- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VÕ THỊ XUÂN HÀ, TRẦM-TÍCH-CHỮ-NGHĨA, VĂN CHƯƠNG MỘT THỜI.

13 Tháng Tư 201812:09 CH(Xem: 25499)
vothi xuan ha
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà


“…Trong tác phẩm của mình tôi luôn muốn và cố gắng nói được một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhưng cũng phải chuyển tải một thông điệp nhân văn. Nhân vật của tôi dù có đê tiện, có ghê tởm đến đâu thì cuối cùng cái mà anh ta để lại trong lòng độc giả chính là niềm tin rằng anh ta sẽ tìm đến với cái thiện, vì vậy anh ta trở nên đáng thương, chứ không phải là đáng trách…”


Thành công sớm với nhiều giải thưởng, từ nhiều kênh mạch khác nhau, như truyện thiếu nhi, văn xuôi, kịch bản, Võ Thị Xuân Hà là một trong những nhà văn nữ có được cho riêng mình những quan niệm rạch ròi, dứt khoát về đời thường cũng như văn chương. 

Trả lời cuộc phỏng vấn của báo Tiền Phong (?), được tờ Việt Báo (VN) đăng tải lại từ báo Người Lao Động (1), cây bút từng tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 trường Viết văn Nguyễn Du, Võ Thị Xuân Hà, thẳng thắn cho biết, “mưu sinh và viết, tôi đam mê cả hai”.

Chi tiết hơn, tác giả tập truyện ngắn “Kẻ đối đầu” Võ Thị Xuân Hà nói:

“Tôi đã trải qua nhiều năm tháng khổ sở và vất vả. Đang yên phận với nghề dạy học thì tôi chuyển qua làm báo, làm điện ảnh, rồi làm xuất bản... Đang yên ấm ở Huế cùng gia đình thì tôi theo chồng ra Hà Nội, đến khi gia đình riêng trắc trở, tôi một mình nuôi 2 cô con gái lớn khôn cho tới tận ngày hôm nay.

“Tôi vừa là mẹ, nhưng cũng vừa là cha. Ba người phụ nữ trong gia đình, chẳng lẽ tôi lại ủ rũ với một mớ ngổn ngang những đau khổ, dẫu chỉ là những thứ vặt vãnh.

“Tôi phải bước đi bằng đôi chân của mình, tự khẳng định mình. Phải kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình nuôi các con ăn học. Tôi đã làm được cả ba điều: Sống, nuôi dạy con cái và viết văn…” (2)

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, phát biểu về quan niệm văn chương, họ Võ khẳng định:

“ Tôi không biết các nhà văn khác quan niệm thế nào chứ riêng tôi, khi viết một tác phẩm, tôi không nghĩ đến việc mình phải viết thật sex, để câu khách, để bán sách kiếm tiền.

“Tuy nhiên, nếu trong truyện của tôi có những đoạn liên quan đến giới tính và tình dục thì cũng là do cuộc sống nhân vật nó phải thế. Nói một cách chân thực thì cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta chắc chắn đều có yếu tố tình dục cũng như chuyện ăn uống, hít thở, làm việc...

“Với tôi, tình dục không có nghĩa xấu mà ngược lại! Nhân vật Cầm Kỳ của tôi cũng yêu đương hết mình chẳng kém gì các bạn trẻ thế hệ @ nhưng cô ấy sẵn sàng dừng lại ngay khi cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương.

(…)

“…Trong tác phẩm của mình tôi luôn muốn và cố gắng nói được một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhưng cũng phải chuyển tải một thông điệp nhân văn. Nhân vật của tôi dù có đê tiện, có ghê tởm đến đâu thì cuối cùng cái mà anh ta để lại trong lòng độc giả chính là niềm tin rằng anh ta sẽ tìm đến với cái thiện, vì vậy anh ta trở nên đáng thương, chứ không phải là đáng trách…” (Nđd)

Nhà văn nữ đầy bản lĩnh này, cũng đưa ra một cái nhìn mới về tương quan giữa văn chương và cô đơn, nghèo, khổ… như sau:

“Tôi cực lực phản đối quan niệm của một số người cho rằng nhà văn là phải cô đơn, phải khổ sở, phải nghèo túng, thì mới viết văn được. Tôi là người phấn đấu hết mình để làm giàu, để trốn cái nghèo và tôi vẫn hết mình với văn chương.

“Tôi chỉ ngồi vào bàn viết khi đầu óc hoàn toàn sảng khoái và minh mẫn chứ không phải buồn rầu, u ám. Phải lãng mạn bay bổng với thế giới câu chữ và sự phức tạp đầy biến động của nhân vật, nhưng tôi vẫn phải có một thế giới thực trên mặt đất…” (Nđd)

Với những ai chỉ theo dõi những cuộc trả lời phỏng vấn của Võ Thị Xuân Hà, mà không tìm đọc truyện của nhà văn này, tôi e nhiều phần họ sẽ nghĩ, thế giới truyện Xuân Hà chắc khô khan, lý trí, khó nuốt… Sự thật, ngược lại.

Thế giới truyện Võ Thị Xuân Hà là thế giới đa tầng. Với hiện thực đời sống, tiểu biểu như truyện ngắn “Lời hẹn”, tác giả viết về một xóm nhỏ“…không có tên, không có tổ dân phố, nằm lọt thỏm giữa thủ đô và nổi tiếng với những vụ hút hít buôn bán ma túy, chứa chất gái mại dâm…”Và, hình ảnh “hai mặt” về một ông già, ngồi xe lăn được tôn vinh:

“Cô nhìn ông già đang được tôn vinh. Ông đáng được tôn vinh với những câu thơ bị người ta lột hết mớ ba mớ bảy để khoác vào linh hồn run rảy tội nghiệp đang khoả thân một tấm blu trắng của chiến dịch kế hoạch hoá gia đình phổ nhạc. Mặc dù vậy anh em chiến hữu vẫn tôn vinh ông nhờ những trường ca sâu thẳm mênh mông đầy bi tráng của cái cõi ông tận hưởng./ Cái cõi ấy xả láng giấc mơ của ông…” (3)

Nhưng ông già thi sĩ nổi tiếng kia, cũng chính là người có chiếc bàn đèn thuốc phiện, bị công an bố ráp, tịch thu trước đó ít năm…! 

Lời hẹn” là kết tầng hiện thực xã hội thứ nhất của cõi giới văn xuôi Võ Thị Xuân Hà, thì “Cành phong hương” lại là kết tầng thứ hai của cái đẹp. Thơ mộng. Cái đẹp của những lá phong ngả màu mà, hương thì lại như những mũi kim vá khâu mùa thu núi cao rách rưới, với những tuyệt vọng khôn khép miệng - - Dù cho những đoạn văn xuôi đẹp chỉ như “những-chiếc-nêm-thơ-mộng” chêm giữa những mảng dung tục đời thường.

Đây là một trích đoạn họ Võ không hề nhắc tới sương mù mà, tôi thấy sương mù như quyện, tỏa từng con chữ:

“(Chị Miêng) đứng như con linh dương cái đến mùa phong hương đỏ lá. Tôi ngước nhìn con linh dương cái ấy, ngưỡng mộ đến vô cùng. Tôi cũng nhìn thấy thằng Lân, hai tay nắm chặt lại như vào thế thủ. Nó đứng cách một đoạn xa, nhìn con linh dương biến ảo, như muốn lao vào cắn xé, lại như muốn quỳ xuống ôm lấy đôi chân dịu dàng mềm mại như nhung kia.

(…)

“Chị Miên vẫn đứng sững bên đường, nơi có vệt bánh xe in hằn cả vết lốp mới. Chị khiến cho tôi và thằng Lân cũng cứ sững lại, mỗi đứa một kiểu, như những cành phong hương tơi tả trong gió đông sắp ùa về trên cái đỉnh đèo Non Cao quanh năm gió xoáy và mây mù…”

Hoặc:

“Không gian vắng vẻ, buồn buồn, làm cho người qua đèo bâng khuâng giữa núi đồi sơn cước phía trước và đồng bằng đang trôi xa phía sau. Vách đá lởm chởm đeo bám những mầm dương sỉ xanh nõn vươn lên tầng không. Phía bên vực, dòng suối chảy uốn lượn làm nghiêng những vạt ngô, vạt chuối bao la...

“Mùa thu về làm rực biếc cánh đồng xa bởi những cơn mưa đêm thấm đẫm. Trên triền núi xa xa, có cô bé tay khư khư bông hoa to, cơn gió nhẹ thổi từ cánh đồng làm cho bông hoa chao như ánh lửa…”

Và vẫn là hình ảnh rất thơ, được Võ Thị Xuân Hà chọn, để ra khỏi câu chuyện tình oan trái nơi núi cao, trong đời thường:

“Nàng đứng bên cây phong hương đã già.

“Mùa đông sắp đến gần, những chiếc lá phong hương đang chuyển mầu đỏ dụ. Từ xa nhìn thấy như những vầng hoa đỏ rực in trên nền trời.

“Thời gian cứ trôi lặng lẽ. Người đàn bà vẫn đứng đợi bên đỉnh dốc.

“Nụ cười phảng phất trên môi nàng...” (4)

Nếu “Lời hẹn” có “‘những-chiếc-nêm-thơ-mộng’ chêm giữa những mảng dung tục đời thường” thì, truyện ngắn “Dưới nước” lại là một kết tầng khác. Một hư ảo. Huyễn hoặc tâm linh. 

Tôi vẫn nghĩ, sông nước không bao giờ là tấm gương chết! Sông nước, tấm gương sinh động này, không chỉ cho ta nhiều diện mạo khác nhau mà, nó còn luân lưu những hình ảnh, tư tưởng của ta, chuyển đổi từng giây phút. 

Sông nước, hiểu theo một nghĩa nào khác, cũng chính là nơi vun quén hình ảnh, tâm tư ta nơi những lượng cát bồi nữa.

Phải chăng vì tính huyễn ảo nhiều diện mạo sông nước luôn cho ta, nên trong truyện “Dưới nước”, nhân vật “người ấy” của Võ thị Xuân Hà là nhân vật vắng mặt? Hiện hữu của “người ấy” là tình yêu? Một tình yêu bất tử. Như chân lý - - Chẳng bao giờ chúng ta có thể sở hữu!!!

Khi quảng trường của truyện ngắn “Dưới nước” vừa mở, “người ấy” (tâm bão?) đã lập tức hiện ra:

Bên cầu Đoạn Hà, tôi nói với ông già Tiểu Ngục: Con cần phải đi khỏi nơi này. Con rất nhớ người ấy”. (5)

Đó là phân đoạn thứ nhất của “Dưới nước” gồm 4 phân-đoạn-huyễn-ảo mà, phân đoạn hai, tuy có phần đời thường, nhưng nó vẫn bị cơn bão huyễn hoặc nhấn chìm.

Ở phân đoạn 1 này, có hai nhân vật chính: Nhân vật xưng “tôi” – ngôi thứ nhất và, ông già tên Tiểu Ngục. Bên cạnh đó là hai “nhân vật” tưởng như phụ là, dòng sông Đoạn Hà và, nhân vật “người ấy”. Nhưng như tên gọi, dòng sông đã tiên báo một điều gì, tựa biền biệt đứt lìa! Khi ông gia Tiểu Ngục nhắc nhở nhân vật xưng tôi rằng, đừng quên, cô đã uống nước sông Đoạn Hà, hiểu theo nghĩa, lúc tái sinh, cô đã không còn ký ức. Và, nhân vật “người ấy” cũng chỉ như một nhắc nhở tuyệt vọng của hoài niệm (phản quang chiếc bóng?) mơ hồ tiền kiếp:

“Tôi nói với ông: Con nhớ người ấy!

“Tiểu Ngục hỏi: Tại sao con cứ mãi nhớ một người như vậy? Con đã uống nước sông Đoạn Hà. Con đã cùng ta chịu thử thách qua bao nhiêu khoảnh khắc của nước trời. Mà con ơi, con đâu có thể nhận ra người ấy, vì con nên nhớ con đã uống nước quên?

“Tôi không thể nói với ông tôi nhớ người ấy như thế nào khi tôi hoàn toàn không còn nhớ anh là ai. Ngay cả gương mặt anh, tôi cũng chỉ còn lờ mờ nhìn thấy qua lớp lớp sương mù. Tôi chỉ có thể cảm thấy và tôi luôn nghĩ rằng anh vẫn còn quanh quất đâu đây, trên thế gian đầy ánh nắng.

“Thế là ông già Tiểu Ngục đành quay về nơi có đặt những súc gỗ. Ông đóng cho tôi một chiếc thuyền nhỏ, đủ để tôi ngồi lên và chèo đi. Nhân lúc chủ thiên ngục không để ý, ông đẩy tôi cùng c”on thuyền ra con nước lớn.

“Tôi hẹn: Con sẽ có ngày trở về.

“Tiểu Ngục cười: Con đã trở về rồi. Con ơi, hãy đi đi. Đừng sợ. Cốt nhất là đừng sợ hãi. Nơi ấy sẽ không chỉ có sương và gió.

“Tôi bặm môi bướng bỉnh: Con nhớ người ấy”. (Nđd). 

Bước qua phân đoạn 2, dù được ông già Tiểu Ngục nhắc nhở: “Con đã uống nước sông Đoạn Hà (…) con đâu có thể nhận ra người ấy, vì con nên nhớ con đã uống nước quên?Nhưng không vì thế mà ký ức của nhân vật xưng “tôi” bị xóa sạch. Lý ức đó vẫn thở những nhịp thở sinh động như sông nước. Như hành trình cuộc sống bập bềnh những bất ngờ huyễn hoặc. Tác giả cho nhân vật xưng “tôi” tham dự đoàn khảo sát địa chất một khúc sông; thu nhặt những cục đá mang về để thử nghiệm…

Nhân dịp này, chuyện tình hư ảo của cô và “người ấy” được vén màn sương phủ:

“... ‘Ngày ấy tôi đi cùng một người con trai. Chúng tôi dạo trên hồ này cũng bằng một chiếc thuyền nhỏ. Anh ấy nom thư sinh nhưng khá mạnh mẽ. Anh ấy đã tự tay điều khiển chiếc thuyền đưa tôi ra giữa hồ’

“ ‘Rồi sao nữa?’

“Người đàn ông hỏi như kiểu người ta đưa tay ra giúp những người yếu ớt băng qua đường cao tốc.

“ ‘Rồi gió và lốc nổi lên. Anh ấy đã cố giữ tay lái. Tôi bám chân vào khoang thuyền để giữ thăng bằng. Nhưng gió mạnh quá, mưa rất to, từng hạt nước như quất vào chúng tôi những chiếc roi khổng lồ. Một con sóng bất ngờ chồm lên. Khi ấy con thuyền nhỏ gần như lộn ngược…’

“Một giọt nước mắt lăn xuống gò má cô, tan đâu mất dưới ván thuyền. Người đàn ông dừng tay vẽ, ngẩng lên:

“ ‘Sau đó thì sao?’

“ ‘Chúng tôi không thể lấy nhau…’

“ ‘Vì sao?’

“Cô im lặng.

“Lát sau cô ngẩng lên nhìn người đàn ông. Chính cô cũng không hiểu tại sao cô lại tin cậy và nói với anh câu chuyện của mình.

“ ‘Anh ấy ngủ dưới nước’ ” (Nđd)

Rồi cô “…bị thuyết phục vì vẻ chân tình của anh. Giọng đàn ông trầm ấm như nhắc nhớ cô những gì thật quen thuộc đã xa lâu lắm. Dần dà cô nhìn người đàn ông một cách tin cậy, như thể cô đang tựa vào anh, và phía sau lưng cô rừng già huyền bí dịu dàng, trên đầu cô trời xanh thăm thẳm như vòng tay níu giữ cô với mặt đất ấm áp. Cô nhíu mày nhíu trán, tự đấm tay vào đầu mình: ta đã gặp anh ấy hồi nào nhỉ?”

Nhưng cuối cùng, trước khi phân đoạn hai khép lại, câu hỏi điếng lòng cùa nhân vật xưng “tôi” lại mở ra:

“Mình vẫn không tìm được người ấy. Vẫn không tìm được!”

Ở phân đoạn 3, tác giả cho thấy sự phân thân của kẻ “ngủ dưới nước” hiện ra như chiếc bóng của tiềm thức - - Hay cuộc tương tranh giữa hồi ức của hồi ức; giữa tồn lưu và, ảo ảnh của hư tưởng:

“Gã kia ỉ lại lão già Tiểu Ngục, cứ im lặng chờ đợi dưới nước khiến tôi không tài nào bước được một bước để gần em hơn. Gã là ai tôi cũng không rõ, giống như cái bóng của em vậy. Cái bóng nằm sâu dưới nước, ngủ cùng nước, và lặng lẽ yêu em. Cái bóng ấy thách thức tôi, và chợt gã cất tiếng cười vang như khúc khải hoàn mừng chúng ta mãi mãi không thể nhận ra nhau, lạc lối trên những con đường rừng, đá tai mèo lởm chởm, rắn độc có thể bập vào chân bất cứ khi nào chúng ta sơ hở, nấm độc có thể phả hơi thở hiểm ác vào màng nhĩ, khiến tai chúng ta ù đặc, trí não chúng ta tê liệt.

“Và tôi đã nhẫn tâm để mặc em vác túi đá nặng trên vai, đi liêu xiêu trong gió.

“Tôi không thể giơ tay ra đỡ.

“Ở nơi đây, dưới nước trời, tôi biết tôi đã để mất em. Kẻ chiếm được tình thương của em nằm dưới kia, trong nước”. (Nđd)

Và, phân đoạn 4, Võ Thị Xuân Hà mở một cửa khác. Cánh cửa cuối cùng của “Dưới nước”dành cho Tình Yêu, một bí nhiệm muôn đời khôn giải thích, - - Như chân lý chấp chới giữa hai mặt của đồng tiền hạnh phúc và bất hạnh: 

“Thời gian của em sắp hết.

“Nước trời rơi rơi trên đầu em từng giọt, từng giọt thảm thiết.

“Nhưng anh ơi, cho dù nước quên đã ngấm vào từng mao mạch và hơi thở của em, cho dù trái tim anh chỉ còn là một khối quặng trơ lì không tan chảy bởi những lời mắng nhiếc của ông già Tiểu Ngục, và bởi tình yêu của em chỉ như gió như sương, cho dù dưới nước kia một người vẫn lặng lẽ chờ đợi sự trở về nồng ấm của em, cho dù em sẽ bước qua dải thiên hà để về bên sông Đoạn Hà, làm cai lệ ngàn năm để rồi ông già Tiểu Ngục lại đóng cho em một con thuyền, em vẫn sẽ đi tìm anh.

“Bởi để quên được anh, em sẽ phải đi qua hết những cuộc đời như cuộc đời này”. (Nđd)

 .

Tóm lại, dù cõi-giới văn xuôi của Võ Thị Xuân Hà ở kết tầng nào, hiện thực, thơ mộng hay huyễn ảo thì, với tôi, mai kia, khi nhìn lại văn chương hôm nay của Võ Thị Xuân Hà, hy vọng người đọc nhận ra những trầm-tích-chữ-nghĩa mà, nhà văn này có được trong đời văn của mình.

Du Tử Lê

(Garden Grove, June 2015)

_________

Chú thích:

(1)Nguồn: Wikipedia – Mở 

(2) Tập truyện “Kẻ đối đầu” của Võ Thị Xuân Hà, được giải thưởng sách hay, Nhà XB Hội Nhà Văn – VN năm 1998. Nđd.

(3), (4), (5): Nguồn Website dutule.com - (Theo Triệu Xuân)

Nguồn:

https://dutule.com/p111a6683/12/vo-thi-xuan-ha-tram-tich-chu-nghia-van-chuong-mot-thoi-

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 10948)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 9796)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 9872)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 9876)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9089)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…
24 Tháng Chín 20212:08 SA(Xem: 10697)
Dẫn nhập: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa.
12 Tháng Chín 20218:12 CH(Xem: 9418)
Thật công bằng mà xét thì nhân vật cô câm (tên Cam, với nghĩa cam chịu, nhẫn nhịn) là sáng tạo có ý nghĩa hơn cả của bộ phim. Nếu không có nhân vật này, phim sẽ “nghèo” đi nhiều lắm. Cô câm giống như một “con mắt thứ hai” của khán giả cảm nhận, quan sát, đánh giá nhân vật chính là ông chủ Nguyễn- người mà cô yêu một cách say đắm, nhẫn nại và nô lệ, kể cả khi ông ta đã trở nên dại cuồng mất hết nhân tính! Hành động đáng kể nhất, mang tính chất nổi loạn và bộc lộ rõ tình yêu mù quáng của cô câm là hành động kéo lê cái tượng gỗ to bằng người thật quẳng xuống sông (hình như có hàm nghĩa là cô vứt bỏ thần tượng yêu trộm nhớ thầm của mình!) Và cô đã bị trả giá: ông chủ ấp Mê Thảo hạ lệnh bỏ rọ cô trôi sông để thế mạng!
07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10158)
Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.
14 Tháng Bảy 20215:36 CH(Xem: 10711)
Cứ mỗi lần được đi trên sông Hồng, tôi lại mê mải nhìn sang hai bên làng xóm trù phú, và cố tìm những luỹ tre làng đang bị mất dần đi… Thế mà, suốt bao đời nay, luỹ tre làng là một trong những biểu hiện quen thuộc nhất, sinh động nhất của châu thổ Bắc bộ. Nhà thơ dân dã Nguyễn Duy từng thốt lên: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!
02 Tháng Bảy 20216:30 CH(Xem: 9863)
Giữa những ngày nóng nực tháng 6 này, giữa cơn "địa chấn" của lòng người trước chủ quyền Đất Nước bị xâm phạm trắng trợn từ nhiều năm nay, tôi đã bỗng nhớ đến một bài thơ yêu nước Tây Ban Nha do chính nhà văn Lưu Trọng Lư đọc cho nghe, cách đây gần ba chục năm, trong căn buồng của nhà văn đối diện phía sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám.