- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phỏng Vấn Đặc Biệt Giáo Sư/tiến Sĩ Anatoli Sokolov

01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 102019)

w-final3-hopluu92-98_0_300x197_1Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam. Ông là tác giả nghiên cứu Việt Nam và Quốc Tế Cộng Sản, đã được chuyển dịch qua Việt ngữ, xuất bản tại Hà Nội năm 1999 (dù bản dịch không được nhuyễn và chính xác). Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới nói về hơn 50 du học sinh Việt Nam đã đến Nga từ năm 1923 tới thập niên 1930.

Giáo sư Sokolov từng qua Mỹ du khảo hai lần, tại Indochina Archive, UC-Berkeley, Oakland, California và Trung Tâm Việt Nam thuộc Đại học Texas Tech ở Lubbock, Texas dưới sự bảo trợ của cố học giả Douglas Pike. Qua giao tình với Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, Giáo sư Sokolov đồng ý cho Hợp Lưu phỏng vấn về những biến cố mới nhất ở Việt Nam trong tháng 11/2006, mà ông có dịp viếng thăm nhân dịp dự Hội thảo văn học quốc tế ở Hà Nội.

Hợp Lưu trân trọng giới thiệu với quí văn hữu và độc giả bốn phương ý kiến của Giáo sư Sokolov. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai được phổ biến những nghiên cứu giá trị của ông về Việt Nam, đặc biệt là bài Tham luận về liên hệ văn học Việt-Nga mà ông mới phát biểu tại Hà Nội.

Tạp chí Hợp Lưu

 

 

 

 

Hợp Lưu: Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao quốc tế, Việt Nam đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 21 lãnh tụ các quốc gia tại Hà Nội. Chủ đề chính là việc hợp tác kinh tế vùng Thái Bình Dương. Xin ông cho biết cảm tưởng chung về Hội nghị này?

 

Anatoli Sokolov: Thật là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh như thế. Một mặt, đối với Việt Nam đây là một khả năng giới thiệu với thế giới những thành tựu kinh tế và xã hội trong 20 năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có uy tín cao trong khu vực Đông Nam Á, cho nên có thể cầu vọng đóng vai trò của một nước thủ lĩnh (leader) trong khu vực này. Nói chung, Việt Nam đã tổ chức hội nghị quốc tế này rất tốt.

 

HL:. Là một học giả/chuyên gia Nga về Việt Nam, quen biết sâu rộng với các chuyên gia Việt Nam, ông có thể tóm lược quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin? Tổng thống George W. Bush? Và, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào? Theo sự đánh giá của ông, ai được "hoan nghênh?" Ai được "nhiệt liệt hoan nghênh?".

 

AS: Mục đích chung của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những vị lãnh đạo khác là gặp nhau và trao đổi về những vấn đề chính trị và kinh tế nóng hổi trên thế giới và trong khu vực này, thảo ra những triển vọng hợp tác trong những năm sắp tới, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Putin xác định lại rằng nước Nga vẫn có lợi ích ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục hợp tác, trước hết trong lĩnh vực năng lượng. Có thể nói rằng sau nhiều năm nước Nga thực sự trở về vào Việt Nam.

Cuộc thăm viếng của Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ và Việt Nam phải xây dựng mối quan hệ đa phương, xuất phát trước tiên từ những lợi ích chung hiện nay và tương lai, rằng những vấn đề quá khứ đã ôn hòa rồi.

Cuộc thăm viếng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chứng minh rằng mối quan hệ Trung – Việt là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng có lịch sử chung lâu đời. Như mọi người đều biết, lịch sử này vẫn tiếp diễn.

Theo tôi, cuộc thăm viếng của đoàn Mỹ được phía Việt Nam (giới chính thức) nhiệt liệt hoan nghênh. Và cái đó dễ hiểu, bởi vì đối với Việt Nam việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là một sự kiện và thắng lợi rất quan trọng. Xin nêu lên một chi tiết như sau. Tổng thống Bush đã bắt đầu thăm viếng chính thức Việt Nam 2 ngày trước khi Hội nghị APEC khai mạc, cho nên toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Bush ở Việt Nam là tương đối dài. Trong khi đó, toàn bộ thời gian lưu lại của Tổng thống Putin ở Việt Nam chỉ có 3 hôm, kể cả 1 ngày thăm viếng chính thức.

Nếu nói về tình cảm của quần chúng thì chính là Tổng thống Putin được nhiệt liệt hoan nghênh từ phía nhân dân Việt Nam.

Theo tôi, chính quyền Việt Nam cũng rất chú trọng đến mối quan hệ với Nhật Bản, coi nước này là một đối tác hết sức quan trọng, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những lĩnh vực khác nữa.

 

HL: Báo chí thế giới nói về sự khác biệt giữa Nga và Mỹ về vấn đề Trung Đông, nhất là vấn đề trừng phạt [sanctions against] Iran. Theo dư luận Nga, có sự tiến triển nào trong việc thâu ngắn sự khác biệt Nga-Mỹ nói trên?

 

A.S.:Theo tôi, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ("mặc cả") với nhau về vấn đề Iran. Nga vẫn sẽ tiếp tục chống lại trừng phạt Iran. Một trong những lý do của thái độ như vậy là như sau: Nga muốn tiếp tục xây dựng những công trình công nghệ cao ở Iran, trước hết bởi vì (1) đây là những đơn đặt hàng cho các xí nghiệp Nga, (2) ở nước Nga hiện nay không có điều kiện (nhu cầu) xây dựng những công trình tương tự.

 

HL: Thật là một trùng hợp đáng chú ý: Việt Nam chính thức vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006. Mười hai ngày sau, Nga và Mỹ cũng ký thỏa ước chấp nhận Nga vào WTO. Theo ông, gia nhập WTO có lợi gì cho Việt Nam? Cho Nga? Và, có những thách thức nào trong tương lai?

 

A.S.:Việc gia nhập WTO một mặt là quá trình khách quan trong bố cảnh toàn cầu hóa (globalization). Nói chung việc Việt Nam (và sau này nước Nga) hội nhập kinh tế thế giới là điều tốt. Mặt khác, nó đặt nhiều vấn đề hết sức khó khăn với các nước – thành viên mới của tổ chức này: chẳng hạn, nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam (sau này Nga) sẽ phát tiển trong tương lai như thế nào, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (sau này – hàng hoá Nga) trên thị trường quốc tế sẽ ra sao? Ở nước Nga các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp sẽ vấp phải nhiều khó khăn sau khi Nga gia nhập WTO. Cái gì có lợi, cái gì có hại thì phải chờ thời gian mới biết rõ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 16627)
Ly Hoàng Ly là khuôn mặt đầu tiên, trong số những khuôn mặt văn nghệ trẻ xuất hiện những năm gần đây, đang tự xác định mình qua tác phẩm nghệ thuật, mà chúng tôi giới thiệu.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 14202)
Đỗ Hoàng Diệu sinh ngày 5/2/ 1976 tại Thanh Hoá, đỗ cử nhân luật và cử nhân báo chí. Làm việc tại Hà Nội. Xuất hiện lần đầu trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Hợp Lưu số 74 (tháng 12/2003- 1/2004), rồi liên tiếp: Những sợi tóc màu tang lễ (HL 75), Cô gái điếm và năm người đàn ông (HL 76), Bóng đè (HL 78), Dòng sông hủi (HL 80) và Vu quy (HL 82).
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 13981)
Lúc bấy giờ tôi cũng ở quân đội về tiếp quản thủ đô, tôi phụ trách một đoàn văn công. Lúc bấy giờ văn công quân đội chia làm ba đoàn: Thủ đô, Khu ba và Khu bốn. Tôi phụ trách đoàn 1, về tiếp quản Hà Nội. Trong giai đoạn đầu cuộc tiếp quản thủ đô -độ 3 tháng- thì lúc bấy giờ việc làm thơ của tôi cũng không tiến hành được bao nhiêu, bởi vì công việc của đoàn văn công choán khá nhiều thời giờ. Nhưng đến Tết, cái Tết năm 1955 sang 1956, tôi và anh Lê Đạt bàn nhau là bây giờ ta phải tiến hành một cuộc đổi mới thơ đi
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 12306)
Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã đến với chúng tôi từ cuối năm 1984, khi trở lại lần đầu, sau 30 năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa hề cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng, không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 14986)
Thực tế gần như bất biến là chính sách văn hóa của nhà nước, một chính sách vẫn còn ngăn cấm tự do tư tưởng và sáng tác. Vì thực tế ấy, những người muốn tìm hiểu về sáng tác thơ trong nước gặp khó khăn. Tôi hình dung đó là một tảng băng thạch, chúng ta chỉ thấy được phần nổi. Thỉnh thoảng chúng ta đọc được một tập thơ của Đặng Đình Hưng, hay gần đây thơ Phùng Cung hoặc nhật ký Trần Dần vừa được công bố, ngoài ra còn biết bao tác phẩm hay khác vẫn còn nằm trong bóng tối.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 11800)
Trong các tài liệu chính thức, lớp đấu tranh Thái Hà được gọi là hội nghị: "Đầu năm 1958, có hai cuộc hội nghị của anh chị em công tác văn nghệ, nghiên cứu nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng Cộng Sản Việt nam, kết hợp với hai bản tuyên ngôn và tuyên bố của hội nghị các đảng Cộng Sản và các đảng công nhân họp ở Mạc Tư Khoa, cuối năm 1957. Hội nghị đầu, tháng 2 năm 1958, gồm có 172 người dự. Hội nghị sau, tháng 3 năm 1958, gồm có 304 người dự.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 12914)
Tôi có một người bạn mà anh ta làm cán bộ cao cấp trong chính quyền hẳn hoi, anh ta nói với tôi cứ mỗi buổi chiều, sau khi tan sở hoà mình vào phố phường đông đúc của Hà Nội, anh lại thấy cô đơn, lạc lõng khủng khiếp. Và có lúc cô đơn đến cùng cực, anh ta đã tìm đến cái chết.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 11336)
Trong một bài in trên Đông Pháp Thời báo, số ra ngày 1/9/1928 giữa thời Pháp thuộc, Phan Khôi viết: “Ở vào thế kỷ XX là thế kỷ mà thiên hạ làm phách hô lớn lên hai chữ tự do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản. Bỗng dưng nghe đến hai chữ “cấm sách” thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 12862)
Đêm giao thừa Bính Tuất chúng tôi có dịp nói chuyện văn nghệ tản mạn với nhà thơ Lê Đạt, và như thường lệ, nhà thơ luôn luôn có những ý kiến độc đáo, những kinh nghiệm thực tiễn, những nhận định sâu sắc về tình hình văn học nói chung và những người viết trẻ nói riêng. Chúng tôi ghi lại buổi nói truyện này (đã phát thanh trên đài RFI ngày, 28/1/2006) để gửi đến bạn đọc Hợp Lưu.