- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

" SÁNG TÁC": TRONG MIỀN KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24354)

LOI TUA- PHU QUANG
Lời Tựa - ảnh FB Phú Quang

 

 

Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018.  (Đêm Nhạc Phú Quang  "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA  bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...

 

Khi  nói về những ca khúc trong chương trình thì ông bảo có xử dụng ý thơ của các thi sĩ ....

"Tội nghiệp," ông không nhớ nỗi tác giả thơ của từng bài hát, tôi phải bỏ công ra tìm thì mới biết được ai là tác giả thơ của những ca khúc ông viết:

 

-Hà Nội Ngày Trở Về, thơ: Doãn Thanh Tùng

-Im Lặng Đêm Hà Nội, thơ:Phạm Thị Ngọc Liên

-Romance 1 - Lời thơ :Ý Nhi

-Mơ Về Nơi Xa Lắm - thơ: Thái Thăng Long

-Khúc Mùa Thu , thơ: Hồng Thanh Quang

-Tình khúc 24, Thơ: Dương Tường

-Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, thơ: Tạ Quốc Chương

-Mẹ, thơ: Hồng Thanh Quang

-Biển, Nỗi nhớ và Em, thơ: Hữu Thỉnh

-Nỗi Nhớ Mùa  Đông, thơ: Thảo Phương

-Chiều Phủ Tây Hồ, thơ :Thái Thăng Long

-Em Ơi Hà Nội Phố-  thơ :Phan Vũ ( Đây là bài hát đã mang đến cho Phú Quang giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc )

...v.v..

 
Khi nghe một ca khúc của Phú Quang, không có tên tác giả thơ, với một người dễ tính, bình thường, thì đó là những ca khúc sáng tác của Phú Quang. Với một người tôn trọng tài sản trí tuệ khi nghe một ca khúc của Phú Quang thì sẽ có câu hỏi:  "Không biết tác phẩm này của Phú Quang là do ông ấy sáng tác hay phổ từ thơ của ai ?"


Phổ thơ không có xấu, trừ khi vất tên của tác giả thơ đi thì hành động đó không chấp nhận được trong một thế giới văn minh. Trường hợp nhạc sĩ Phú Quang có khác đi, lúc mới phổ biến ca khúc phổ từ thơ, ông có ghi hay nhắc tên tác giả thơ ở tác phẩm. Sau một thời gian tác phẩm nổi tiếng, thì những ca khúc phổ thơ của ông chỉ còn độc tên ông...

 

Trong một Video Clip về  bài hát "KHÚC MÙA THU" Phú Quang nói là ca khúc này viết tặng cho hai người bạn (thật ra chỉ là Nhạc phổ Thơ), trong video clips Phú Quang nói về người Việt ở Quận Cam, California.USA,  Phú Quang bảo ông ta qua đây thăm một người bạn là TIẾN SĨ (Sic) và Phở ở Quận Cam dở tàn tệ, dân Việt ở Quân Cam đa số là DANH CA, (đánh cá).

Không hiểu tại sao Nhạc sĩ Phú Quang lại phát biểu như thế, quả tình tôi không rõ Phú Quang học đến lớp mấy và học ở đâu. Nhưng  nghề đánh cá có gì xấu xa ? Đức chúa JESUS khi xưa cũng đã từng đi đánh cá ... (không biết nhạc sĩ Phú Quang có biết chuyện này không?)

 

link video clip:

 

Một bài báo viết về chuyện nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ nhiều bài hát hay về Hà Nội. Ông cho biết: "Thật lòng mà nói hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ khác nhau...Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi cũng luôn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ của họ, để tỏ lòng tôn kính người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình".(Hữu Du)

 

À té ra ông ấy thích "văn chương" , đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ với trí nhớ không được tốt của Phú Quang, những tác phẩm phổ thơ của ông chỉ còn ghi là : Sáng tác Phú Quang.

 

Các bạn thử nhìn vào các tác phẩm của Phú Quang ở trên internet và ở các CD, DVD của các nhà sản xuất âm nhạc thì sẽ biết.

 

Ở một bài viết trước đây "THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ" trên Tạp Chí Hợp Lưu tôi có viết:

 

 "Những ca khúc của Việt Nam hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

 

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

 

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

 

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

 

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ." (Đặng Hiền)

 

Và trong một đoạn viết ngắn trên FB cá nhân vào ngày hôm qua tôi có hỏi :

 

"Nếu một người viết ca khúc lấy nguyên một bài thơ của người khác, thêm bớt một vài câu để thành ca từ rồi vất tên tác giả bài thơ đi. Thế gọi là gì ???"

 

Thì nhận được nhiều bình luận, đa số cho rằng đó là hành động không tốt, là ăn cắp, thậm chí ăn cướp...

 

Qua bài viết ngắn này, theo tiêu chuẩn của Phú Quang,  xin thưa đó là : từ "SÁNG TÁC" sang "TỐI TÁC" ạ.

 

ĐẶNG HIỀN

(12/12/2018)

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Tư 20204:09 SA
Khách
Tôi muốn biết lời bài hát"trong miền ký ức" , nó là của PQ hay nhà thơ nào mà tôi tìm mãi ko ra. Bởi vì nó quá giống thung lũng Thác bà thác ông- thủy điện thác bà (cũng có thể là ngẫu nhiên) nơi kỷ niệm ko thể quuên của nhiều thân phận!. Xin cho biết. Cám ơn!
15 Tháng Mười Hai 20188:10 SA
Khách
-Có bạn "Lê Đình" đọc bài này trên FB của Hợp Lưu, có ý kiến rằng :..."Có chút gì đó phảng phất sự đố kỵ".
Và chúng tôi đã trả lời:
-Chúng tôi không hề đố kỵ Nhạc sĩ Phú Quang, chỉ muốn không có những chuyện như vất tên tác giả THƠ ra khỏi tác phẩm một cách vô ý . Thật ra, nói ra những "chuyện tệ hại" đó là để giúp cho xã hội được tốt hơn, và cũng giúp cho những nhạc sĩ bị "lơ dãng" quên sẽ nhớ lại và giữ được phẩm giá. Có thể bạn là người ái mộ của nhạc sĩ Phú Quang, nhưng cũng nên bình tĩnh và sáng suốt để nghe hoặc đọc những chuyện khác với ý của bạn.(TCHL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20198:54 CH(Xem: 19387)
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình trung nông lớp dưới. Bố Huy Cận đậu tam trường làm hương sư ở Thanh Hoá, sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ Huy Cận là cô gái dệt lụa làng Hạ nổi tiếng ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ.
24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 20340)
Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Trong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao. Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris: Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình". Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.
17 Tháng Tư 20197:44 CH(Xem: 20010)
Tám bài thơ viết về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên mà chúng tôi đã/ sẽ khảo sát đều được đại thi hào Nguyễn Du viết khi chu du trên sóng nước Tiêu Tương, vùng Hồ Nam - nơi nổi tiếng với “Tiêu Tương bát cảnh” từng thu hút cảm hứng vô hạn của bao thế hệ văn nhân, nghệ sĩ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18888)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 21480)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22693)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22302)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20591)
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
03 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 26816)
Chữ Nghiệp mang sắc thái đạo Phật đó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học phân tích khá kỹ lưỡng, xoay quanh thuyết Thiên mệnh hay Định mệnh, thuyết Nghiệp báo - Nhân quả chủ yếu để nói về thân phận nhân vật nàng Kiều. Nhưng thiết nghĩ, hai câu thơ ấy, đầu tiên phải vận dụng ngay cho chính tác giả của nó. Cái Nghiệp đó, đối với Nguyễn Du, từ thời trai trẻ, đã được ông coi như “án phong lưu” mà ông phải tự nguyện mang tới suốt đời! (Phong vận kỳ oan ngã tự cư)(2). Nghiệp gì vậy? Có điều gì hệ trọng và thống thiết buộc Nguyễn Du phải bật lên lời tự vấn về giá trị sự tồn tại của ông trong cõi đời phù du này khiến nhiều thế hệ người Việt Nam phải xúc động và gắng tìm hiểu nguyên do: Trước khi chết còn lo mãi chuyện nghìn năm (Thiên tuế trường ưu vị tử tiền. Mộ xuân mạn hứng) - Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như? (Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Độc tiểu thanh ký).
14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27505)
Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.