- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẤY NGUYÊN BÀI THƠ CỦA NGƯỜI KHÁC, BỎ VÀO LỜI CA RỒI BẢO LÀ "SÁNG TÁC" CỦA MÌNH???

14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27425)
1314494966_silva_kaputikjan
Nhà thơ Silva Kaputikyan (1919-2006)

Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.

Trong lời giới thiệu bài "Không Tên Số 50" nói là nhạc sĩ Vũ Thành An lấy cảm hứng từ bài thơ của đại thi hào Nga "Aleksandr Sergeyevich Pushkin" , đó là sự nhầm lẫn của ban biên tập.Thật ra bài thơ này này là của nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian .Trong tất cả các clips video khác của ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50" không hề nhắc đến tác giả của bài thơ, có thể người ta không biết, hoặc vì tác giả bài nhạc đã cố tình quên.Thậm chí trong trang mạng cá nhân của Vũ Thành An (vuthanhan chấm com) có đăng “Bài Không Tên Số 50” với lời ghi chú ở đầu bài “Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. (SIC)

Music sheet bai khong ten 50-VuThanhAn

Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Minh Huyền đăng ở báo CAND vào ngày 01/09/2006:

TÁC GIẢ CỦA " EM BẢO ANH ĐI ĐI / SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI" QUA ĐỜI.

Ngày 29/8, tại Erevan đã cử hành trọng thể tang lễ nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian. Ở Việt Nam, tuy không có nhiều tác phẩm của Kaputikian được phổ cập nhưng từ lâu gần như ai cũng biết tới bài thơ lừng danh của bà: “Em bảo anh đi đi…” qua bản dịch của một dịch giả vô danh.

Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay "đổ vấy" cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?

Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?"

Bài thơ này tôi cũng đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi không biết tên dịch giả cũng như tác giả đích thực của nó. Chỉ khi sang du học ở Liên Xô, trong một lần đọc tuyển tập thơ tình bằng tiếng Nga, lần đầu tiên tôi mới biết tới cái tên nữ sĩ Kaputikian với rất nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài "Em bảo anh đi đi...". Và càng đọc những bản dịch thơ bà ra tiếng Nga, tôi càng cảm thấy thích thú giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường của Kaputikian. Thậm chí đã có lần tôi còn thử dịch bài thơ trên của bà theo cách cảm nhận riêng của mình:

Phải, em đã bảo "Đi đi!",
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!

Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!

Tình yêu trong thơ Kaputikian dẫu trắc trở nhưng vẫn kiêu hãnh và nhân ái, ngay cả trong cảnh ngộ trớ trêu nhất:

Hai chúng mình đều tha thiết
yêu đương
Nhưng em yêu anh, còn anh
yêu người khác.

Hai chúng mình đều cháy lòng |
khao khát
Em khát khao anh,
anh khát khao người.

Anh đợi một lời, một lời
em cũng đợi,
Em đợi lời anh, anh đợi người ấy
buông lời...

Em trong mộng chỉ thấy
anh hiển hiện,
Anh chỉ mơ về người ấy
trong đêm...

Thì đành vậy, một khi số phận
Đã sắp bầy tàn nhẫn với hai ta.

Ta có làm sao đâu khi đều cùng
tình yêu gắn bó,

Dẫu anh chỉ dành cho người,
còn em chỉ muốn hiến dâng anh...

Không dễ lạc quan trong tình huống này, nhưng Kaputikian đã giữ cho thơ mình được giai điệu dẫu chua chát nhưng không tuyệt vọng... Chính với tâm thế ấy nên khi viết những tác phẩm mang tính công dân, Kaputikian đã càng thành công hơn và rất được chính giới ở Liên Xô trước đây cũng như ở Armenia hiện nay kính trọng.

Bà là một trong không nhiều những nhà thơ Armenia được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Armenia. Nhiều quốc gia đã trao cho bà các giải thưởng văn học. Năm 1998, Viện Địa lý Cambrige (Anh) đã bình chọn Kaputikian là người phụ nữ tiêu biểu trong năm...

Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới...

(Minh Huyền)

Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhạc sĩ Vũ Thành An nên ghi rõ tên tác giả của bài thơ mà ông dùng để viết ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50". Như thế, sẽ tránh được trường hợp mập mờ và hiểu nhầm trong tương lai. Vì sự thật, theo thời gian sẽ luôn là sự thật và không ai có thể lấy bàn tay để che cả mặt trời.

ĐẶNG HIỀN
(Dec. 15-2018)

PHỤ BẢN:
Nguyễn bản bằng tiếng Nga bài thơ "Em bảo anh đi đi...)

ДА, Я СКАЗАЛА: "УХОДИ"

Сильва Капутикян

 

Да, я сказала: "Уходи", -

Но почему ты не остался?

Сказала я: "Прощай, не жди", -

Но как же ты со мной расстался?

 

Моим словам наперекор

Глаза мне застилали слезы.

Зачем доверился словам?

Зачем глазам не доверялся?

 

link:
http://www.foreverlove.ru/silva_kaputikjan_stihi_o_ljubvi.html



BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50

Sáng tác :Vũ Thành An (“Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. )

Em bảo : "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo : "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tinh vào cõi không

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 201712:11 SA(Xem: 28027)
Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017. Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của nhà văn, bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017, ngày 3/3, tại Sài Gòn. Theo tin VOA nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh hiện đang ở California, Hoa Kỳ, ông được nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt trao quyết định tặng Giải Đặc biệt cho hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Hai tác phẩm này đã được đăng trên Văn Việt năm 2016. Vì không thể về Việt Nam trực tiếp nhận giải thưởng này, nhà văn Ngô Thế Vinh đã ủy quyền cho nhà thơ Lý Đợi tiếp nhận và đọc diễn từ nhận giải thưởng Văn Việt 2017.
12 Tháng Hai 20172:31 SA(Xem: 30411)
"Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10,500 chủng loại, bộ sách Hoạ Hình Cây Cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại Học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại. (Peter Shaw Ashton, Giáo Sư Charles Bullard ) Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard
11 Tháng Giêng 20171:19 SA(Xem: 30623)
Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là "xứ tuyết", “nóc của trái đất”, hay "Cực Thứ Ba / Third Pole" -- hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực.
02 Tháng Giêng 201711:18 CH(Xem: 29141)
Tanaka Aki, tên cô gái Nhật Bản, Aki có nghĩa là "Mùa Thu", cô đã không có may mắn được gặp nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng mà cô rất ngưỡng mộ nhất là sau này khi được đọc tác phẩm Người Đi Trên Mây, Sa Mạc, Bụi và Rác. Aki đã bị cuốn hút ngay với tác phẩm Người Đi Trên Mây vì mối quan tâm của cô về môi trường, hoàn cảnh sinh hoạt của Sài Gòn trước 1975. Aki đã từng sống và làm việc ở Việt Nam hơn 13 năm nhưng là thời kỳ sau 1975. Và cô có ý muốn dịch Người Đi Trên Mây sang tiếng Nhật nhằm chia sẻ một tác phẩm hay với độc giả người Nhật.
11 Tháng Mười Hai 201612:35 CH(Xem: 28465)
"Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn." Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201610:47 CH(Xem: 34600)
LTS. Nhà văn Cao Xuân Huy mất ngày 12 tháng 11 năm 2010; vậy mà cũng đã 6 năm rồi. Sau đây là bài viết kết hợp của Ngô Thế Vinh, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Y Thư để tưởng niệm tác giả Tháng Ba Gãy Súng, nhân ngày giỗ thứ 6 của Anh.
31 Tháng Mười 20163:02 SA(Xem: 27143)
Một bài học lịch sử từ cổ đại: Các siêu cường thường suy tàn vì chia rẽ, tranh chấp nội bộ. Liệu Liên Bang Mỹ có suy nghiệm về điều này để tự vượt thắng hay chăng? Siêu cường Mỹ có những khó khăn và rạn nứt; nhưng cũng dư thừa khả năng điều chỉnh, thắng vượt và hàn gắn. Tôn giáo đích thực của đại đa số dân Mỹ trầm lặng là hy vọng và tương lai.
11 Tháng Mười 20161:41 SA(Xem: 28338)
Isaan là một vùng châu thổ rộng lớn trên cao nguyên Khorat trong lưu vực Sông Mekong, bao gồm 20 tỉnh đông bắc Thái Lan, chiếm đến 1/3 toàn diện tích 514,000 km2 của Thái với hơn 20 triệu dân cũng chiếm khoảng 1/3 dân số Thái nhưng vẫn còn là một vùng nghèo và khô hạn, cho dù được bao quanh bởi con sông Mekong như một biên giới thiên nhiên giữa Thái - Lào. Do sự toa rập giữa thực dân Pháp và Anh, họ đã cắt một phần đất Lào sát nhập vào Thái từ 1941, do đó cư dân Isaan đa số là người Lào còn được gọi là Thay Isaan, nói cùng ngôn ngữ, chủ yếu sống bằng nghề nông, tơ lụa và chài lưới. Còn phải kể tới một số không ít người Việt sinh sống lâu năm tại đây.
31 Tháng Tám 201612:04 SA(Xem: 30633)
Như Phong Lê Văn Tiến, không rõ ngày sinh thật nhưng trên căn cước ghi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1923 tại Bắc Việt. Tên thật ít ai biết là Nguyễn Tân Tiến, sau do nhu cầu hoạt động cách mạng, đổi tên là Lê Văn Tiến. Từ 1945, Như Phong làm tuần báo Ngày Nay Bộ Mới ở Hà Nội, sau đó làm biên tập cho sở Thông Tin Bắc Việt. Năm 1954, di cư vào Nam, ban đầu làm cho Việt Tấn Xã, sau đó từ 1955 sang làm nhật báo Tự Do xuyên suốt cả hai thời kỳ cho tới 1963 khi Tự Do bị đóng cửa. Ngoài báo chí Việt ngữ, Như Phong còn là cộng tác viên của The China Quarterly, London (1964-1972); các bài viết của ông về giới Trí Thức Miền Bắc, về Phong trào Nhân văn Giai phẩm đã tạo nên tên tuổi ông trên diễn đàn báo chí quốc tế.
26 Tháng Bảy 20163:49 SA(Xem: 30095)
Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.”