- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ THẬT : ĐẢNG CÓ GIẾT ĐẢNG KHÔNG?

09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 12629)
BUI THI NOI
Ảnh Bà Bùi thị Nối ở phiên toà phúc thẩm


Chiều ngày 5 tháng 3, Ls Ngô Anh Tuấn vào trại giam số 2 Hà Nội để gặp bà Bùi thị Nối và một số thân chủ của ông trước phiên toà phúc thẩm vụ Đồng Tâm. Câu chuyện ông kể về người đàn bà này làm tôi liên tưởng đến bài dụ ngôn về sự thật. Cũng cái thái độ đứng lên, ngồi xuống, xăm xăm, quá khích mà các luật sư gọi là “vô chính phủ” trước phiên toà sơ thẩm; ở đây bà Nối cũng gây bất ngờ cho cả luật sư và công an.

 

Khi được hỏi bà mong muốn gì ở phiên toà phúc thẩm, bà Nối đột nhiên bỏ ngay máy nghe xuống rồi đứng bật dậy, bà cởi áo khoác loay hoay lục tìm trên vai áo. Hoá ra bà đi tìm cái lỗ đạn trên vai áo mình. Rồi khi tìm thấy nó, bà nói, cũng những lời nói thật như hôm bà nói trước toà:  “Mong các luật sư đòi lại sự công bằng cho tôi, họ đã bắn tôi máu chảy lênh láng…”

 

Thì ra, đó là cái lỗ đạn xuyên qua vai bà trong đêm công an đột kích vào nhà cụ Kình. Bà Nối làm tôi ngậm ngùi nhớ về giấc mơ tươi đẹp của nhà thơ Xuân Quỳnh thuở trước. Thời chiến tranh ai mà không mơ ước như Xuân Quỳnh:

 

Mai sau khi giặc Mỹ diệt lâu rồi

Nhà ta cao, cao khuất mặt trời

Chỗ bom cũ đã trồng hoa đẹp

Tất cả bình yên ...

Nhiều việc quá, khó ai mà nhớ hết

Riêng vết đạn trên tường không dễ nào quên

(Vết đạn trên tường – Xuân Quỳnh)

 

Giặc Mỹ đã diệt lâu lắm rồi ước chừng hàng nửa thế kỷ. Những ngôi nhà cao tầng nay đã mọc lên khắp nơi trên đất nước, chỗ bom cũ nay cũng đã trồng toàn hoa đẹp, … Nhưng vết đạn đã không còn trên tường, mà nó mới nguyên - nó nằm ngay trên vai áo người mẹ nông dân chất phác này.

 

Hoa không mọc trên vườn nhà mẹ, hoa mọc trên những lan can của những tầng nhà cao ốc, hoa nở vì người khác, hoa nở cho người khác ngắm. Và người mẹ liệt sỹ ngày xưa bây giờ lây lất ở vườn hoa, ở công viên; mẹ rũ tóc kêu gào trước những trụ sở tiếp dân; mẹ cởi phăng quần áo trước đồn công an ở Cần Thơ, ở Hà Đông, … thứ vũ khí tuyệt vọng cuối cùng của mẹ.

 

Và hôm nay, họ đem mẹ ra toà với cái lỗ đạn còn nguyên trên vai áo. Cái lỗ đạn đó mới thật khó quên làm sao vì nó ở ngay trong tim tôi, tim bạn; vì nó là biểu tượng của một thời dối trá lên ngôi.

 

Bà Nối không biết nói dối. Lỗ đạn trên vai bà cũng không nói dối. Hình ảnh của bà trước phiên toà sơ thẩm là bản dụ ngôn về sự thật. Ở đó, kẻ giết người cầm cán cân công lý nhưng sự thật không chịu câm lặng, “Sự Thật” đòi lên tiếng. Ở đó, người mẹ già uất ức, xăm xăm chạy lên chạy xuống. Sự thật bảo các người đang xét xử điều gì vậy? Nhìn nè dấu đạn đây nè người ta bắn tôi máu chảy lênh láng,… Công an đã nắm chặt tay mẹ lôi về ghế ngồi. Mẹ vùng ra, mẹ leo đứng cả lên ghế, lớn tiếng chất vấn hội đồng xét xử “tại sao có pháp luật mà không thi hành”. Nhưng rồi, như cái kết chúng ta đã biết - sự thật bị bức tử, mẹ bị đuổi ra ngoài, sự thật bị lôi ra ngoài.

 

Tội nghiệp! còn lại một phiên toà đầy người và 90 triệu dân ngồi lắng nghe công lý gõ búa.

 

Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.

 

Tự trong thâm tâm, chúng ta ai cũng muốn được an toàn. Chúng ta nhìn sự thật, giải thích nó và chọn cho sự thật một số mệnh. Nhưng với cái lựa chọn đó, chúng ta cũng quyết định luôn định mệnh của mình và những người chung quanh. Hãy nhìn những người dân thấp cổ bé miệng của thôn Hoành. Trong phiên phúc thẩm này, sáu người ra toà thì có đến năm người xin giảm nhẹ hình phạt. Chỉ riêng bà Nối là bác bỏ bản án.

 

Ngay buổi chiều gặp gỡ trước phiên phúc thẩm, các luật sư đã căn dặn bà Nối mọi điều. Họ nhấn mạnh với bà rằng, bà không được có hành vi quá khích để bị đuổi ra ngoài thì không còn cơ hội trình bày nữa. Bà Nối gật đầu đồng ý và bà đã hành xử trong khuôn khổ. Bà ngồi im, sự thật cúi đầu im lặng. Thế nhưng, Ls Mạnh bảo rằng người phụ nữ lam lũ, ít chữ đến không viết nổi lá đơn kháng cáo cho mình, lại luôn là một ẩn số khó đoán trong các phiên xử của toà.

 

Và vụ việc diễn ra như  thế thật. bà Nối liên tục hỏi một câu hỏi đến năm lần tại tòa, nhưng đều  không nhận được câu trả lời Đảng có giết đảng không?. Rồi thay vì xin giảm nhẹ hình phạt như người khác, bà bảo bà không chấp nhận bản án và còn đòi với toà rằng: “… phải bồi thường giá trị thương tích cho tôi”.

 

Ôi! Sự Thật. Ôi! Mẹ mới đẹp làm sao.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96064)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 88138)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29696)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28227)
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946, trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 35582)
Khác với Nam Cao, người trí thức của Nguyễn Mộng Giác không rơi vào dằn vặt vì vật chất "cơm áo gạo tiền". Ông ý thức sự quan trọng của vật chất nhưng không bao giờ cho đó là vấn đề lớn đối với trí thức. Sau chiến tranh, ông hiểu khó khăn, thiếu thốn là đương nhiên. Điều ông khắc khoải là bị đứng bên lề cuộc sống.
17 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 159604)
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 28021)
Thuật ngữ khuôn nhịp, hay cấu trúc nhịp điệu giúp ta nhận diện: sự lặp lại đều đặn theo chu kì của những bước nhịp, các âm thanh mạnh yếu. Các khuôn âm luật ấy góp phần tạo ra tính nhạc cho bài thơ. Mỗi khuôn nhịp có trường độ bước nhịp nhất định. Ở mỗi bước nhịp, số âm tiết hợp thành tiết tấu câu thơ luôn được hạn định.
09 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 97248)
K ể từ năm 1975, hàng năm cứ đến mùa giỗ Đệ Nhị VNCH dịp tháng Tư là những kẻ thua cay lại lôi Trịnh công Sơn ra làm quả banh da của võ sinh quyền Anh đấm cho đỡ ngứa tay ngứa miệng...
13 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 93506)
Năm 1995, Vi Thuỳ Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong . Năm 1999, nhà xuất bản Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị; Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “con ngựa chữ nghĩa dậy thì”.
22 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 23598)
Độc giả ngày nay có lẽ không mấy người biết Vũ Khắc Khoan là ai. Mặc nhiên ông là một trong những tác gia lớn - tên tuổi có lẽ không nổi tiếng như Võ Phiến, Mai Thảo hay Thanh Tâm Tuyền - đã để lại những tác phẩm độc đáo, đánh dấu những biến chuyển quan trọng về bút pháp và tư tưởng, trong nửa sau thế kỷ XX, của văn học Việt.