- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“EM &TRỊNH” LIỆU CÓ ĐOẠT GIẢI “CÁNH DIỀU” CỦA HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM?

04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 6152)

 EM-tcs

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

“EM &TRỊNH” LIỆU CÓ ĐOẠT GIẢI “CÁNH DIỀU”
CỦA HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM?

 

Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!

Bộ phim được quay hết sức công phu về tạo dựng - tái hiện bối cảnh, về phục trang, diễn xuất, thể hiện bài hát, âm thanh… được thực hiện bởi các nhà tổ chức sản xuất chuyên nghiệp khiến người làm điện ảnh VN nhiều thế hệ phải nghiêng mình kính nể! Cũng chính vì vậy mà nhiều người trong nghề cảm thấy tiếc cho phim, khi bộ phim công phu này đã không đạt được cái điều mà các tác giả mong muốn & khán giả mong đợi…

Ngay từ cái tên phim và cách khai thác xử dụng tư liệu đời tư cả những nhân vật còn sống vào cấu trúc truyện phim, khán giả thấy rõ là người làm phim đã cố gắng xây dựng những “thiên tình sử” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhằm cái đích tối thượng là câu khách, và dùng các nhạc phẩm của ông để minh chứng cho cái chuyện tựa huyền thoại song có thực: “từng người tình bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ”… Nhưng nếu là cái đích Chân dung thực sự thì đã bị phá sản! Người xem phần đông đã bị cái ma mị của nhạc Trịnh vốn đã quen thuộc cuốn đi theo cảnh phim, chỉ sau khi thôi bị âm thanh KTS hiện đại quyến rũ rồi mới ngớ ra: đâu phải thế, Trịnh đâu có những chi tiết tình ái bịa đặt như thế, người sống sờ sờ kia kìa, sao lại làm vậy!? Nhà sản xuất phim “E&T” tuyên bố với báo chí: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã khẳng định và còn ghi rõ trong phim “Lấy cảm hứng từ nhân vật có thật”, chỉ lấy cảm hứng và kể câu chuyện bằng ngôn ngữ điện ảnh chứ không copy y nguyên sự thật ngoài đời vào trong phim!” Nhưng họ đã làm ngược với tuyên bố nọ, dẫn đến những kiện cáo đáng buồn tới nay chưa chấm dứt!

Trong khi đó, khán giả quen xem phim và khán giả chưa quen xem phim (cũng chưa thông thạo thủ pháp làm phim) lại hy vọng những tình khúc của Trịnh đã hé lộ một cách chân xác và đầy rung cảm đời sống tâm hồn ông ra sao - cái tâm hồn vật vã trước những lằn ranh nghiệt ngã của đời sống mà lắm khi Ái tình, sự thất tình chỉ là cái cớ cho ông bộc lộ nỗi bi thương, niềm xót đau cho số phận Con người. Điều đó mới tạo ra sự bất hủ cho tác phẩm của ông! Bộ phim dường như chỉ tập trung miêu tả đời sống Tình Ái của ông, nỗi thất tình của ông - dù ông có buồn cho sự đổ vỡ và “từng người tình bỏ ta đi”, nhưng nếu thế đã vô tình hạ Trịnh xuống thành một nhạc sĩ Tình ca bình thường.

Mấy chục năm trước, các rạp - bãi chiếu bóng nước ta có chiếu một bộ phim Áo đen trắng kể về cuộc đời nhạc sĩ thiên tài Áo Franz Schubert, phim "Bản giao hưởng dang dở" (nguyên tác: La symphony inachevée); gần cuối phim, sau khi cô người yêu buộc phải ngậm ngùi chia tay với Schubert vì gia đình phản đối quyết liệt, cô nói trong nước mắt: "Đừng buồn anh ạ, bởi một người như anh có cái mà những người khác không có, đó là sự bất tử..." Lời động viên đó hẳn không thể làm vợi nỗi buồn của chàng nhạc sĩ nghèo, anh ngơ ngác đi lang thang trên con đường đất chìm ngập trong biển lúa mỳ. Ngay sau đó, chồng hình chuyển cảnh sang người nhạc sĩ bước từng bước lên bậc thang Nhà thờ, và "Bản giao hưởng dang dở" nổi tiếng bắt đầu dâng lên, cùng với những dòng chữ phim cuối xuất hiện cho đến khi hết bản nhạc…

Phải chăng nhạc sĩ TCS khi hình thành các nhạc phẩm “Biển nhớ”, “Diễm xưa”, “Hạ trắng”… cũng từng sống trong nỗi buồn tuyệt vọng về Tình yêu dang dở, Khát vọng đang tìm kiếm, Sự nghiệp còn mờ mịt, Cuộc sống như “Hố thẳm” (chữ của Phạm Công Thiện)... Và ông đã nhớ tiếc về những gì tốt đẹp đã có và cần phải có trong cõi đời phù du đương ngập tràn khói đạn, sự giết chóc, nỗi hận thù; ông mượn giọt mưa tủi hờn, biển động, ngọn liễu rủ, tiếng gió lộng… để bộc lộ “nỗi sầu hoang vu” của mình.  Bác tôi, cố nhạc sĩ Lê Lôi có lần bảo: “Đã mang danh nhạc sĩ thì phải có sáng tác khí nhạc; nhưng với trường hợp TCS thì khá đặc biệt, TCS sẽ sống lâu dài trong lòng người Việt chỉ với danh nghĩa nhạc sĩ của ca khúc. Ca khúc của ông khác biệt với tất cả các dòng ca khúc, tất cả các nhạc sĩ khác - trong mélodie (giai điệu) lẫn ca từ. Chính bác cũng đang tự hỏi mình xem cái khác biệt đó là gì?…”. Tôi thiển nghĩ, cái khác biệt đó phải chăng nằm ở chỗ: toàn bộ tình ca của Trịnh chứa đựng nỗi cô đơn ngậm ngùi, sự nuối tiếc thầm lặng, niềm xót xa cho vẻ đẹp và mơ ước cứ mỗi lúc một lùi xa - giữa một thời kỳ đầy xáo động khiến nhân tính bị méo mó biến dạng đến thê thảm mà bản thân người nghệ sĩ tôn thờ cái Đẹp chưa thể lý giải nổi…

Còn trong “Em &Trịnh”, nhiều trường đoạn phim, cảnh phim rất công phu đã chỉ cho thấy một chàng trai tài hoa đau khổ, thất tình, lặn ngụp trong cô đơn cô độc khi không giải thoát được cho người mình yêu… Trên cái nền ý tưởng và cấu trúc phim như thế, những trường đoạn phim nói về âm nhạc Trịnh “dấn thân” vào cuộc sống hôm qua & hôm nay sẽ trở thành những đoạn phim lắp ghép, minh họa một cách lộ liễu, chúng không thể “đọ” nổi những cảnh phim ướt át về Tình yêu chớm nở, Tình yêu tuyệt vọng, Tình yêu dang dở mà người làm phim đã kỳ công xây dựng trước đó!

Thêm một điều tiếc nuối nữa: giá mà nhân vật Trịnh lúc lớn tuổi cũng do chính nhân vật đó lúc trẻ thủ vai (với nghệ thuật hóa trang hiện đại, đó là chuyện dễ dàng); còn nghệ sĩ Trần Lực có lẽ ở vai trò người đứng sau ống kính máy quay chỉ đạo diễn xuất sẽ phù hợp hơn trong việc hóa thân vào TCS thời ông đã nổi danh toàn quốc và sang cả đất nước Mặt trời mọc khiến một cô gái Nhật mê ông, chấp nhận lời cầu hôn của ông - như hư cấu của phim. Một sự hư cấu khiến đại diện của  bà Michiko Yoshii - người được mượn hình ảnh thể hiện trong “Em & Trịnh” - đã gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất xin lỗi công khai, bởi “Đây là hành vi không chỉ xâm phạm đến quyền dân sự của giáo sư Michiko mà còn xâm phạm đến bí mật cá nhân, quyền thân nhân của cố nhạc sĩ”…

 

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 20215:05 CH(Xem: 13555)
Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
17 Tháng Tư 202112:36 SA(Xem: 11134)
Trong cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, của Trần Mai Hạnh (đăng nhiều kỳ trên tuần báo Văn Nghệ từ số 12 ra ngày 18.3.2000), tác giả tưởng tượng ra cuộc đối thoại như sau giữa Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân đoàn 1 và viên Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà nẵng: “An Phran-xít xộc vào giữa lúc Trưởng đang hối thúc đám tay chân thân tín tiêu hủy tài liệu. Thấy An Phran-xít, Trưởng không trịnh trọng bước tới bắt tay như mọi khi mà chỉ cất tiếng chào: - Xin chào Ngài Tổng lãnh sự! Tôi tưởng Ngài đã ra đi. - Sân bay hỗn loạn. Không một máy bay nào lên xuống được. Người của tôi đi chưa hết. Không một ai giúp tôi. Tôi phải can thiệp và tụi lính của ngài đã xông vào hành hung tôi.
15 Tháng Tư 202112:16 SA(Xem: 11297)
Trong số những «thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa» ..., tất nhiên có cả ngày 30 tháng 4 năm 1975. Do đó, xác định lại nó như ngày thất bại chính trị văn hoá bi thảm nhất của lịch sử dân tộc, chính là góp phần giải ảo một huyền thoại nguy hại, thức tỉnh những ai còn chút lương tri để suy nghĩ một cách thực tế và trách nhiệm về tương lai đất nước. Đây không thể là một chiến thắng chính trị, vì sau đó đất nước trở lại mô hình Bắc thuộc tưởng đâu đã vĩnh viễn trôi qua, dân tộc bị phân hoá trầm trọng thành bao mảnh đối kháng (Bắc / Nam, cai trị / bị trị, trong nước / ngoài nước, trong đảng / ngoài đảng). Đây cũng không thể là một chiến thắng văn hoá khi kẻ cầm quyền đã tự tay tổ chức sự tụt hậu về mọi mặt của quốc gia (giáo dục, y tế...), phá hủy nền đạo lý cổ truyền thoát thai từ các đạo giáo toàn nhân loại mà không thay thế nổi bằng bất cứ chủ trương, chính sách giáo điều nào.
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 12001)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 11472)
Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy!
09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13467)
Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.
26 Tháng Giêng 20218:20 CH(Xem: 12812)
Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 13676)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
26 Tháng Mười 202011:50 CH(Xem: 13233)
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
20 Tháng Mười 202010:35 CH(Xem: 12357)
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.