- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH – NHẬP CUỘC VÀ RA ĐI

23 Tháng Giêng 202012:07 SA(Xem: 15852)
CU LDKinh-nguyetquynh



Tiếng khóc ai oán của chị Nhung con cụ Lê Đình Kình - người bị lực lượng cưỡng chế giết chết ở Đồng Tâm - như một nhát dao xuyên suốt tất cả trái tim những ai lắng nghe nó. Cho dù họ là người của chính quyền hay các nhà hoạt động, những người khác hẳn nhau về chính kiến.

 

Ở giữa những nức nở ấy là hình ảnh hãi hùng của cụ Kình: bị bắn gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm. Cụ ra đi đúng 3 giờ sáng hôm 9 Tháng Giêng, ngay tại nhà của mình.

 

Trong cái cảm giác thương xót tận cùng, câu hỏi trong đầu mọi người vẫn là: Tại Sao? tại sao lại vào lúc này, ngay những ngày cận Tết? Ai có thể biện minh cho hành động huy động công an, quân đội xông vào nhà riêng của dân, đánh giết họ như đánh úp kẻ thù vào lúc 3 giờ sáng?

 

Câu hỏi dẫn đến những biến cố thương đau như một diễn trình của lịch sử. Từ Văn Giang, Dương Nội cho đến Hưng Yên, ... cũng ào ạt quân đội, công an, cũng mịt mù khói súng và tiếng gào khóc. Những vụ cưỡng chế tiếp nối cưỡng chế, những quy hoạch và đền bù rẻ mạt, … Đó là số phận thảm thương của dân nghèo VN. Nhưng cách hành xử của chính quyền, những gì tiếp nối sau đó mới là bi kịch của đất nước này. Bi kịch của những người tiếp tục phải sống với cái giả dối, tàn nhẫn đến trần trụi của chúng:

 

-          Thông Báo : Sau khi xông vào nhà dân vào nửa đêm, giết chết cụ Kình và bắt đi một số người, Bô Công an ra thông báo trên giấy trắng mực đen rằng “những người dân này đã tấn công lực lượng chức năng, trong quá trình họ đang tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn vào sáng ngày 9/1

 

-          Xử Lý : Với vẻ mặt thất thần, cụ bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình kể lại với người phóng viên cung cách lấy cung của công an: "Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân …”

 

-          Và Tuyên Dương : Giữa những đau thương, tang tóc của gia đình nông dân Lê Đình Kình, Nguyên thủ quốc gia truy tặng ngay huân chương chiến công hạng nhất cho ba chiến sĩ công an bất hạnh. Chẳng có tên giặc xâm lược biển đảo nào bị giết vì họ. Cái chết phí hoài, vô nghĩa và những huân chương trên xác của người dân chỉ mang đến một sự sỉ nhục lớn đối với lực lượng công an và đối với linh hồn người đã khuất!

 

Để bôi xoá danh dự của một người đã khó, nói chi đến một làng. Dân Đồng Tâm đã một thời hy sinh bảo vệ đất nước bằng máu của chính họ, đâu thể nào chỉ qua một đêm lại trở thành những kẻ gây rối, một bọn xì ke ma tuý. Sự thật luôn luôn là một vũ khí mạnh mẽ nhất, và chính nó đang xoá sạch thanh danh, nhân cách của những kẻ đã xuống lệnh bôi nhọ họ.

 

Tôi không khóc cụ Kình, tôi nghĩ nhiều người cũng thế, nỗi đau làm cho nước mắt con người khô cạn. Tôi cúi đầu trước một công dân đáng kính, một thủ lĩnh tinh thần của Đồng Tâm. Không thể nào tìm kiếm công lý và công bằng trên một đất nước dẫy đầy oan sai dành cho số phận người dân thấp cổ bé miệng. Cụ Kình đã chọn cuộc chiến cuối với thái độ rất rõ ràng và quyết liệt. Những video trên mạng còn ghi lại những tâm huyết của cụ qua một số các chia sẻ:

"… vì chúng ta là người dân sống có trình độ và có văn hóa nên chúng ta vẫn tôn trọng cái đó (số hecta đất quốc phòng). Nếu họ cứ xây trên 47,36 hecta thì chúng ta đồng tình ủng hộ và giúp đỡ họ. Còn nếu họ nhích ra bên ngoài cái 47,36 hecta đó, mặc dù chỉ 1 mét vuông, thì chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất của chúng ta.

"59 hecta của chúng ta to thật nhưng danh dự danh sự phẩm chất con người của xã Đồng Tâm là quê hương anh hùng thì cái danh dự đó còn lớn hơn. Và chúng ta phải bảo vệ đến cùng,"

 

Và cụ đã bị giết chết, một người mà cho đến tận cuối đời vẫn trung kiên với dân tộc và đất nước, một người chọn sống với phẩm giá và sẵn sàng chết cho điều mình lựa chọn. Cụ Kình đã ra đi, công dân Lê Đình Kình đã nhập cuộc và ra đi như thế giữa cuộc đời này. Tôi không tin rằng bất cứ một thế lực nào có thể làm vấy bẩn một con người như vậy. Sáng ngày 13 tháng giêng, tất cả người dân thôn Hoành đã chít trắng khăn tang tiễn đưa cụ. Người ta bảo rằng không chỉ riêng toàn bộ người làng Đồng Tâm mà người dân ở các làng lân cận cũng đeo tang trắng.

 

Số phận của dân làng Đồng Tâm coi như đã được định đoạt. Nhưng tôi lại có cái cảm giác rằng Đồng Tâm bỗng dưng trở thành cuộc chiến riêng của mỗi người - Những cái tát trên mặt cụ bà Dư Thị Thành; gương mặt méo mó, thâm tím vì bị tra tấn cùng những lời thú tội của con cháu cụ Kình; Những thông tin bất nhất từ Bộ Công an;... – Tất cả đã phơi bày một chế độ cực quyền cùng phẩm chất của nó đối với người dân. Và cái kết thúc của của nó khiến người ta rùng mình ghê sợ! vô hình chung nó đánh thức phần lương tâm sâu thẳm nhất trong mỗi con người.

 

Thực ra cụ Kình đã không chết, nếu coi cái chết là một sự chấm dứt. Một cụ già ở tuổi 84 vẫn tuyên chiến với cái ác và bạo lực đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh. Chính viên đạn xuyên suốt vào trái tim hào hiệp của cụ đã khiến người ta trăn trở về xã hội VN, về phẩm chất cuộc sống của riêng mình.

 

Số phận 22 người dân đang chờ bị khởi tố đang nằm trong bàn tay của chính quyền. Cái sống và cái chết của họ tuỳ thuộc vào nhóm lãnh đạo CS, nhưng nó cũng tuỳ thuộc vào thái độ hành xử của tất cả mọi người, từ các cán bộ quan chức trong bộ máy chính quyền, các nhân sĩ trí thức, các tổ hợp luật sư, các tổ chức chính trị, các nhà hoạt động, … cho đến người dân bình thường.

 

Sự “im lặng” kéo dài quá lâu đã là đồng phạm trên biết bao thảm cảnh của người dân, liệu nó có còn tiếp tục trên thảm kịch của Đồng Tâm? Câu hỏi này xin dành cho tất cả chúng ta, những người có thể vô can nhưng không hẳn đã là vô tội.

 

NGUYỆT QUỲNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89461)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98723)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96312)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95585)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88275)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 96824)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.
02 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91336)
"... B iểu hiện rực rỡ nhất của hoài niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi.."
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112967)
S inh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93553)
T rường thơ Loạn manh nha từ nhóm thơ Bình Định với những tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên. Đến năm 1936, nhận thấy tính khuynh hướng nổi trội trong sáng tác của từng người, Hàn Mặc Tử đã chủ trương thành lập trường thơ Loạn cùng với Yến Lan, Bích Khê và Chế Lan Viên. Từ đó mà trường thơ Loạn thực hiện cuộc hành trình đi từ âm vang Đường thi đến thung lũng đau thương , tràn bờ sang cả những bóng ma Hời trên tháp Chàm u uẩn, rồi chọn cho mình điểm dừng ở cuộc duy tân của Bích Khê.
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94654)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL