- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Không Gian Sống Và Ngôn Ngữ Hội Hoạ Của Lê Thánh Thư

28 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 27002)

ltt-livingspace_0_300x123_1

Khi chọn chủ đề của tranh là "không gian sống" (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác, đã xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với sự vật, với cuộc sống, những gì đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở trước mắt, ở chung quanh và cả trong tâm hồn.

Hướng cái nhìn vào thế giới, vào cuộc sống ở chung quanh là tất yếu đối với những ai làm công việc sáng tác nghệ thuật. Nhưng chọn một vị trí, một cách nhìn để soi sáng sự vật,để truy tìm ý nghĩa, và từ đó tìm ra cách thể hiện, tìm ra ngôn ngữ riêng cho nghệ thuật của mình, lại là nỗ lực cá nhân trong ý thức sáng tạo của Lê Thánh Thư.

Cái " không gian sống" của Lê Thánh Thư thực ra không rộng lớn, bao la như khi người ta nghĩ về một thế giới của con người trên hành tinh trái đất, một hành tinh giữa muôn triệu hành tinh trong vũ trụ. Cái " living space" của anh chỉ thu hẹp trong bầu không khí anh hít thở, trong thế giới anh bắt gặp, nghe nhìn, sờ mó, nắm bắt để mơ mộng, tư duy, vui, buồn, cười, khóc.Trong thế giới đó có hoa lá, cây cỏ, ruộng vườn, sông núi, chim chóc, thú vật, có đô thị, phố phường, hàng quán, cờ quạt, đèn đóm, biển hiệu.Và con người…con người…những bóng dáng, những hình hài, những thân thể. Con người được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả góc tối nhất trong tâm hồn. Con người được khắc chạm lỗ chỗ, méo mó, liêu xiêu, mờ nhạt…những bóng ma…Con người được mã hóa thành những ký hiệu, những đường, những vạch. Đây là thế giới không rạch ròi, không hoàn chỉnh, rối rắm. Cái thế giới đó phức tạp nhưng cũng đơn điệu, ồn ào nhưng cũng tĩnh lặng.Vì,đối với Lê Thánh Thư, có thể tất cả chỉ là "still life".

Khi cuộc sống đang ở trên ranh giới giữa sống và chết, thì mọi thứ trở nên nhập nhằng, khó xác định không gian, thời gian, kể cả hình thể, màu sắc, bố cục. Lê Thánh Thư vẽ tranh trừu tượng.Nhưng trong "không gian sống", người ta khó xác định được tranh của anh hữu hình hay trừu tượng. – Trong sáng tác điều này không quan trọng, nhưng để hiểu tranh của Lê Thánh Thư, phải xét đến khía cạnh ngôn ngữ trong tranh của anh. Ngoài những bức tranh vẽ sen, có hình thể rõ ràng, những bức được đặt tên " living space", nhìn tổng thể có thể xem là tranh trừu tượng, nhưng soi kỹ vào từng họa tiết,ta thấy vô số hình người,vô số đồ vật. Những đàn ông, đàn bà, đứng, ngồi, gồng gánh, mua bán, những áo quần, xe ba gác, nhà thờ, thùng bộng, bàn ghế, những con số, những hàng chữ, những bia, cà phê, cơm phở, khoan cắt bê tông…Tất cả đều được lấy từ cuộc sống thực. Cái thế giới trừu tượng của Lê Thánh Thư ngày nào đã làm ta thích thú với những đường nét, màu sắc sinh động, huyền ảo, nay đang chuyển dần, lấy lại đường nét, hình thù của cuộc sống thực. Chỉ khác là hiện thực được đưa vào trong tranh ở dạng đơn giản, ước lệ, là những mẫu hình vẽ những con thú,những đồ vật thường thấy trong đời sống văn hóa dân gian.Ngay cả con người hay những đồ vật lớn như nhà thờ cũng được anh đưa vào trong tranh dưới dạng giản lược bằng một vài nét sắc nhọn,không phải là những hình thể thường thấy trong hội họa mà chỉ là những ký hiệu.Trong "không gian sống", Lê Thánh Thư cũng không sử dụng nhiều màu sắc. Đen, trắng, đỏ là ba màu chủ đạo trong tranh của anh. Thỉnh thoảng anh mới sử dụng một mảng lớn màu đỏ, vàng, hoặc màu xám nhạt, nhưng chỉ để làm nền.Anh cũng sử dụng màu dưới dạng monochrome (đơn sắc). Trên thực tế khi vẽ đợt tranh "không gian sống", Lê Thánh Thư không chú ý đến hình thể,màu sắc và ngay cả bố cục tranh anh cũng tỏ ra dễ dãi một cách có dụng ý. Lê Thánh Thư thực sự đã không vẽ cái đẹp, nhưng những gì anh vẽ trong tranh là để hướng đến cái đẹp.Bức tranh không bộc lộ cái đẹp mà gợi mở, thúc giục ta hướng đến cái đẹp. Tranh trở thành biểu tượng, và là thông điệp truyền đến mọi người ý niệm chân- thiện-mỹ bằng thứ ngôn ngữ riêng của nó. Picasso, trong một lần trả lời phỏng vấn đã nói : "Mỗi tuyệt tác khi ra đời đều chứa bên trong nó một số cái xấu. Cái xấu đó là dấu hiệu cuả cuộc đấu tranh của người sáng tạo để được nói một điều mới bằng một phương thức mới" ( Chaque chef-d’oeuvre est venu au monde avec une dose de laideur en lui.Cette laideur est le signe de la lutte du créateur pour dire une chose nouvelle d’une facon nouvelle). Liệu Lê Thánh Thư có trải qua những trải nghiệm như thế trong sáng tác khi anh đưa vào tranh hình ảnh cuộc sống dưới dạng giản lược cao độ đến chỉ còn là những ký hiệu, khi tranh của anh vượt ra ngoài khuôn khổ ngôn ngữ hội họa thông thường? Có thể còn quá sớm để nói rằng Lê Thánh Thư đã khai mở một cung cách mới trong sáng tác mỹ thuật. Nhưng quả thực Lê Thánh Thư đã làm điều lạ thường khi đưa cuộc sống xung quanh mình vào tranh bằng thứ ngôn ngữ mang tính cách ký hiệu như thế.Cái thế giới được mô tả trong tranh của Lê Thánh Thư, do đó, có nội dung mang ý nghĩa truyền thông về cái đẹp đã bị khuất lấp,bị che giấu,cái đẹp khắc khoải trong tâm thức của ngưởi nghệ sĩ.

Với cuộc triển lãm tranh "không gian sống", Lê Thánh Thư đã ghi một dấu ấn sắc nét trên bước đường tìm kiếm sáng tạo của mình. Người xem tranh chia sẻ với anh những cảm xúc cuộc sống theo cách nhìn trần trụi nhưng rất thực của anh. Đối với Lê Thánh Thư cuộc sống vừa là mục tiêu vừa là chất liệu sáng tạo. Anh đã làm việc rất nhiều để tìm cho mình một con đường riêng trong sáng tác hội họa. "Không gian sống" đã mở ra cho anh con đường đó với những tín hiệu lạc quan. Nhưng để tất cả trở thành một giá trị cần phải có thời gian. Chắc chắn Lê Thánh Thư sẽ đạt được điều anh mong muốn.Vì anh giàu khát vọng sáng tạo.

HỒ TỊNH TÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106571)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96505)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 106578)
C hiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt, ... mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92121)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 107765)
Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai / Malaysian Institute of Maritime Affairs, đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự.
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 101281)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99692)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91706)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90074)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108544)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.