- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẤY NGUYÊN BÀI THƠ CỦA NGƯỜI KHÁC, BỎ VÀO LỜI CA RỒI BẢO LÀ "SÁNG TÁC" CỦA MÌNH???

14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27481)
1314494966_silva_kaputikjan
Nhà thơ Silva Kaputikyan (1919-2006)

Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.

Trong lời giới thiệu bài "Không Tên Số 50" nói là nhạc sĩ Vũ Thành An lấy cảm hứng từ bài thơ của đại thi hào Nga "Aleksandr Sergeyevich Pushkin" , đó là sự nhầm lẫn của ban biên tập.Thật ra bài thơ này này là của nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian .Trong tất cả các clips video khác của ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50" không hề nhắc đến tác giả của bài thơ, có thể người ta không biết, hoặc vì tác giả bài nhạc đã cố tình quên.Thậm chí trong trang mạng cá nhân của Vũ Thành An (vuthanhan chấm com) có đăng “Bài Không Tên Số 50” với lời ghi chú ở đầu bài “Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. (SIC)

Music sheet bai khong ten 50-VuThanhAn

Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Minh Huyền đăng ở báo CAND vào ngày 01/09/2006:

TÁC GIẢ CỦA " EM BẢO ANH ĐI ĐI / SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI" QUA ĐỜI.

Ngày 29/8, tại Erevan đã cử hành trọng thể tang lễ nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian. Ở Việt Nam, tuy không có nhiều tác phẩm của Kaputikian được phổ cập nhưng từ lâu gần như ai cũng biết tới bài thơ lừng danh của bà: “Em bảo anh đi đi…” qua bản dịch của một dịch giả vô danh.

Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay "đổ vấy" cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?

Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?"

Bài thơ này tôi cũng đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi không biết tên dịch giả cũng như tác giả đích thực của nó. Chỉ khi sang du học ở Liên Xô, trong một lần đọc tuyển tập thơ tình bằng tiếng Nga, lần đầu tiên tôi mới biết tới cái tên nữ sĩ Kaputikian với rất nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài "Em bảo anh đi đi...". Và càng đọc những bản dịch thơ bà ra tiếng Nga, tôi càng cảm thấy thích thú giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường của Kaputikian. Thậm chí đã có lần tôi còn thử dịch bài thơ trên của bà theo cách cảm nhận riêng của mình:

Phải, em đã bảo "Đi đi!",
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!

Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!

Tình yêu trong thơ Kaputikian dẫu trắc trở nhưng vẫn kiêu hãnh và nhân ái, ngay cả trong cảnh ngộ trớ trêu nhất:

Hai chúng mình đều tha thiết
yêu đương
Nhưng em yêu anh, còn anh
yêu người khác.

Hai chúng mình đều cháy lòng |
khao khát
Em khát khao anh,
anh khát khao người.

Anh đợi một lời, một lời
em cũng đợi,
Em đợi lời anh, anh đợi người ấy
buông lời...

Em trong mộng chỉ thấy
anh hiển hiện,
Anh chỉ mơ về người ấy
trong đêm...

Thì đành vậy, một khi số phận
Đã sắp bầy tàn nhẫn với hai ta.

Ta có làm sao đâu khi đều cùng
tình yêu gắn bó,

Dẫu anh chỉ dành cho người,
còn em chỉ muốn hiến dâng anh...

Không dễ lạc quan trong tình huống này, nhưng Kaputikian đã giữ cho thơ mình được giai điệu dẫu chua chát nhưng không tuyệt vọng... Chính với tâm thế ấy nên khi viết những tác phẩm mang tính công dân, Kaputikian đã càng thành công hơn và rất được chính giới ở Liên Xô trước đây cũng như ở Armenia hiện nay kính trọng.

Bà là một trong không nhiều những nhà thơ Armenia được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Armenia. Nhiều quốc gia đã trao cho bà các giải thưởng văn học. Năm 1998, Viện Địa lý Cambrige (Anh) đã bình chọn Kaputikian là người phụ nữ tiêu biểu trong năm...

Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới...

(Minh Huyền)

Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhạc sĩ Vũ Thành An nên ghi rõ tên tác giả của bài thơ mà ông dùng để viết ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50". Như thế, sẽ tránh được trường hợp mập mờ và hiểu nhầm trong tương lai. Vì sự thật, theo thời gian sẽ luôn là sự thật và không ai có thể lấy bàn tay để che cả mặt trời.

ĐẶNG HIỀN
(Dec. 15-2018)

PHỤ BẢN:
Nguyễn bản bằng tiếng Nga bài thơ "Em bảo anh đi đi...)

ДА, Я СКАЗАЛА: "УХОДИ"

Сильва Капутикян

 

Да, я сказала: "Уходи", -

Но почему ты не остался?

Сказала я: "Прощай, не жди", -

Но как же ты со мной расстался?

 

Моим словам наперекор

Глаза мне застилали слезы.

Зачем доверился словам?

Зачем глазам не доверялся?

 

link:
http://www.foreverlove.ru/silva_kaputikjan_stihi_o_ljubvi.html



BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50

Sáng tác :Vũ Thành An (“Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. )

Em bảo : "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo : "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tinh vào cõi không

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 20188:55 CH(Xem: 23033)
Sau những vụ "đốt củi" rất thành công, đặc biệt phá tan 2 tụ điểm quyền lực tại TP/HCM và Đà Nẵng, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tiên đoán rằng ở mức tối thiểu tại HN7 phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ loại hẳn Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra khỏi bàn cờ và điền khuyết 2 hoặc 3 ghế trống tại Bộ Chính trị để đặt nền nhân sự cho Đại Hội Đảng 13. Đây là thời cơ thuận lợi và thời điểm xung yếu nếu ông Trọng muốn bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ và thống nhất quyền lực về một mối như lãnh tụ Tập Cận Bình tại đại hội tới. Thực tế đã không diễn ra như vậy.
28 Tháng Tư 20181:28 SA(Xem: 9975)
Khởi từ nhắc nhở của HT, những ngày qua, tôi tìm đọc lại Lữ Thị Mai. Trở lại với dặm trường chữ, nghĩa nong chật thơ mộng, bất trắc đời thường trong thơ; song song với những ám ảnh xã hội và, bi kịch truyền kiếp (trong truyện) của Lữ, giúp soi tỏ trong tôi hai cảm nhận, gần đây, vốn chập chờn chưa rõ nét. (*) - Đó là nhiều cây bút thuộc thế hệ 8x và 9x, đã triệt để khai thác liên tưởng hay “cách nói khác” cho thơ / văn của họ.
13 Tháng Tư 201812:09 CH(Xem: 26211)
“…Trong tác phẩm của mình tôi luôn muốn và cố gắng nói được một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhưng cũng phải chuyển tải một thông điệp nhân văn. Nhân vật của tôi dù có đê tiện, có ghê tởm đến đâu thì cuối cùng cái mà anh ta để lại trong lòng độc giả chính là niềm tin rằng anh ta sẽ tìm đến với cái thiện, vì vậy anh ta trở nên đáng thương, chứ không phải là đáng trách…”
19 Tháng Ba 20183:16 SA(Xem: 24129)
Tôi khởi viết những dòng chữ đầu tiên này khi chị Phạm Đoan Trang - một nhà báo tự do - vừa bị công an bắt. Nhưng dù chị được thả ra hay lại bị bắt lại, tôi tin rằng chị vẫn luôn luôn là người tự do. Những hàng rào công an hay bốn bức tường gạch của chế độ này, dù có muốn, cũng không thể giam giữ tâm hồn của người phụ nữ ấy.
05 Tháng Ba 201812:17 SA(Xem: 25799)
Người Hy Lạp có một câu danh ngôn nổi tiếng “phẩm cách là vị thần bảo vệ của con người”. Do đó, trong lịch sử từng có những vị tướng hay cả những người lính vô danh, đứng trước quân thù đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết, giữ cho được phẩm cách của chính mình và phẩm giá của quốc gia.
19 Tháng Mười Hai 20172:05 SA(Xem: 26073)
Mới nhìn, có vẻ việc ông Đinh La Thăng đang bị đánh dồn dập chẳng liên hệ gì tới Xi Jinping - Tập Cận Bình, ngoại trừ cái thủ thuật Đả hổ đập ruồi, tức dùng lý cớ diệt tham nhũng để trừ đối thủ, đang được hùng hổ đem ra ứng dụng tại Việt Nam.
01 Tháng Mười Một 20172:46 SA(Xem: 25533)
Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà.
23 Tháng Tám 20176:28 CH(Xem: 31001)
...sách hơn sáu trăm trang, tác giả của nó, Bác Sĩ Nguyễn Đức Tùng dành riêng cho mình hết một phần tư hơn để đăng năm bài Tiểu Luận của mình về Thơ, gọi là Thơ Ca (hai chữ Thơ Ca hay Thi Ca thật tình tôi không hiểu, Thơ là Thơ còn Ca là chuyện khác. Tác giả mấy bài Ca người ta cũng chưa hề gọi là Ca Sĩ, chắc những tác giả bài Ca cũng chưa định danh được cho mình? Năm bài Tiểu Luận đó, tác giả, Bác Sĩ Nguyễn Đức Tùng gọi là Chương. Chữ Chương có vẻ quan trọng lắm đây và mang tính hàn lâm rõ ràng. ... Đọc cuốn Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại, phải nói là vui kể sao cho xiết! Nó không là một cuốn sách “khảo luận” hay “biên khảo” mà nó là tác phẩm quần chúng, đọc để giải trí." (Trần Trung Thuần)
15 Tháng Bảy 20175:35 CH(Xem: 26652)
Lời Dẫn: "History à la carte", là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: "lịch sử theo thực đơn / history à la carte", theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1) NGÔ THẾ VINH
15 Tháng Bảy 20174:55 CH(Xem: 28112)
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Du cho chúng ta biết về một đất nước Trung Hoa rộng lớn nhưng không bằng phẳng, tươi đẹp mà gập ghềnh, trắc trở; về một truyền thống kiêu hùng nhưng cũng lắm bi thương; về một dân tộc đông đúc nhưng cam chịu, nghèo khổ và đau đớn, và đặc biệt, về một chế độ phong kiến mạt kỳ đầy phi lý và mất hết sức sống khi nó không còn khả năng giúp cho con người được thực hiện những quyền sống, quyền làm người căn bản mà đáng ra họ phải có. “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du trên đất nước Trung Hoa sẽ càng khẳng định chắc chắn hơn cho “những điều trông thấy” của ông trên đất nước Việt Nam ...