- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ THẬT : ĐẢNG CÓ GIẾT ĐẢNG KHÔNG?

09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13047)
BUI THI NOI
Ảnh Bà Bùi thị Nối ở phiên toà phúc thẩm


Chiều ngày 5 tháng 3, Ls Ngô Anh Tuấn vào trại giam số 2 Hà Nội để gặp bà Bùi thị Nối và một số thân chủ của ông trước phiên toà phúc thẩm vụ Đồng Tâm. Câu chuyện ông kể về người đàn bà này làm tôi liên tưởng đến bài dụ ngôn về sự thật. Cũng cái thái độ đứng lên, ngồi xuống, xăm xăm, quá khích mà các luật sư gọi là “vô chính phủ” trước phiên toà sơ thẩm; ở đây bà Nối cũng gây bất ngờ cho cả luật sư và công an.

 

Khi được hỏi bà mong muốn gì ở phiên toà phúc thẩm, bà Nối đột nhiên bỏ ngay máy nghe xuống rồi đứng bật dậy, bà cởi áo khoác loay hoay lục tìm trên vai áo. Hoá ra bà đi tìm cái lỗ đạn trên vai áo mình. Rồi khi tìm thấy nó, bà nói, cũng những lời nói thật như hôm bà nói trước toà:  “Mong các luật sư đòi lại sự công bằng cho tôi, họ đã bắn tôi máu chảy lênh láng…”

 

Thì ra, đó là cái lỗ đạn xuyên qua vai bà trong đêm công an đột kích vào nhà cụ Kình. Bà Nối làm tôi ngậm ngùi nhớ về giấc mơ tươi đẹp của nhà thơ Xuân Quỳnh thuở trước. Thời chiến tranh ai mà không mơ ước như Xuân Quỳnh:

 

Mai sau khi giặc Mỹ diệt lâu rồi

Nhà ta cao, cao khuất mặt trời

Chỗ bom cũ đã trồng hoa đẹp

Tất cả bình yên ...

Nhiều việc quá, khó ai mà nhớ hết

Riêng vết đạn trên tường không dễ nào quên

(Vết đạn trên tường – Xuân Quỳnh)

 

Giặc Mỹ đã diệt lâu lắm rồi ước chừng hàng nửa thế kỷ. Những ngôi nhà cao tầng nay đã mọc lên khắp nơi trên đất nước, chỗ bom cũ nay cũng đã trồng toàn hoa đẹp, … Nhưng vết đạn đã không còn trên tường, mà nó mới nguyên - nó nằm ngay trên vai áo người mẹ nông dân chất phác này.

 

Hoa không mọc trên vườn nhà mẹ, hoa mọc trên những lan can của những tầng nhà cao ốc, hoa nở vì người khác, hoa nở cho người khác ngắm. Và người mẹ liệt sỹ ngày xưa bây giờ lây lất ở vườn hoa, ở công viên; mẹ rũ tóc kêu gào trước những trụ sở tiếp dân; mẹ cởi phăng quần áo trước đồn công an ở Cần Thơ, ở Hà Đông, … thứ vũ khí tuyệt vọng cuối cùng của mẹ.

 

Và hôm nay, họ đem mẹ ra toà với cái lỗ đạn còn nguyên trên vai áo. Cái lỗ đạn đó mới thật khó quên làm sao vì nó ở ngay trong tim tôi, tim bạn; vì nó là biểu tượng của một thời dối trá lên ngôi.

 

Bà Nối không biết nói dối. Lỗ đạn trên vai bà cũng không nói dối. Hình ảnh của bà trước phiên toà sơ thẩm là bản dụ ngôn về sự thật. Ở đó, kẻ giết người cầm cán cân công lý nhưng sự thật không chịu câm lặng, “Sự Thật” đòi lên tiếng. Ở đó, người mẹ già uất ức, xăm xăm chạy lên chạy xuống. Sự thật bảo các người đang xét xử điều gì vậy? Nhìn nè dấu đạn đây nè người ta bắn tôi máu chảy lênh láng,… Công an đã nắm chặt tay mẹ lôi về ghế ngồi. Mẹ vùng ra, mẹ leo đứng cả lên ghế, lớn tiếng chất vấn hội đồng xét xử “tại sao có pháp luật mà không thi hành”. Nhưng rồi, như cái kết chúng ta đã biết - sự thật bị bức tử, mẹ bị đuổi ra ngoài, sự thật bị lôi ra ngoài.

 

Tội nghiệp! còn lại một phiên toà đầy người và 90 triệu dân ngồi lắng nghe công lý gõ búa.

 

Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.

 

Tự trong thâm tâm, chúng ta ai cũng muốn được an toàn. Chúng ta nhìn sự thật, giải thích nó và chọn cho sự thật một số mệnh. Nhưng với cái lựa chọn đó, chúng ta cũng quyết định luôn định mệnh của mình và những người chung quanh. Hãy nhìn những người dân thấp cổ bé miệng của thôn Hoành. Trong phiên phúc thẩm này, sáu người ra toà thì có đến năm người xin giảm nhẹ hình phạt. Chỉ riêng bà Nối là bác bỏ bản án.

 

Ngay buổi chiều gặp gỡ trước phiên phúc thẩm, các luật sư đã căn dặn bà Nối mọi điều. Họ nhấn mạnh với bà rằng, bà không được có hành vi quá khích để bị đuổi ra ngoài thì không còn cơ hội trình bày nữa. Bà Nối gật đầu đồng ý và bà đã hành xử trong khuôn khổ. Bà ngồi im, sự thật cúi đầu im lặng. Thế nhưng, Ls Mạnh bảo rằng người phụ nữ lam lũ, ít chữ đến không viết nổi lá đơn kháng cáo cho mình, lại luôn là một ẩn số khó đoán trong các phiên xử của toà.

 

Và vụ việc diễn ra như  thế thật. bà Nối liên tục hỏi một câu hỏi đến năm lần tại tòa, nhưng đều  không nhận được câu trả lời Đảng có giết đảng không?. Rồi thay vì xin giảm nhẹ hình phạt như người khác, bà bảo bà không chấp nhận bản án và còn đòi với toà rằng: “… phải bồi thường giá trị thương tích cho tôi”.

 

Ôi! Sự Thật. Ôi! Mẹ mới đẹp làm sao.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96227)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95504)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88076)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 96723)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.
02 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91227)
"... B iểu hiện rực rỡ nhất của hoài niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi.."
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112846)
S inh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93454)
T rường thơ Loạn manh nha từ nhóm thơ Bình Định với những tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên. Đến năm 1936, nhận thấy tính khuynh hướng nổi trội trong sáng tác của từng người, Hàn Mặc Tử đã chủ trương thành lập trường thơ Loạn cùng với Yến Lan, Bích Khê và Chế Lan Viên. Từ đó mà trường thơ Loạn thực hiện cuộc hành trình đi từ âm vang Đường thi đến thung lũng đau thương , tràn bờ sang cả những bóng ma Hời trên tháp Chàm u uẩn, rồi chọn cho mình điểm dừng ở cuộc duy tân của Bích Khê.
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94321)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 108617)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81574)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...