- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÂU CHUYỆN CỦA TRƯỜNG SA

03 Tháng Tám 201910:10 CH(Xem: 17394)


Câu chuyện của Trường Sa 1
Nguyễn Đặng Minh Mẫn- ảnh Internet
Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.

 

Không có con đường nào dẫn tới dân chủ mà không cónhững hy sinh. Tôi cũng muốn được sưởi ấm trái tim của chúng ta bằng câu chuyện của cô. Và tôi tin rằng để nói một lời cám ơn đến chị, không gì hơn là chia sẻ lòng biết ơn đó đến với mọi người.

 

Trong một dịp rất tình cờ, các bạn tù đã gọi tên cô là Trường Sa. Trường Sa, tên một hòn đảo đã mất, đối với nhiều người VN, Trường Sa được đánh dấu bằng nỗi đau, bằng ký ức của một cuộc hải chiến đẫm đầy máu lệ. Nhưng cái tên Trường Sa khi đặt cho người thiếu nữ này, nó đem lại cho chúng ta một niềm hy vọng, nỗi ấm áp, và đầy ắp yêu thương.

 

Tên thật của cô là Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Cô nhỏ người, xinh xắn, nhưng khuất phục được cô là một điều không tưởng.Năm 2013, Minh Mẫn bị bắt cùng với mười ba thanh niên khác. Đây là vụ án lớn nhất vào thời điểm bấy giờ, tất cả đã bị khép với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Minh Mẫn là một trong ba người lãnh án nặng nhất.Trước tòa, cô cương quyết không nhận tội,chỉ xin giảm án nhẹ cho mẹ và anh trai. Về phần mình, Mẫn nói: “với tôi thì không cần thiết, vì những gì tôi làm thì tôi chịu và tôi không cần sự khoan hồng”.

 

Kết quả,tòa án Nghệ An đã tuyên án Mẫn lên đến tám năm tù!

 

Vận mệnh, tai ách của đất nước đã áp đặt lên người phụ nữ VN những điều vượt quá sức chịu đựng của họ. Tuy nhiên, tám năm thanh xuân cùng những gì được nghe về Mẫn đã khiến tôi tự hào về cô, về những người phụ nữ của đất nước mình. Niềm tự hào đó có lúc đã làm tôi rơi nước mắt. Có người mẹ nào trên thế giới nàyphải chịu trói tay,chứng kiến những oan sai của con mình như mẹ của Minh Mẫn, của Phan Kim Khánh, của Trần Hoàng Phúc, … tôi nhớ tiếng gàokhóc của mẹ anh Hoàng Đình Cương bên ngoài phiên xử của con và tôi không khỏi rưng rưngtrước sự dũng cảm của chị Huệ, mẹ TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình.

 

Trước bản án khắc nghiệt 10 năm của con trai, chị Huệ đã nhiều đêm mất ngủ. Chị nhớ ánh mắt cương nghị của con, nhớ bàn tay con đặt lên ngực như một lời nguyện thề dấn thân, và chị viết cho con: “Mẹ chỉ muốn xin lỗi con, vì những giọt nước mắt yếu đuối của một người mẹ. Giờ mẹ sẽ đi cùng con trên chặng đường đầy cam go này, yêu nước không có tội con ạ ...!”. Ơi những người mẹ yêu con! Những người mẹ yêu thương cuộc đời của con hơn cả chính bản thân mình. Chính các chị đã cho đất nước này những người con gái, con trai như Mẫn, như Phúc, như Khánh, như Bình,… Chính các chị đang viết nên những giá trị mới cho một xã hội đang khủng hoảng niềm tin này.

 

Ở vào cái thời điểm của năm 2010,nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa là một điều cấm kỵ đối với lãnh đạo cộng sản. Vậy mà, một ngày kia người ta bỗng bắt gặp ba chữ viết tắt HS.TS.VN ở khắp mọi nơi. Ngày ấy, Mẫn là một trong những người đã đóng góp tích cực cho phong trào này. Cô đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, dùng sơn xịt, kẻ chữ, vẽ chữ, rải truyền đơn, …

 

Ban đầu HS.TS.VN chỉ xuất hiện ở những nơi hoang vắng, nhưng dần dần nó lộ diện ngay cổng trường học, công khai bên góc phố, trên bến xe, nơi tấp nập đông người qua lại. Thoạt đầu, người ta thấy nóở Bình Dương, rồi lan đến Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn v.v… Trong những bóng người hàng đêm, âm thầm trên khắp các nẻo đường đất nước, đi viết lên thông điệp khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc có cái bóng dáng bé nhỏ của hai mẹ conMẫn. Gia đình Mẫn có tổng cộng bốn người, thì hết cả ba đã bị bắt. Mẹ, anh trai và cô. Cả ba đều cùng bị kết án với điều "79 BLHS".

 

Vào đến trại giam, những tháng đầu tiên, Mẫn đã khiến quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Ngay từ nhỏ,Mẫn đã rất bám mẹ. Khi biết mẹ cũng bị giam trên lầu, một lần quá nhớ, Mẫn đã viết cho mẹ trên cái bo cơm bằng nhựa hàng chữ: “bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Chẳng biết cái bo cơm có luân phiên đến được tay người mẹhay không, nhưng hàng chữ đã khiến Minh Mẫn bị biệt giam đến 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha, nhưng Mẫn không đồng ý. Cô cho rằng họ tùy tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn. Lần lữa hết một tháng, rồi một tháng 10 ngày, cuối cùng quản giáo đành phải thả cô ra.

 

Tám năm trong tù của Mẫn là tám năm chúng ta nghe về những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cô. Năm 2014, nghe tin Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa nước ta. Khi đi lao động, một lần nữa, Minh Mẫn và mẹ đã viết lên nón lá những chữ viết tắtkhẳng định chủ quyền biển đảo. Cả hai đã bị quản giáo tịch thu mất nón lá. Tuy nhiên, điều xúc động bất ngờ là những ngày sau đó, họ lại nhìn thấy ba chữ HS.TS.VN được viết trên nón lá của những người bạn tù khác. Rồi có lẽ, để nói lên một lời tri ơn sâu xa nhất đến hai mẹ con, những người bạn tù đã gọi họ bằng cái tên Hoàng Sa và Trường Sa. Mẫn mang tên Trường Sa là từ đó.

 

Khi bị chuyển ra trại giam ở Thanh Hóa, Minh Mẫn liên tiếp bị kỷ luật. Cứ vài tháng chúng ta lại nghe tin cô tuyệt thực. Năm 2014, cô tuyệt thực hai lần cùng TNLT Cấn Thị Thêu và Hồ thị Bích Khương để phản đối trại giam cho xây 4 lớp cửa cách ly tù nhân chính trị. Năm 2015, cô tuyệt thực cùng TNLT Tạ Phong Tần để phản đối hành vi tàn bạo, khắc nghiệt của trại giam, …Minh Mẫn đã cho chúng ta thấy rõ một điều SỢ HÃI là thứ vũ khí điều khiển xã hội hiệu quả nhất mà lãnh đạo CS mong muốn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chưa bao giờMẫn trao cho họ thứ vũ khí đó.

 

Nếu ngày hôm nay bạn chưa dám lên tiếng vì những bất công đang diễn ra quanh mình, nếu bạn còn im lặng trước những án oan sai của người yêu nước, nếu bạn tiếp tục chấp nhận sống với những BOT bẩn, … xin được tặng bạn những con búp bê của Mẫn. Những con búp bê do Mẫn tự tay làm và gởi ra cho mẹ những lần cô được thăm nuôi.

 

 Câu chuyện của Trường Sa 2

Phải nói là chưa có một thông điệp nào từ nhà tù lại mạnh mẽ, tươi thắm và đáng yêu đến thế. Đó là những con lật đật mặc áo, đội mũ, mang màu cờ vàng của miền Nam VN...

Câu chuyện của Trường Sa 3


Giờ này có lẽ Minh Mẫn đang ngồi trên một chuyến xe đò trở về Trà Vinh. Xin được chào đón Mẫn bằng những bông hoa tươi thắm và xin được khép lại câu chuyện ở đây. Câu chuyện của Trường Sa, một trong những câu chuyện đã làm nên Việt Nam.

 

NGUYỆT QUỲNH

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 201810:26 CH(Xem: 21393)
Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng “thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh. Lịch sử ta chép rằng một trong những truyền thống của người Việt cổ là tín ngưỡng thờ cúng các vị anh hùng, thũ lĩnh. Người VN trọng cái khí phách, cái đảm lược của một tướng lĩnh trước gian nan, kính cái đức hy sinh, thờ người dám xả thân vì nước; bởi thế cho nên lại càng thêm khinh ghét những kẻ nhu nhược, luồn cúi, làm tay sai cho giặc. Thời Pháp thuộc cha ông ta có câu vè để răn con cháu: " Việt Gian có lũ thằng Tường / Thằng Lộc thằng Tấn thằng Phương một bầy"
16 Tháng Mười Một 20187:55 CH(Xem: 24893)
Tôi không nghĩ rằng giới nhạc sĩ VN lại coi thường giới làm thơ, đến độ dùng thơ của người ta để tạo thành ca khúc, xong vất tên của người ta ra và không thèm ghi tên tác giả thơ vào tác phẩm. Vì hành động đó là hành động đốn mạt của kẻ vô sỉ, hành động ăn cắp tim óc của người khác.
11 Tháng Mười 20189:26 CH(Xem: 22895)
Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong phiên họp bất thường ngày 8.10.2018 đã biểu quyết 100% thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị Thủ Thiêm, nguồn kinh phí 1.500 tỷ từ ngân sách nhà nước. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều phản ứng của người dân thông qua mạng xã hội và những ý kiến trên báo chí (1) xoay quanh hai vấn đề: 1. Thủ Thiêm là khu vực đang “nóng” do những sai phạm về đất đai của chính quyền thành phố gần 20 năm qua; 2. Sự cần thiết của công trình văn hóa này so với nhu cầu bức thiết về những công trình dân sinh khác như bệnh viện, đường xá...
02 Tháng Mười 20188:19 CH(Xem: 25066)
Hơn 40 năm sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước CSVN đã thiết lập vội vã nhiều dự án trọng điểm rất tốn kém với tham vọng nhằm "cải tạo" ĐBSCL, đa phần là can thiệp thô bạo gây tác hại trên hệ sinh thái mong manh của cả một vùng châu thổ. Do tính cục bộ, thiếu sót trong Đánh giá Tác động Môi trường Chiến lược [SEA / Strategic Environment Assessment] của toàn ĐBSCL, chỉ với những "nghiên cứu mệnh danh là khoa học" nhưng theo phong cách: làm nhanh ăn nhanh; chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm lợi ích các chủ đầu tư, rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra đánh bạc, bất chấp ý kiến của họ, đồng thời trấn áp các phản biện và gạt bỏ mọi khuyến cáo của các chuyên gia kinh nghiệm có thẩm quyền.
29 Tháng Chín 20184:52 CH(Xem: 23948)
Trong lịch sử văn học nước nhà có hai nhân vât vừa là nhà thơ vừa là vị tướng cũng là hai nhà văn hoá lớn, họ có nhiều nét tương đồng về sự vượt thoát ra ngoài khuôn khổ giáo lý hiện hành. Đó là Tuệ Trung thượng sĩ thời Trần và Nguyễn Công Trứ thời Nguyễn. Ứng xử văn hoá của hai ông rất gần với chữ Phóng - vượt thoát ra ngoài.
02 Tháng Tám 20184:54 CH(Xem: 27080)
Phan Nhật Nam cũng là bút hiệu, Rốc là tên gọi ở nhà; sinh ngày 9/9/1943, tại Phú Cát, Hương Trà, Thừa Thiên, Huế; nhưng ngày ghi trên khai sinh 28/12/1942, chánh quán Nại Cửu, Triệu Phong, Quảng Trị. / 1954-1960 tiểu học Mai Khôi Huế; Saint Joseph Đà Nẵng; trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng / 1963-1975 tốt nghiệp Khoá 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, gia nhập binh chủng Nhảy Dù, qua các đơn vị Tiểu Đoàn 7, 9, 2, và Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù; Tiểu Khu Bà Rịa Long An; Biệt Động Quân; Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương 4 và 2 Bên.
30 Tháng Bảy 20181:48 CH(Xem: 24848)
Tác phẩm của Phạm Tăng thật lạ lùng quyến rũ. Hội họa ư? Ta chỉ thấy những mảng khảm, cẩn, màu sắc và hình thái vô cùng khác biệt toát ra từ một phép luyện đan mê ảo của đất trời như những viên đá quý hoặc những tia phún thạch từ hoả sơn phun ra. Những sắc diện lấp lánh tia vân tựa như vô vàn dòng điện giao thoa này, khi đông đặc, đã đóng cứng cái trận đồ của những lực nguyên thuỷ như ta thường thấy trong rễ cây, trong nham thạch, trong vũ điệu của lửa.
16 Tháng Bảy 20182:53 CH(Xem: 23921)
Ngày 16/7/2018, Vladimir V Putin, Tổng thống Cộng Hòa Nga nhiệm kỳ 4 (2018-2024), sẽ họp thượng đỉnh với Donald J Trump, Tổng thống thứ 45 Mỹ (2017-?). Theo Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, John Bolton, người mới qua Moscow dàn xếp cuộc gặp tay đôi, hay “một đối một” [One-on-One] này, hai bên sẽ thảo luận những vấn đề an ninh quốc gia giữa hai nước. Chủ đích cùa Trump—người từng mời Putin qua thăm Nhà Trắng nhân cuộc điện đàm chúc mừng Putin tái đắc cử ngày 20/3/2018—là cải thiện bang giao giữa hai siêu cường, và đổng thời, răn đe Trung Nam Hải. (Putin đã được chọn làm Quyền Tổng thống khi Boris Yeltsin tữ chức ngày 11/12/1999 để tránh bị impeached; đắc cử nhiệm kỳ I ngày 26/3/2000).
12 Tháng Bảy 201810:21 CH(Xem: 23811)
Tôi mơ về một nước Việt Nam hoà bình, tân tiến trên nền tảng của những giá trị tinh thần mà lịch sử đã nhồi vào nền văn hiến của nước ta. Cả cuộc đời xã hội của tôi là để đóng góp vào sự ước mong ấy. Trần Ngọc Ninh, Ước Vọng Duy Tân, 2012
12 Tháng Sáu 201811:40 CH(Xem: 24731)
"Chúng tôi đang đứng ở mút cuối con Sông Hậu, nhìn từng đợt sóng vỗ vẫn còn màu nâu nhạt của phù sa nơi cửa Trần Đề, khúc sông trải rộng để chan hoà vào biển cả; bao nhiêu cảm xúc tràn về, như một flashback, chợt nhớ lại hơn một lần qua Long Xuyên, nơi có tượng đài Bông Lúa của Mai Chửng, một cố tri và cũng là một tên tuổi lớn trong lãnh vực điêu khắc của Miền Nam". Tượng đài Bông Lúa biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp, là tác phẩm đồ sộ bằng đồng lá đã được dựng tại thị xã Long Xuyên (1970), một tỉnh lỵ Miền Tây. Một bó lúa vươn lên ngất trời được Đinh Cường thêm vào mấy chữ mô tả thực đẹp: “Phơi phới của mùa lúa con gái...