- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“HUYỀN THOẠI” THỜI MẠT VÀ ÔNG NHẠC SĨ CẦM ĐÁ TỰ GHÈ CHÂN MÌNH

01 Tháng Tám 20226:34 CH(Xem: 14998)

 nhung huyen thoai


“HUYỀN THOẠI” THỜI MẠT     
VÀ ÔNG NHẠC SĨ CẦM ĐÁ TỰ GHÈ CHÂN MÌNH     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn        

 

 

Trong cái thời buổi “Mạt” đủ thứ này, biết bao hiện tượng được gọi là “văn hóa” giống như “Huyền thoại” liên tục nảy nở, khiến thiên hạ khóc dở mếu dở, cười trong chua chát, thậm chí lo âu và hoảng sợ đến thót tim…

T. cận tôi khi nhìn trên sân khấu trước phiên khai mạc kiêm bế mạc Đại hội 13 Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội ngày 27/7/2022, thấy một hình ảnh mà không tin vào mắt mình, tưởng là anh bạn quay phim nghịch ghép ảnh, nhưng hóa ra không phải thế!

Phải chăng là “Huyền thoại” lại xuất hiện?

Mấy năm trước, dân Thủ đô và du khách tứ xứ đã may mắn không bị tra tấn bởi một “Huyền thoại” kiểu đó: sau khi phim bom tấn Mỹ “Kong skull island” (Kông-đảo đầu lâu) đổ bộ vào VN, lãnh đạo ngành văn hóa ở Trái tim Tổ quốc đã nảy sáng kiến dựng bức tượng mô phỏng Kông khổng lồ từ phim, song bị dư luận phản đối dữ quá nên sáng kiến mới thui chột… Nhưng cái “đuôi” của “Huyền thoại” này còn lưu lại trong võng mạc của nhiều người có thị hiếu tồi lẫn thị hiếu tốt: đó là “Trái tim” làm bằng lông lá - chắc của con Kông kia rơi rớt lại…

Mới toanh toành toành, một ông điện ảnh nổi danh từng làm mưa làm gió phòng vé những phim quảng bá “chân ngắn chân dài váy dài váy ngắn” đã lên sóng quốc gia để lần này quảng bá cho chủ nghĩa “Ca-ve” cần được trở thành yếu tố văn hóa trong các gia đình ra sao… Rồi một bà tiến sĩ văn học cũng đăng đàn diễn thuyết về phẩm chất trí tuệ của những cô gái “chân dài óc ngắn” và phụ nữ làm nghề lao động chân tay - như một đề tài luận án tiến sĩ và góp vào cho đời sống tinh thần dân Hà Nội đang mệt mỏi một nguồn vui mới mẻ bằng “Huyền thoại” giật gân không kém ông điện ảnh kia!

Những “Huyền thoại” này được sinh ra cứ như có sự chỉ đạo của một “thượng tầng kiến trúc” nào đó nhằm giải nhiệt nỗi bức xúc về một vụ án liên quan tới “Con Bò”, hoặc cái dự án đưa người Hà Nội thời đại Kỹ thuật số đã bắt đầu quen với nhạc giao hưởng và phim có âm thanh lập thể (stereophonic sound) quay về không gian thời chiến tranh với âm thanh cưỡng bức, hay “Bảng vàng Hội đồng thơ báo FB Nhân loại”, v.v. Tất cả đều là những “huyền thoại” lố bịch khó tiêu hóa với một trí óc thông thường mà chỉ thời Mạt mới có nổi, chúng sản sinh và lan truyền với tốc độ phi mã!

Chợt nhớ đến cuốn sách “Những huyền thoại” của Roland Barthes; trong đó tác giả bảo rằng: Huyền thoại ngày nay (trong xã hội tư sản) là ngôn từ phi chính trị hóa… (Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri Thức 2008, tr.345). Tôi thiển nghĩ: nếu ông R. Barthes được sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa muôn vàn tươi đẹp của chúng ta, chắc ông sẽ có thêm nhiều dẫn chứng & luận cứ sinh động để bổ sung: Huyền thoại ngày nay là ngôn từ được chính trị hóa, bị chính trị lợi dụng, và đến lượt nó lợi dụng chính trị để tạo ra những tiếng cười của hài kịch - tiếng cười tống tiễn những rác rưởi, lố bịch, xấu xa với bản chất con người và cái bản chất mà xã hội cần có - như các thiên tài Mac & Enghen, ông tổ của một lý thuyết mà xã hội ta tôn thờ - đã từng tuyên ngôn một cách hùng hồn!

 

Sau khi trên mạng xã hội có lan truyền hình ảnh của nhiều nhân vật đang vướng vào vòng lao lý lại xuất hiện trên màn hình chính tại Đại hội Hội LHVHNT Hà Nội năm 2022, nhạc sĩ Lân Cường đã khẳng định: việc đưa ảnh các nhân vật này vào bản hợp xướng là cố ý của ông, để dẫn chứng về những đảng viên sa ngã, đồng thời sau đó khuyên phải lấy đó làm gương.

 

Rồi ông cảnh báo hùng hồn: “Những người nào đưa hình ảnh minh họa trong bài hát của tôi lên mạng xã hội nhưng lại không đưa kèm với lời của bài hát rõ ràng có ý xấu muốn bóp méo sự thật, bôi nhọ danh dự là nhạc sĩ của tôi…”

 

Tôi là người vốn rất kính trọng nhạc sĩ NLC, nhưng sau lời lý giải và cảnh báo trên, tôi chợt thấy thương hại ông. Giá như ông lặng im, để mọi chuyện chìm trong quên lãng… Nhưng ông đã làm cho mọi người nhận thấy rõ rằng: ông đã cầm đá tự ghè chân mình!

 

Vì sao vậy?

 

Xin thưa, ý đồ tư tưởng nghệ thuật của ông là rất quý, cần thiết, song việc thực hiện ý đồ đó - chắc là có cố vấn hình ảnh - đã đi ngược lại quy luật tối thiểu của nghệ thuật! Chưa kể tới chuyện, bằng giai điệu và ca từ như thế nhằm lên án những kẻ tội phạm có đắc địa hay không, có hiệu quả nghệ thuật hay không, chỉ riêng việc đưa hình ảnh các nhân vật ấy vào khuôn hình trang trọng dành cho lễ hội, theo lối minh họa rất thô thiển, thua kém cả những học trò mới tập làm báo hình, đã là điều phản cảm - nếu không muốn nói là phi nghệ thuật!

 

Phản cảm hơn nữa là, cái lời ca từ phê phán kia, chắc sẽ bị bập bõm trong hòa âm phối khí, khiến người nghe dường có cảm giác: những người bị lên án kia được đưa lên cận cảnh, ánh sáng chau chuốt như để tôn vinh họ, tựa như tôn vinh lãnh tụ vậy! Thực là cười ra nước mắt! Thực đáng thương thay cho nhạc sĩ!

 

Hóa ra, những ý đồ tốt đẹp & cao cả mà không có hình thức thể hiện phù hợp, lại đi ngược quy luật thẩm mỹ, thì hiệu quả sẽ phản thùng tác giả, hủy hoại ý đồ tác giả - đây chính là một dẫn chứng hùng hồn vậy!

 

 Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 16768)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
08 Tháng Mười Hai 202110:17 CH(Xem: 16051)
Chúng tôi xin được lấy tên thiên tiểu luận đặc sắc Một cuốn kinh về tình thương [12, tr.139] của nhà văn Lưu Trọng Lư làm nhân lõi cho nội dung bài viết này. Người viết vốn được mệnh danh là “nhà văn của tình thương” từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã “chiêu tuyết” cho nhân vật từng bị phán xét là “đĩ đứng đầu” bằng những lời nồng nhiệt, đặc biệt nhận định Thúy Kiều là “kẻ có một mối từ tâm lớn” [13, tr.1690]. Và suốt từ khi Truyện Kiều ra đời đến nay, tình thương hay “mối từ tâm lớn” toát ra từ kiệt tác này cùng những giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của nó đã/ đang được bàn luận sôi nổi, với nhiều lý thuyết cũ - mới chắc không bao giờ chấm dứt…
28 Tháng Mười Một 20219:39 CH(Xem: 16028)
Xem xong phim “LEVIATHAN”, tôi nhớ tới bộ phim màu Liên-xô “ILIA MUROMET” từ hơn nửa thế kỷ trước và chợt nghĩ: nhiều người có tuổi thơ đã từng say mê dán mắt trên màn ảnh bộ phim quay về một câu chuyện cổ tích Nga nọ, nếu hôm nay được xem bộ phim Nga hiện đại “LEVIATHAN” dựa theo câu chuyện về một quái vật thần thoại trong Kinh Thánh, chắc sẽ bàng hoàng, ngỡ ngàng đến đau đớn… Cái vẻ đẹp phi thường của dũng sĩ huyền thoại Nga chiến thắng rồng lửa nhiều đầu để bảo vệ hạnh phúc dân lành giờ đã biến mất tăm, chỉ còn lại trên đất nước hùng vĩ ấy sự thống trị & lộng hành của cái ác, sự giả dối đáng kinh tởm, trở thành lãnh địa của những kẻ ngang nhiên chà đạp lên quyền sống người lương thiện, bên đống xương mục của Cá Ông voi,Vua Biển cả - vết tích sót lại của một thời cổ tích tựa ánh tàn của mơ ước Con người từ ngàn xưa đang hấp hối…
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 17589)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 16618)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 16784)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 17363)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 16210)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…
24 Tháng Chín 20212:08 SA(Xem: 17355)
Dẫn nhập: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa.
12 Tháng Chín 20218:12 CH(Xem: 16786)
Thật công bằng mà xét thì nhân vật cô câm (tên Cam, với nghĩa cam chịu, nhẫn nhịn) là sáng tạo có ý nghĩa hơn cả của bộ phim. Nếu không có nhân vật này, phim sẽ “nghèo” đi nhiều lắm. Cô câm giống như một “con mắt thứ hai” của khán giả cảm nhận, quan sát, đánh giá nhân vật chính là ông chủ Nguyễn- người mà cô yêu một cách say đắm, nhẫn nại và nô lệ, kể cả khi ông ta đã trở nên dại cuồng mất hết nhân tính! Hành động đáng kể nhất, mang tính chất nổi loạn và bộc lộ rõ tình yêu mù quáng của cô câm là hành động kéo lê cái tượng gỗ to bằng người thật quẳng xuống sông (hình như có hàm nghĩa là cô vứt bỏ thần tượng yêu trộm nhớ thầm của mình!) Và cô đã bị trả giá: ông chủ ấp Mê Thảo hạ lệnh bỏ rọ cô trôi sông để thế mạng!