- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUNG MỘT SỐ MỆNH

16 Tháng Hai 20203:47 CH(Xem: 15720)


chu nhat xam-le minh phong
Chủ nhật xám - tranh Lê Minh Phong

 

Để tưởng niệm cụ Lê Đình Kình
một lão nông của thôn Hoành, người mở lại cho tôi
ký ức về bóng dáng của những sĩ phu trong lịch sử VN
(Nguyệt Quỳnh)

 

 

Nhà danh hoạ Leonardo Da Vinci có câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn gắn được lộ trình của mình lên một vì sao, bạn sẽ có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Câu nói của ông làm tôi hình dung đến những cơn bão trong lịch sử VN, đến bóng dáng những con người đã điểu khiển những cơn bão ấy. Họ mặc áo nâu, đi chân đất, bình dị, đơn sơ nhưng mạnh mẽ. Cùng với họ, biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu thế hệ đã vượt buổi can qua. 

 

Hãy nghe về cuộc gặp gỡ của một danh tướng và một nho sinh ở làng Hàm Châu.

 

Vào thế kỷ thứ 13, khi Đại Việt đang phải đương đầu với quân Mông cổ. Một ngày nọ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tình cờ kéo quân qua làng. Đoàn quân đang đi thì gặp phải một người đứng nghênh ngang giữa lộ. Quân lính thét la bảo tránh đường, thì người ấy quay mặt lại mà mắng rằng: “Chưa đuổi được giặc phương Bắc mà đã đuổi người Nam thì lấy ai mà chống giặc?”

 

Quân sĩ vào tâu lại. Trần Nhật Duật bèn cho dừng quân, vời người ấy vào hỏi chuyện. Thấy là người tài đức, Chiêu Văn Vương bèn giao cho chức vụ tham mưu trong quân ngũ; sau này lập công to làm đến chức Lâm Vĩnh Hầu. 

 

Người ấy là một nho sinh nghèo, sinh trưởng ở làng Hàm Châu tên gọi là Bùi Công Nghiệp.

 

Dân như thế. Tướng như thế. Bảo sao Nước không mạnh!

 

Cũng với tinh thần của dân ấy, tướng ấy, người trai áo vải đất Tây Sơn đã tạo nên biết bao nhiêu kỳ tích. Mà cũng chỉ có thể giải thích bằng câu nói của vị vua trẻ, gấp lên ngôi khi giặc đã tràn qua biên cương: "Nước Nam ta tuy nhỏ, người lại không đông, nhưng chứa đựng biết bao hồn thiêng sông núi. Xưa nay chưa có kẻ thù nào đến đây mà không thảm bại. Nếu lấy trí tầm thường của kẻ phàm phu tục tử để tìm hiểu đất thiêng này thì muôn đời vẫn u tối vậy". 

 

Đêm ấy là vào một đêm cuối năm, giữa ánh lửa bập bùng của núi rừng Tam Điệp, quân Tây Sơn cùng với 10 ngàn tân binh về tụ nghĩa ở Nghệ An. Họ đứng ngồi bên nhau, cùng lắng nghe vị vua trẻ chia sẻ về niềm tin của mình.

 

Nếu nói theo các chuyên gia tâm lý tây phương thì vua Quang Trung là một nhà truyền đạt tuyệt vời. Ông có cái khả năng nối kết được chính mình với từng người dân, từng người lính để trao cho họ niềm tin sắt đá của một vị thủ lĩnh. Ở một góc nhìn khác, “Hịch xuất quân” của nhà vua đã thể hiện rõ cái nếp nghĩ của sĩ phu Việt thời ấy. Và chính cái nếp nghĩ này mới làm nên chiến thắng.

 

Với quân số chỉ bằng nửa quân giặc, lại phải kéo quân về từ xa, chuyện đánh thắng giặc chỉ có thể dựa vào quyết tâm sắt thép - PHẢI ĐÁNH THẮNG - phải thắng để giữ cho răng đen, để giữ cho dài tóc. Phải thắng để giữ gìn bản sắc, để mình còn được là mình. Cái tôi trong các sĩ phu thời ấy là cái tôi của nho sinh Bùi Công Nghiệp, một cái tôi bản lĩnh mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần đến những công dân như thế.

 

Và quả nhiên, nước sông Hồng mùa xuân năm ấy đã in dấu cuộc tháo chạy hoảng loạn của quan quân Tôn Sĩ Nghị. Quân ta đã đánh một trận để đời - Đánh cho giặc manh giáp tả tơi, Đánh cho chúng không còn một bánh xe để quay về Tàu. Và Đánh để chúng biết rằng nước Nam này có chủ. 

 

Chỉ qua một đêm, với Hịch xuất quân ngắn gọn và những chia sẻ nhiệt thành, nhà vua và các tướng sĩ như đã thấu hiểu lòng nhau và ngài đã lấy trọn được quyết tâm của họ. Rồi cứ thế, cứ ba người một nhóm, họ thay phiên nhau, hai người cáng một đi suốt ngày đêm. Thượng đế tạo ra con người thật nhỏ nhoi, nhưng con người cũng thật vĩ đại. Chính những con người bình thường đó đã thay đổi số phận của biết bao người và thay đổi cả lịch sử. 

 

Vượt hẳn cả ước tính của nhà vua, thay vì mùng mười âm lịch quân ta mới đuổi xong giặc, thì ngay ngày mùng bảy tết, thành Thăng Long đã rợp bóng cờ Tây Sơn. Đích thân vị tướng trẻ, Đại Đô Đốc Long đã tự tay mở cửa thành đón đại quân.

 

***

 

Tôi không rõ hết về tổn thất của quân ta trong trận này, tôi chỉ biết được rằng có đến 8000 người đã phải hy sinh trong trận công phá đồn Ngọc Hồi. Vinh quang và ô nhục nó chỉ khác nhau một lằn ranh mong manh trong mỗi con người. Tôi hiểu vì sao Leonardo Da Vinci, người được xem là “thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại” đã khẳng định -con người có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Nhắc lại câu chuyện lịch sử để vuốt mắt cho một người “cộng sản cũ” (chữ của Ts Hà Sĩ Phu). Đưa tiễn ông là tiếng than, là suối lệ đắng chát của bằng hữu. Nó là tiếng kêu đớn đau của giống chim ưng khóc bạn, là những người biết mình có chung một lịch sử phi thường, biết mình đã từng mạnh mẽ ra sao, đã tan vỡ và suy sụp như thế nào.

 

Riêng tôi, nhắc lại câu chuyện lịch sử, không dưng tôi cảm nhận sự gắn kết của chúng ta với nhau thật chặt chẽ, và điều này cho tôi một cảm giác ấm áp đến rơi lệ. Mặt đất dưới bàn chân ta đi mỗi ngày đâu chỉ là đất, nó là máu xương, là tro than của hàng bao nhiêu đời. Thảm cỏ này, viên sỏi nọ, hòn đá kia như còn vang vọng tiếng vó ngựa, tiếng trống trận uy linh, tiếng loa, tiếng cười,…Nó từng in dấu những vinh quang, nhưng nó cũng thấm đẩm vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của những ngày nâng nhau cùng đứng dậy.

 

Khởi đầu một năm mới đầy biến động, trước anh linh người vừa khuất tôi xin được dâng lên lời cầu nguyện. Nguyện cho mỗi chúng ta từ nay sẽ không là kẻ vô can và ngưng đóng vai khán giả. Bởi tất cả chúng ta dù đang ở vị trí nào hay sinh sống ở nơi đâu đều gắn kết cùng nhau chung một số mệnh - Số mệnh của dân tộc Việt Nam.

 

 Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 20324)
Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Trong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao. Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris: Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình". Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.
17 Tháng Tư 20197:44 CH(Xem: 19978)
Tám bài thơ viết về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên mà chúng tôi đã/ sẽ khảo sát đều được đại thi hào Nguyễn Du viết khi chu du trên sóng nước Tiêu Tương, vùng Hồ Nam - nơi nổi tiếng với “Tiêu Tương bát cảnh” từng thu hút cảm hứng vô hạn của bao thế hệ văn nhân, nghệ sĩ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18872)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 21466)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22668)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22285)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20575)
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
03 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 26794)
Chữ Nghiệp mang sắc thái đạo Phật đó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học phân tích khá kỹ lưỡng, xoay quanh thuyết Thiên mệnh hay Định mệnh, thuyết Nghiệp báo - Nhân quả chủ yếu để nói về thân phận nhân vật nàng Kiều. Nhưng thiết nghĩ, hai câu thơ ấy, đầu tiên phải vận dụng ngay cho chính tác giả của nó. Cái Nghiệp đó, đối với Nguyễn Du, từ thời trai trẻ, đã được ông coi như “án phong lưu” mà ông phải tự nguyện mang tới suốt đời! (Phong vận kỳ oan ngã tự cư)(2). Nghiệp gì vậy? Có điều gì hệ trọng và thống thiết buộc Nguyễn Du phải bật lên lời tự vấn về giá trị sự tồn tại của ông trong cõi đời phù du này khiến nhiều thế hệ người Việt Nam phải xúc động và gắng tìm hiểu nguyên do: Trước khi chết còn lo mãi chuyện nghìn năm (Thiên tuế trường ưu vị tử tiền. Mộ xuân mạn hứng) - Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như? (Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Độc tiểu thanh ký).
14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27491)
Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.
12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24322)
Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018. (Đêm Nhạc Phú Quang "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...