- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

" SÁNG TÁC": TRONG MIỀN KÝ ỨC

12 Tháng Mười Hai 20188:24 CH(Xem: 24367)

LOI TUA- PHU QUANG
Lời Tựa - ảnh FB Phú Quang

 

 

Hình như vào thời điểm đến tuổi "Thất Thập Cổ Lai Hy" nhạc sĩ Phú Quang trí nhớ có "vấn đề". Nhất là những ca khúc của ông phổ từ thơ của các thi sĩ. Trong đêm nhạc được tổ chức ở Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 26-27/12/2018.  (Đêm Nhạc Phú Quang  "Trong Miền Ký Ức"), ông đã nhắc đến những trận Bom B52 đã làm cho ngôi nhà cha mẹ của ông đổ sập...ở trong LỜI TỰA  bài viết quảng cáo cho show ca nhạc của ông. Nhưng theo danh sách các nhạc khúc của ông, tôi không nghe bài nào có tiếng bom B52 cả...

 

Khi  nói về những ca khúc trong chương trình thì ông bảo có xử dụng ý thơ của các thi sĩ ....

"Tội nghiệp," ông không nhớ nỗi tác giả thơ của từng bài hát, tôi phải bỏ công ra tìm thì mới biết được ai là tác giả thơ của những ca khúc ông viết:

 

-Hà Nội Ngày Trở Về, thơ: Doãn Thanh Tùng

-Im Lặng Đêm Hà Nội, thơ:Phạm Thị Ngọc Liên

-Romance 1 - Lời thơ :Ý Nhi

-Mơ Về Nơi Xa Lắm - thơ: Thái Thăng Long

-Khúc Mùa Thu , thơ: Hồng Thanh Quang

-Tình khúc 24, Thơ: Dương Tường

-Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, thơ: Tạ Quốc Chương

-Mẹ, thơ: Hồng Thanh Quang

-Biển, Nỗi nhớ và Em, thơ: Hữu Thỉnh

-Nỗi Nhớ Mùa  Đông, thơ: Thảo Phương

-Chiều Phủ Tây Hồ, thơ :Thái Thăng Long

-Em Ơi Hà Nội Phố-  thơ :Phan Vũ ( Đây là bài hát đã mang đến cho Phú Quang giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc )

...v.v..

 
Khi nghe một ca khúc của Phú Quang, không có tên tác giả thơ, với một người dễ tính, bình thường, thì đó là những ca khúc sáng tác của Phú Quang. Với một người tôn trọng tài sản trí tuệ khi nghe một ca khúc của Phú Quang thì sẽ có câu hỏi:  "Không biết tác phẩm này của Phú Quang là do ông ấy sáng tác hay phổ từ thơ của ai ?"


Phổ thơ không có xấu, trừ khi vất tên của tác giả thơ đi thì hành động đó không chấp nhận được trong một thế giới văn minh. Trường hợp nhạc sĩ Phú Quang có khác đi, lúc mới phổ biến ca khúc phổ từ thơ, ông có ghi hay nhắc tên tác giả thơ ở tác phẩm. Sau một thời gian tác phẩm nổi tiếng, thì những ca khúc phổ thơ của ông chỉ còn độc tên ông...

 

Trong một Video Clip về  bài hát "KHÚC MÙA THU" Phú Quang nói là ca khúc này viết tặng cho hai người bạn (thật ra chỉ là Nhạc phổ Thơ), trong video clips Phú Quang nói về người Việt ở Quận Cam, California.USA,  Phú Quang bảo ông ta qua đây thăm một người bạn là TIẾN SĨ (Sic) và Phở ở Quận Cam dở tàn tệ, dân Việt ở Quân Cam đa số là DANH CA, (đánh cá).

Không hiểu tại sao Nhạc sĩ Phú Quang lại phát biểu như thế, quả tình tôi không rõ Phú Quang học đến lớp mấy và học ở đâu. Nhưng  nghề đánh cá có gì xấu xa ? Đức chúa JESUS khi xưa cũng đã từng đi đánh cá ... (không biết nhạc sĩ Phú Quang có biết chuyện này không?)

 

link video clip:

 

Một bài báo viết về chuyện nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ nhiều bài hát hay về Hà Nội. Ông cho biết: "Thật lòng mà nói hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ khác nhau...Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi cũng luôn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ của họ, để tỏ lòng tôn kính người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình".(Hữu Du)

 

À té ra ông ấy thích "văn chương" , đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ với trí nhớ không được tốt của Phú Quang, những tác phẩm phổ thơ của ông chỉ còn ghi là : Sáng tác Phú Quang.

 

Các bạn thử nhìn vào các tác phẩm của Phú Quang ở trên internet và ở các CD, DVD của các nhà sản xuất âm nhạc thì sẽ biết.

 

Ở một bài viết trước đây "THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ" trên Tạp Chí Hợp Lưu tôi có viết:

 

 "Những ca khúc của Việt Nam hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

 

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

 

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

 

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

 

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ." (Đặng Hiền)

 

Và trong một đoạn viết ngắn trên FB cá nhân vào ngày hôm qua tôi có hỏi :

 

"Nếu một người viết ca khúc lấy nguyên một bài thơ của người khác, thêm bớt một vài câu để thành ca từ rồi vất tên tác giả bài thơ đi. Thế gọi là gì ???"

 

Thì nhận được nhiều bình luận, đa số cho rằng đó là hành động không tốt, là ăn cắp, thậm chí ăn cướp...

 

Qua bài viết ngắn này, theo tiêu chuẩn của Phú Quang,  xin thưa đó là : từ "SÁNG TÁC" sang "TỐI TÁC" ạ.

 

ĐẶNG HIỀN

(12/12/2018)

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Tư 20204:09 SA
Khách
Tôi muốn biết lời bài hát"trong miền ký ức" , nó là của PQ hay nhà thơ nào mà tôi tìm mãi ko ra. Bởi vì nó quá giống thung lũng Thác bà thác ông- thủy điện thác bà (cũng có thể là ngẫu nhiên) nơi kỷ niệm ko thể quuên của nhiều thân phận!. Xin cho biết. Cám ơn!
15 Tháng Mười Hai 20188:10 SA
Khách
-Có bạn "Lê Đình" đọc bài này trên FB của Hợp Lưu, có ý kiến rằng :..."Có chút gì đó phảng phất sự đố kỵ".
Và chúng tôi đã trả lời:
-Chúng tôi không hề đố kỵ Nhạc sĩ Phú Quang, chỉ muốn không có những chuyện như vất tên tác giả THƠ ra khỏi tác phẩm một cách vô ý . Thật ra, nói ra những "chuyện tệ hại" đó là để giúp cho xã hội được tốt hơn, và cũng giúp cho những nhạc sĩ bị "lơ dãng" quên sẽ nhớ lại và giữ được phẩm giá. Có thể bạn là người ái mộ của nhạc sĩ Phú Quang, nhưng cũng nên bình tĩnh và sáng suốt để nghe hoặc đọc những chuyện khác với ý của bạn.(TCHL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 20196:16 CH(Xem: 16141)
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi và Phát triển Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 10 tại thủ đô Vientiane, ông Khampheng Saysompheng nêu rõ vào khoảng 4 giờ sáng và 7 giờ sáng ngày 21 tháng11 đã xảy ra hai trận động đất độ lớn lần lượt là 5.9 và 6.1 tại huyện Saysathan, tỉnh Xayaburi, giáp biên giới Thái Lan. Ông Saysompheng nói thêm đây là trận động đất mạnh hiếm có và rất nhiều năm mới xảy ra tại Lào.
16 Tháng Mười 20193:08 CH(Xem: 16706)
Ngày 31/07/2019 chính phủ Lào chính thức gửi hồ sơ tới Ủy Hội Sông Mekong / MRC về dự án xây con đập dòng chính Luang Prabang với yêu cầu tiến hành thủtụcPNPCAba giai đoạn: (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement. Thay vì ra thông báo ngay,MRC đã trì hoãn 7 tuần lễ saumới đưa ra thông cáo báo chí về sự kiện này.Đến ngày 25/09/2019, MRC đãbào chữa cho quyết định im lặng 7 tuần lễ với lý do: “Thông báo của Lào gửi tới chưa đầy đủ để có thể tiếp cận với phần tổng quan của dự án / project overview và lộ trình tham khảo / roadmap for consultation, giúp quần chúng hiểu tốt hơn về dự án và tiến trình tham vấn.” Cũng vẫn ban Thư ký MRC giải thích tiếp,“Học được từ kinh nghiệm, lần này chúng tôi có kế hoạch thông báo chính thức khi có đủ những tài liệu cần thiết để quần chúng và các bên liên quan / stakeholders có thể khảo sát và đóng góp ý kiến cho tiến trình tham vấn thêm ý nghĩa.
27 Tháng Chín 20199:49 CH(Xem: 16619)
Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực:“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011.
23 Tháng Tám 20199:39 CH(Xem: 16836)
Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
23 Tháng Tám 20197:53 CH(Xem: 17553)
Cách đây không lâu, tôi đọc được bài viết “Ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ mới” của TS Nguyễn Xuân Diện và Trần Văn Toàn trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (36) năm 1998, trang 46-53, đăng lại trên blog của tác giả Nguyễn Xuân Diện (http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/10/anh-huong-cua-tho-uong-oi-voi-tho-moi.html). Phải nói đây là một bài viết công phu, tuy chưa lý giải thấu đáo đến mọi khía cạnh của vần đề. Một số vấn đề cần có sự trao đổi thêm. Trước mắt, tôi xin có một vài nhận xét.
03 Tháng Tám 201910:10 CH(Xem: 17449)
Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.
16 Tháng Bảy 201911:23 CH(Xem: 19234)
Lần đầu được đọc tập ký hoàn chỉnh của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một tác giả người Việt hải ngoại, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra sự so sánh với hàng ngàn vạn bài ký “mậu dịch” của hơn tám trăm tờ báo dưới sự chăn dắt của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hóa ra, đó toàn là những sản phẩm đồng phục được chế tác bởi những tác giả, qua sự đào luyện của hệ thống trường ốc, trong đó, cá tính đã được mài nhẵn, tư tưởng được kiểm soát chặt chẽ, mọi phản biện xã hội đều bị giới hạn trong phạm vi cho phép, vì thế, cái gọi là ký ấy chỉ là những văn bản véo von ca ngợi, tự sướng của những cây bút thủ dâm chính trị, tự huyễn hoặc mình. Loại báo chí ấy chẳng những không có lợi, mà trái lại, rất có hại, bởi nó thực chất là dối trá, lừa phỉnh nhân quần.
12 Tháng Sáu 20196:05 CH(Xem: 20371)
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802-1804), trong Thanh Hiên thi tập.(1) Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất, và kỳ lạ bậc nhất của Tố Như, khi ông chưa tới tuổi “tam thập nhi lập.” Hay và kỳ lạ, song xưa nay nó mới chỉ được điểm qua, chưa hề được phân tích bình giải một cách thấu đáo. (Trong khi, bài Độc Tiểu Thanh ký xếp liền sau đó lại được khai thác khá kỹ trong hàng chục bài viết - ở các bậc phổ thông, đại học và nhiều diễn đàn văn chương). Có lẽ, bởi tính chất kỳ lạ và trừu tượng đến khó hiểu của nó?
15 Tháng Năm 20195:35 CH(Xem: 23978)
Trên vạn dặm Trung Hoa, trong số những di tích lịch sử tôi có dịp được tham quan, có lẽ đền thờ Nhạc Phi nằm ở chân núi Thê Hà cạnh Tây Hồ, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang là di tích để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên hơn cả. Đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của khu đền là giữa không gian rộng rãi, có khu mộ Nhạc Phi cùng con trai Nhạc Vân, đối diện là bốn bức tượng sắt quỳ nhốt trong cũi sắt, đã tạo nên nét đặc sắc chưa từng thấy trong các di tích lịch sử ở Trung Quốc cũng như trên thế giới… Hơn hai trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã tới nơi này, để lại 5 bài thơ chữ Hán vịnh sử bất hủ về Nhạc Phi và những kẻ thủ ác hãm hại người anh hùng của đất nước Trung Hoa cổ đại.
14 Tháng Năm 20199:20 CH(Xem: 20899)
Bài thơ: “Cúng Dường” của thiền sư, thi sĩ Tuệ Sĩ đã được nhiều giảng sư, luận sư, triết gia chuyển dịch, tất cả đều dịch rất sát, rất hay, nhưng trên ý nghĩa của mặt chữ, đã khiến dư luận cảm thương, tội nghiệp khi đọc thi phẩm này, mà theo tôi, sự giải thích sát nghĩa như vậy đã ngược lại hoàn toàn tính hùng vĩ và đại bi tâm của nhân cách tác giả và thi phẩm.