- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Không Gian Sống Và Ngôn Ngữ Hội Hoạ Của Lê Thánh Thư

28 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 26978)

ltt-livingspace_0_300x123_1

Khi chọn chủ đề của tranh là "không gian sống" (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác, đã xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với sự vật, với cuộc sống, những gì đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở trước mắt, ở chung quanh và cả trong tâm hồn.

Hướng cái nhìn vào thế giới, vào cuộc sống ở chung quanh là tất yếu đối với những ai làm công việc sáng tác nghệ thuật. Nhưng chọn một vị trí, một cách nhìn để soi sáng sự vật,để truy tìm ý nghĩa, và từ đó tìm ra cách thể hiện, tìm ra ngôn ngữ riêng cho nghệ thuật của mình, lại là nỗ lực cá nhân trong ý thức sáng tạo của Lê Thánh Thư.

Cái " không gian sống" của Lê Thánh Thư thực ra không rộng lớn, bao la như khi người ta nghĩ về một thế giới của con người trên hành tinh trái đất, một hành tinh giữa muôn triệu hành tinh trong vũ trụ. Cái " living space" của anh chỉ thu hẹp trong bầu không khí anh hít thở, trong thế giới anh bắt gặp, nghe nhìn, sờ mó, nắm bắt để mơ mộng, tư duy, vui, buồn, cười, khóc.Trong thế giới đó có hoa lá, cây cỏ, ruộng vườn, sông núi, chim chóc, thú vật, có đô thị, phố phường, hàng quán, cờ quạt, đèn đóm, biển hiệu.Và con người…con người…những bóng dáng, những hình hài, những thân thể. Con người được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả góc tối nhất trong tâm hồn. Con người được khắc chạm lỗ chỗ, méo mó, liêu xiêu, mờ nhạt…những bóng ma…Con người được mã hóa thành những ký hiệu, những đường, những vạch. Đây là thế giới không rạch ròi, không hoàn chỉnh, rối rắm. Cái thế giới đó phức tạp nhưng cũng đơn điệu, ồn ào nhưng cũng tĩnh lặng.Vì,đối với Lê Thánh Thư, có thể tất cả chỉ là "still life".

Khi cuộc sống đang ở trên ranh giới giữa sống và chết, thì mọi thứ trở nên nhập nhằng, khó xác định không gian, thời gian, kể cả hình thể, màu sắc, bố cục. Lê Thánh Thư vẽ tranh trừu tượng.Nhưng trong "không gian sống", người ta khó xác định được tranh của anh hữu hình hay trừu tượng. – Trong sáng tác điều này không quan trọng, nhưng để hiểu tranh của Lê Thánh Thư, phải xét đến khía cạnh ngôn ngữ trong tranh của anh. Ngoài những bức tranh vẽ sen, có hình thể rõ ràng, những bức được đặt tên " living space", nhìn tổng thể có thể xem là tranh trừu tượng, nhưng soi kỹ vào từng họa tiết,ta thấy vô số hình người,vô số đồ vật. Những đàn ông, đàn bà, đứng, ngồi, gồng gánh, mua bán, những áo quần, xe ba gác, nhà thờ, thùng bộng, bàn ghế, những con số, những hàng chữ, những bia, cà phê, cơm phở, khoan cắt bê tông…Tất cả đều được lấy từ cuộc sống thực. Cái thế giới trừu tượng của Lê Thánh Thư ngày nào đã làm ta thích thú với những đường nét, màu sắc sinh động, huyền ảo, nay đang chuyển dần, lấy lại đường nét, hình thù của cuộc sống thực. Chỉ khác là hiện thực được đưa vào trong tranh ở dạng đơn giản, ước lệ, là những mẫu hình vẽ những con thú,những đồ vật thường thấy trong đời sống văn hóa dân gian.Ngay cả con người hay những đồ vật lớn như nhà thờ cũng được anh đưa vào trong tranh dưới dạng giản lược bằng một vài nét sắc nhọn,không phải là những hình thể thường thấy trong hội họa mà chỉ là những ký hiệu.Trong "không gian sống", Lê Thánh Thư cũng không sử dụng nhiều màu sắc. Đen, trắng, đỏ là ba màu chủ đạo trong tranh của anh. Thỉnh thoảng anh mới sử dụng một mảng lớn màu đỏ, vàng, hoặc màu xám nhạt, nhưng chỉ để làm nền.Anh cũng sử dụng màu dưới dạng monochrome (đơn sắc). Trên thực tế khi vẽ đợt tranh "không gian sống", Lê Thánh Thư không chú ý đến hình thể,màu sắc và ngay cả bố cục tranh anh cũng tỏ ra dễ dãi một cách có dụng ý. Lê Thánh Thư thực sự đã không vẽ cái đẹp, nhưng những gì anh vẽ trong tranh là để hướng đến cái đẹp.Bức tranh không bộc lộ cái đẹp mà gợi mở, thúc giục ta hướng đến cái đẹp. Tranh trở thành biểu tượng, và là thông điệp truyền đến mọi người ý niệm chân- thiện-mỹ bằng thứ ngôn ngữ riêng của nó. Picasso, trong một lần trả lời phỏng vấn đã nói : "Mỗi tuyệt tác khi ra đời đều chứa bên trong nó một số cái xấu. Cái xấu đó là dấu hiệu cuả cuộc đấu tranh của người sáng tạo để được nói một điều mới bằng một phương thức mới" ( Chaque chef-d’oeuvre est venu au monde avec une dose de laideur en lui.Cette laideur est le signe de la lutte du créateur pour dire une chose nouvelle d’une facon nouvelle). Liệu Lê Thánh Thư có trải qua những trải nghiệm như thế trong sáng tác khi anh đưa vào tranh hình ảnh cuộc sống dưới dạng giản lược cao độ đến chỉ còn là những ký hiệu, khi tranh của anh vượt ra ngoài khuôn khổ ngôn ngữ hội họa thông thường? Có thể còn quá sớm để nói rằng Lê Thánh Thư đã khai mở một cung cách mới trong sáng tác mỹ thuật. Nhưng quả thực Lê Thánh Thư đã làm điều lạ thường khi đưa cuộc sống xung quanh mình vào tranh bằng thứ ngôn ngữ mang tính cách ký hiệu như thế.Cái thế giới được mô tả trong tranh của Lê Thánh Thư, do đó, có nội dung mang ý nghĩa truyền thông về cái đẹp đã bị khuất lấp,bị che giấu,cái đẹp khắc khoải trong tâm thức của ngưởi nghệ sĩ.

Với cuộc triển lãm tranh "không gian sống", Lê Thánh Thư đã ghi một dấu ấn sắc nét trên bước đường tìm kiếm sáng tạo của mình. Người xem tranh chia sẻ với anh những cảm xúc cuộc sống theo cách nhìn trần trụi nhưng rất thực của anh. Đối với Lê Thánh Thư cuộc sống vừa là mục tiêu vừa là chất liệu sáng tạo. Anh đã làm việc rất nhiều để tìm cho mình một con đường riêng trong sáng tác hội họa. "Không gian sống" đã mở ra cho anh con đường đó với những tín hiệu lạc quan. Nhưng để tất cả trở thành một giá trị cần phải có thời gian. Chắc chắn Lê Thánh Thư sẽ đạt được điều anh mong muốn.Vì anh giàu khát vọng sáng tạo.

HỒ TỊNH TÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 408)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 539)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 865)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 3301)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2683)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3364)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3168)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
25 Tháng Mười Hai 202310:41 CH(Xem: 2809)
Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam - thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái - lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.
22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 3837)
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối, Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang: Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi, Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4387)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).