- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THẢM HỌA MÔI SINH TẠI VŨNG ÁNG CÓ XIN PHÉP

26 Tháng Tư 20161:26 SA(Xem: 25825)

Ca chet hang loat-TT
Hình minh họa - Tuổi Trẻ online


Chỉ đến khi một số ngư dân phát hiện ống thải dưới lòng biển, phát hiện cảnh chất độc tuông xối xả từ miệng ống và phát hiện cảnh chết sạch tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng, nhà nước mới ngưng phóng ra các lý cớ vớ vẩn trên báo đài về hiện tượng cá chết trắng bờ -- từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nghĩa là đã cố đẩy vấn đề càng xa khu công nghiệp Vũng Áng càng tốt.

 

Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1 cây số rưỡi đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.

 

Kiểu bào chữa này chỉ làm bật lên hàng chục câu hỏi khác: Vậy ai đã ký giấy cho phép Formosa đặt ống thải? Trước khi ký đã có qui định Formosa được phép thải những chất gì hay tha hồ thải gì cũng được? Trước khi ký đã có khảo cứu gì về các tác hại môi trường không hay cứ quà đủ lớn là ký? Hoặc nếu chỉ nhắm mắt ký theo "lệnh trên" thì cấp trên đó là ai? và còn rất nhiều câu hỏi khác.

 

Nhưng quan trọng hơn tại điểm này là phải làm gì một khi đã xảy ra thảm họa môi sinh ở tầm cỡ như đang thấy?

 

Đối với các chính phủ trên thế giới trước hoàn cảnh tương tự, chắc chắn họ đã phải:

- Trước hết, phải tuyệt đối chận đứng ngay tình trạng quan chức địa phương đang âm thầm "cho phép" con buôn chuyển cá chết đi bán ở tỉnh khác.

- Phải tập trung cá chết và chôn sâu tại vùng hoang vắng, xa các nguồn nước.

- Phải cắm nhiều bảng thông báo, đánh dấu các vùng độc hại (vùng chôn cá, vùng biển và bãi biển liên hệ, ...)  và thông báo trên toàn quốc để người dân tránh đến gần trong một khoảng thời gian nhất định.

- Phải mời gọi giới chuyên gia Việt Nam nhập cuộc để xác định tầm mức tác hại mọi mặt, ở hiện tại và trong tương lai.

- Phải đòi buộc Formosa tẩy độc môi sinh dưới biển và trên bờ; bồi thường các nạn nhân đã trúng độc và các ngư dân thuộc các tỉnh đang mất nguồn sống.

- Phải chận đứng vĩnh viễn việc xả chất độc tại khu công nghiệp Vũng Áng chứ không thể lại áp dụng thủ thuật "tạm đình hoãn cho yên dư luận rồi làm tiếp".

 

Và quan trọng nhất lúc này, hãy ngưng ngay loại phát biểu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân "Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng". Hãy cũng ngưng ngay thái độ cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm khu công nghệ Vũng Áng ngày 22.4.2016. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa đang xảy ra cách ông chỉ vài trăm mét.

 

Hiện đang có quá nhiều việc phải làm và làm gấp rút đối với thảm họa môi sinh tại Vũng Áng và đang lan nhanh sang các tỉnh khác. Giới lãnh đạo đảng và nhà nước không thể chỉ làm duy nhất một việc. Đó là chạy tội cho Formosa.

 

VŨ THẠCH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99054)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91285)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89478)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108074)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101251)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89118)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98290)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95696)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95224)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 87762)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.