướng ngôn viên ngày thường cười cợt lung tung vẫn nghẹn giọng. Và tôi cùng những bạn đồng nghiệp vẫn chảy nước mắt. Tôi khóc khi Phan Nhật Nam, đã từng lao vào lửa đạn chiến tranh không cầm được sống chết của mình, lại phải thấy guilty vì còn sống. Tôi khóc, vì biết có những người đàn bà thà chết hơn là bỏ đất bỏ quê bỏ công sự chiến đấu dang dở của người chồng vừa ngã xuống. Tôi khóc, vì lời nhẹ như gió thoảng, “phải mười lăm năm sau cô mới gặp lại chú.” Tôi khóc vì những cái chết vô danh. Họ không biết tôi là ai nhưng đã chết cho tôi. Họ không biết tôi có yêu quê hương của tôi hay không, nhưng họ chết để bảo vệ quê hương ấy, và khi chết họ thốt câu vĩnh quyết tôn vinh quê hương ấy. Tôi không những nợ họ một mạng sống một chuỗi đời, tôi còn nợ họ niềm hãnh diện dẫu là người bại trận, niềm hãnh diện là công dân nước Việt Nam Cộng Hòa mến yêu. Họ chỉ là những con người dung tục như tôi, nhưng họ nhắc tôi nhớ chén thuốc độc của Phan Thanh Giản, cái chết của Hoàng Diệu, của Bùi thị Xuân, của Nguyễn thái Học. Tôi đã khóc, chắc là vẫn khóc mãi dẫu khi qua kiếp khác. Mai mốt đầu thai, biết tôi có nhớ vì sao mình khóc.

 

Lưu Na

04/27/2012


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 86371)
N hư nhiều người, khi đọc bài “Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang” của Phùng Quán, chúng tôi rất xúc động. Cụ là một người xuất sắc về đủ mọi lãnh vực: văn chương, khoa học, chính trị, thông thạo nhiều thứ tiếng, mà suốt hơn 50 năm qua đã bị đọa đầy đến cùng cực...
08 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97624)
... Ở đây các nhà thơ đều phải bỏ tiền ra in thơ. Mà họ có giầu gì cho cam. Phải dành dụm từng đồng, bớt xén tiền ăn của cả nhà, có khi đến mấy năm mới in được tập thơ. Mà in rồi chỉ đem đi tặng cũng đủ hết hơi. Thì ra trên thế gian này, thơ văn sinh ra để làm vất vả cho con người...
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 28238)
Khách sạn VIBE ở ngay góc đường Goulburn và Elizabeth. Buổi sáng lúc tôi xuống phòng tiếp tân đẩy cánh cửa kính bước ra đường trời mưa lất phất và lạnh. Cái lạnh làm tôi khựng lại vài giây dưới mái hiên khách sạn. Tôi sực nhớ là mình không mặc đủ áo ấm. Thời tiết vùng này thật khó đoán.
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 28571)
Mình có cái tính thích khoe khoang, rất đặc trưng của nơi mình sinh ra. Khi đã vào Nam, cái tính cách ấy, cũng không vì thế mà vơi đi. Hồi mới chuyển qua bên này ở, bạn bè gọi điện, gào lên trong máy điện thoại: Má ơi, sao ở xa vậy má ơi.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90762)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86958)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91166)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89203)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98530)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96267)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL