- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nỗ Lực Con Người Với Quê Hương Và Tự Do

10 Tháng Tư 20166:20 CH(Xem: 27215)
DoDoangHoang-anh Thu Trang
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thất vọng vì không ai giúp mình.
Ảnh Thu Trang



Đến với quê hương tôi, nói với quê hương tôi, lời yêu thương đậm đà

Sống với quê hương tôi, chết với quê hương tôi, một ngày cho đời vui

(Đến với quê hương tôi – Bùi Công Thuấn)



Có người bảo rằng học giả Fukuzawa Yukichi vĩ đại vì đã khai sáng và biến đổi người dân Nhật từ tâm thức của những nông nô trở thành những người Nhật ái quốc. Chỉ bằng cách truyền bá tư tưởng, ông đã vực dậy dân tộc ông, tạo tiền đề cho một Nhật Bản bị tàn phá, kiệt quệ trở thành một cường quốc trên thế giới.

Thật ra, sự biến đổi kỳ diệu tại Nhật không phải là phép lạ đến từ một người mà là sự tổng hợp công sức rất lớn của từng người dân Nhật. Họ đã thay đổi chính mình để góp phần biến đổi một đất nước cằn cỗi trở thành một quốc gia cường thịnh. Nếu dân Nhật cũng như dân ta, nếu chính phủ Nhật cũng lãnh đạm với trí thức và nguyện vọng của dân như lãnh đạo nước ta; thì cho dù Nhật có đến mười Fukuzawa Yukichi vĩ đại cũng không xoay chuyển nỗi tình trạng của Nhật Bản. Có khi quốc gia này cũng đi ngược giòng tiến hóa như nước ta -- sau 40 năm "xây dựng và phát triển", Việt Nam nay còn đứng sau cả Lào và Campuchia trên nhiều lãnh vực!

Người dân Nhật đã biết dừng lại và biết lắng nghe. Họ lắng nghe và nhìn xem thân phận mình có liên quan đến thân phận của người chung quanh như thế nào; để từ đó nương vào nhau giúp cho chính mình và thế hệ của mình vươn vai đứng dậy. Dân ta chưa nhìn ra sự liên hệ đó, thấy người bị đánh, bị hiếp đáp vẫn cứ nghĩ là mình vô can.

Sáng 23/3 nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đi tác nghiệp, anh bị ba kẻ lạ mặt chận đường hành hung. Điều bất nhẫn khi nghe anh thuật lại sau đó với một phóng viên là hiện tượng những con người VN vô cảm với nỗi đau, với cái ác. Đỗ Doãn Hoàng bảo trong lúc anh vùng vẫy, kêu cứu, anh nhìn thấy từng người một, đi ngang qua một cách thờ ơ, dửng dưng. Không một ai tiếp cứu, ngoại trừ một cậu bé. Giữa cuộc phỏng vấn đó, anh dừng lại, nghẹn lời khi nhắc đến cậu bé ấy.

Không lẽ phải đợi ở trong tình trạng tuyệt vọng như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chúng ta mới thấy ra rằng giữa chúng ta và mọi người, mọi sự vật đều có liên hệ với nhau. Không lẽ phải đợi tên quan tỉnh cướp mất đất của mình rồi mình mới sống mái với hắn. Khi con người sống cạnh cái tai ác, cái trái ngang của xã hội mà vẫn xem đó là điều bình thường thì thật ra anh hàng xóm tuy mất đất, nhưng chúng ta đã đánh mất chính mình.

Nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên kể lại rằng khi anh phanh phui vụ rau bẩn vào siêu thị năm 2014, anh đã bị hợp tác xã rau “nhờ công an vào cuộc”. Và khi công an gởi giấy đến tòa soạn, cả tổng biên tập và các phóng viên đều sợ run. Bởi khi xảy ra chuyện nhà báo bị hành hung thì cơ quan, hay Hội Nhà báo cũng chả làm được gì, ngoài việc ra công văn đề nghị… “công an” điều tra. Do đó, anh nhắc các đồng nghiệp phải biết cách tự bảo vệ mình!

Làm người tử tế ở VN ngày nay thật cô đơn. Làm phóng viên lại càng cô đơn hơn nữa. Khi phóng viên bị đánh hội đồng, người dân quay mặt; chẳng biết kẻ đánh họ là côn đồ hay công an; và toàn bộ nhân viên tại tòa soạn đều bất lực. Cuối cùng thì mọi người đành chịu ăn rau “bẩn” vì chính mỗi người chúng ta đã tạo nên cái chính quyền “côn đồ” này.

Những cuộc đấu tố của tổ dân phố dành cho các ứng cử viên độc lập cũng cho thấy sự thờ ơ của chúng ta đối với xã hội và hiện trạng của đất nước. Kết quả sơ bộ của cái gọi là “lấy ý kiến cử tri về một số ứng cử viên đại biểu quốc hội” được tìm thấy như sau: Luật sư Võ An Đôn được 29/86, ca sĩ Lâm Ngân Mai 3/82, anh Đỗ Anh Tuấn 11/127, ca sĩ Mai Khôi 28/63, cô Nguyễn Trang Nhung 1/63, ... Chắc chắn những "ứng viên tự do" khác, trong những ngày tới, cũng sẽ phải đối mặt với những màn đấu tố. Những ủng hộ viên của họ sẽ vẫn phải đứng ngoài phòng họp và vẫn có thể bị ném mắm tôm bất kỳ lúc nào, trong khi hầu hết chúng ta -- những người dân thuộc các tổ dân phố liên hệ -- đều xem "đó là chuyện của người khác".

Ứng cử viên Hoàng Dũng cho rằng anh và các ứng viên tự do khác có thể vẫn vượt qua được vòng lấy ý kiến cử tri này nếu người dân chung quanh có ý thức về chính trị. Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng việc gặp khó khăn trong vòng lấy ý kiến cử tri của các ứng viên khác phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cư dân trong tổ dân phố người ta sinh sống. Nếu cư dân trong tổ dân phố là những người nhận thức rất cao về chính trị thì các ứng viên đó hoàn toàn có thể vượt qua vòng lấy ý kiến cử tri này.”

Rõ ràng nếu muốn thay đổi điều gì đó lớn lao, muốn thay đổi được cách suy nghĩ của các cư dân trong tổ dân phố hay trên cả nước, trước tiên sự thay đổi đó phải bắt đầu từ chính mình. Hoàng Dũng và hơn 100 ứng cử viên tự do đã và đang nỗ lực làm điều đó. Đây cũng là điều mà Fukuzawa Yukichi đặc biệt lưu ý, ông luôn nhấn mạnh về đặc tính quan trọng của sức mạnh cá nhân và sự độc lập. Nguyên tắc nổi tiếng của ông là "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân". Một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi dân Nhật tự tin vào sức mạnh của chính mình và làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”.

 

Những phát biểu mới đây khi từ nhiệm của một số lãnh đạo cao cấp đã cho thấy sự bất xứng của họ trong vai trò lãnh đạo. Trước khi rời ghế Thủ Tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên các cán bộ khác ráng sống làm người tử tế, ông Hùng và ông Sang thì lại nói về dân chủ, về quyền lợi của dân, về nỗi lo của người nghèo… Thử hỏi khi còn đương nhiệm tại sao họ không thực hiện những điều trên? Ông Hùng ở đâu mà để cho cái cơ cấu của đảng ông hành dân đến độ mà ông gọi là cay nghiệt và độc ác? Phải chăng chính các ông cũng sợ mất ghế, sợ các đồng chí của mình, và sợ Trung Quốc?

Nếu muốn độc lập dân tộc, muốn bảo vệ chủ quyền đất nước, người dân VN phải giành lại lá phiếu của chính mình từ tay đảng. Nếu không, sẽ tiếp tục có những lãnh đạo CS khi buông dao thì nói lời tử tế trong khi những kẻ ác khác lại nhập dòng hung bạo.

Người dân VN ngày nay đã nhìn ra đâu là đồ thật, đồ giả. Và cuộc chiến sống-còn này là cuộc chiến giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái xấu xa và những điều tốt đẹp. Hãy nói với quê hương bằng những lời yêu thương thật thà; hãy sống chết với đất nước như bao thế hệ đã sẵn sàng trả giá bằng chính tuổi thanh xuân hay tính mạng của mình. Và hãy kiên định cùng nhịp bước với từng người ứng cử viên vừa bị loại, như Trang Nhung: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục hành trình này, hành trình cho một Việt Nam dân chủ, tiến bộ và hùng cường. Hành trình còn rất gian nan, nhưng đó là phép thử cho sự can trường, nghị lực và nhiều phẩm chất cần thiết khác!”

Xin được nhắc lại một điều mà Fukuzawa Yukichi luôn khẳng định: “ngay cả chính phủ - ma quỷ hay thánh thần gì nữa - cũng có thể bị sụp đổ bởi nỗ lực của loài người”. Câu nói của ông bỗng dưng làm chúng ta chợt xúc động khi thấy những vệt máu trên mặt, trên cổ của những người vì tự do và quyền sống của con người trong nước.

Xin cầu chúc tất cả các ứng viên tự do giữ vững niềm tin, và giữ niềm vui trong lòng dù có bị chặn ở bất cứ chặng đường nào của cuộc bầu cử phi lý này. Nỗ lực của các bạn đang lan tỏa và lan tỏa mãnh liệt.

 

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 20215:05 CH(Xem: 13304)
Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
17 Tháng Tư 202112:36 SA(Xem: 10887)
Trong cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, của Trần Mai Hạnh (đăng nhiều kỳ trên tuần báo Văn Nghệ từ số 12 ra ngày 18.3.2000), tác giả tưởng tượng ra cuộc đối thoại như sau giữa Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân đoàn 1 và viên Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà nẵng: “An Phran-xít xộc vào giữa lúc Trưởng đang hối thúc đám tay chân thân tín tiêu hủy tài liệu. Thấy An Phran-xít, Trưởng không trịnh trọng bước tới bắt tay như mọi khi mà chỉ cất tiếng chào: - Xin chào Ngài Tổng lãnh sự! Tôi tưởng Ngài đã ra đi. - Sân bay hỗn loạn. Không một máy bay nào lên xuống được. Người của tôi đi chưa hết. Không một ai giúp tôi. Tôi phải can thiệp và tụi lính của ngài đã xông vào hành hung tôi.
15 Tháng Tư 202112:16 SA(Xem: 11019)
Trong số những «thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa» ..., tất nhiên có cả ngày 30 tháng 4 năm 1975. Do đó, xác định lại nó như ngày thất bại chính trị văn hoá bi thảm nhất của lịch sử dân tộc, chính là góp phần giải ảo một huyền thoại nguy hại, thức tỉnh những ai còn chút lương tri để suy nghĩ một cách thực tế và trách nhiệm về tương lai đất nước. Đây không thể là một chiến thắng chính trị, vì sau đó đất nước trở lại mô hình Bắc thuộc tưởng đâu đã vĩnh viễn trôi qua, dân tộc bị phân hoá trầm trọng thành bao mảnh đối kháng (Bắc / Nam, cai trị / bị trị, trong nước / ngoài nước, trong đảng / ngoài đảng). Đây cũng không thể là một chiến thắng văn hoá khi kẻ cầm quyền đã tự tay tổ chức sự tụt hậu về mọi mặt của quốc gia (giáo dục, y tế...), phá hủy nền đạo lý cổ truyền thoát thai từ các đạo giáo toàn nhân loại mà không thay thế nổi bằng bất cứ chủ trương, chính sách giáo điều nào.
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 11650)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 11173)
Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy!
09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13105)
Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.
26 Tháng Giêng 20218:20 CH(Xem: 12554)
Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 13214)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
26 Tháng Mười 202011:50 CH(Xem: 12969)
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
20 Tháng Mười 202010:35 CH(Xem: 12142)
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.