- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LA THĂNG CÁCH XI BAO XA?

19 Tháng Mười Hai 20172:05 SA(Xem: 26172)

 

dinh la thang
Đinh La Thăng -ảnh Internet




Mới nhìn, có vẻ việc ông Đinh La Thăng đang bị đánh dồn dập chẳng liên hệ gì tới Xi Jinping - Tập Cận Bình, ngoại trừ cái thủ thuật Đả hổ đập ruồi, tức dùng lý cớ diệt tham nhũng để trừ đối thủ, đang được hùng hổ đem ra ứng dụng tại Việt Nam.

 

Nhưng nhiều người lại bảo chính vì đứng xa Xi như thế mà không chỉ ông Thăng mà cả phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị dồn vào chân tường và bị tỉa từng người: hết Vũ Huy Hoàng đến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, và còn nhiều nữa.

 

Tại sao vậy?

 

Chẳng phải cánh ông Nguyễn Tấn Dũng chống Tàu hay ghét xâm lược, nhưng họ đã thua trong cuộc chạy đua xin Bắc Triều phong vương trước Đại hội đảng XII năm 2016. Tập Cận Bình đã chọn và phe ông Nguyễn Phú Trọng thắng.

 

Kể từ ngày được chọn, sức mạnh của phe ông Trọng đã xoay ngược 180 độ như một phép lạ. Người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng đã biết và còn nhớ rất rõ tại sao ông có biệt danh Trọng Lú. Không phải một ngày, một tháng mà trong suốt con đường chính trị dài nửa thế kỷ, ông Trọng có vô số các phát biểu dại dột thuộc loại "Tình hình biển Đông không có gì mới", hay "Lãnh đạo phải là người Bắc có lý luận", ... Người ta cũng nhớ một ông Trọng mếu máo ở cuối Đại Hội Đảng XI, không kỷ luật được đồng chí X, vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm đa số ủy viên Trung ương đảng.

 

Cái gì đang biến Trọng Lú thành Trọng Thiên Tài? Câu trả lời duy nhất thỏa đáng là: Tiền Trung Quốc và cố vấn Trung Quốc.

 

Thật vậy, chỉ có tiền TQ mới có đủ khả năng đánh bạt sức mua chuộc của phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhìn cảnh đám ma mẹ ông Dũng vào tháng 12/2017, người ta đủ thấy toàn bộ đàn em ông Dũng đã đổi chủ. Bàn tay của các cố vấn TQ cũng hiện ra khá rõ khi so sánh các bước tiến hành của Đả hổ đập ruồi TQ với Lò đốt củi VN, tức theo đúng bài bản của Vương Kỳ Sơn - tay hung thần khủng khiếp nhất TQ hiện nay dưới trướng Tập Cận Bình. Nay ông Trần Quốc Vượng cũng đã được chính thức cho đóng vai trò của Vương Kỳ Sơn cho VN.

 

Cảnh này khá giống cơn ác mộng Cải cách điền địa TQ tiến sang thành Cải cách ruộng đất VN, với các đại cán, tiểu cán TQ điều khiển trực tiếp các cuộc đấu tố, quyết định trực tiếp các con số chỉ tiêu tiểu nông, trung nông, địa chủ cho từng địa phương ... thời ông Hồ Chí Minh lãnh đạo.

 

Diễn biến kế tiếp sẽ là gì trong những tuần, tháng trước mặt? Ít ai nhìn các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh mà không nghĩ đến 2 bia bắn kế tiếp: Đồng chí X và đồng chí C. Gia đình 2 ông đều đang có núi tài sản cao nhất nước ở cả trong và ngoài VN, cũng như còn nắm nhiều dữ kiện bí mật của các lãnh tụ đang nắm quyền.

 

Tại điểm này, có thể kết luận động lực chính đằng sau các chuyển động đang rung rinh mặt đất hiện nay là:

- Tiền Vốn đang có từ Bắc Kinh, và

- Tiền Lời sắp có từ các đồng chí cũ.

VŨ THẠCH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 91666)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non… Nghe câu hát ấy của Phạm Duy, ta nghe mùa xuân về đâu đó quanh đây, về trên những thảm cỏ xanh mướt, về trên những bông hoa dại đủ sắc mầu dọc theo con đường chúng ta đi.
18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 23829)
Võ Đình đi đi, lại lại, bứt rứt, bực bội, tìm cách "vẽ" Ôn Như Hầu, nhưng câu thơ hắc búa của Gia Thiều cứ trơ ra như một "ảo giác" không thể "vẽ" được. Võ xoay ngang, chém dọc, bổ đôi, chẻ ba lời thơ, bước vào trong, chạy ra ngoài, mắt nhìn trời, tay vạch đất...
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 26011)
Nằm trong lịch sử sân khấu phương Tây với những nghi lễ tôn giáo từ thời Hi Lạp cổ đại, sân khấu Pháp đã có sự phát triển bền bỉ và có nhiều thành tựu theo chiều dài các thế kỉ. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình kịch Pháp về cơ bản là kế thừa kịch nửa sau thế kỉ XIX.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 26712)
Literary fiction commits a double arbitrariness: that of invention itself and the arbitrariness with which it imitates what is essentially arbitrary: reality. (Văn chương phạm vào hai lần vũ đoán: một là cái vũ đoán của tự thân sự sáng tạo, và hai là cái vũ đoán của sự mô phỏng một thứ mà chính nó, tự bản chất, cũng là một sự vũ đoán: hiện thực) Añicos/ Bits (Những mảnh vụn) / Juan Calzadilla
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 24258)
Là một trong những nhà văn tài hoa nhất và sáng tác sung mãn nhất của thế hệ ông, văn chương Mai Thảo bao trùm một giai đoạn dài từ kháng chiến chống Pháp đến di tản hải ngoại; ở khoảng nào, ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, vẽ nên những chân dung con người với một nội dung siêu hình, một tâm thức lãng mạn, đớn đau.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96833)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 88790)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29858)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28334)
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946, trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 35688)
Khác với Nam Cao, người trí thức của Nguyễn Mộng Giác không rơi vào dằn vặt vì vật chất "cơm áo gạo tiền". Ông ý thức sự quan trọng của vật chất nhưng không bao giờ cho đó là vấn đề lớn đối với trí thức. Sau chiến tranh, ông hiểu khó khăn, thiếu thốn là đương nhiên. Điều ông khắc khoải là bị đứng bên lề cuộc sống.