- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CUNG TÍCH BIỀN VÀ XỨ ĐỘNG VẬT MÀU HUYẾT DỤ

31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 40099)


cungtichbien-lethanhthu-content

 Cung Tích Biền -ký họa Lê Thánh Thư (SG 12-2010)


Trong một lần trao đổi, bạn tôi hỏi đã đọc “Animal Farm” của George Orwell chưa? Tựa đề tập truyện ngay tức khắc làm tôi liên tưởng đến nhà văn Cung Tích Biền với những câu chuyện huyền ảo về Xứ động vật của ông.

Với Cung Tích Biền “
Văn chương có thể huyền ảo, nhưng trách nhiệm của Nhà văn không thể là một hư ảo” và ông đã sống như vậy.


Cung Tích Biền là nhà văn Miền Nam độc lập, ông thú nhận, sau năm 1975 “Tôi tự cô lập bằng cách sống ẩn mình,…đoạn tuyệt với những mối quan hệ không cần thiết, trong hòa đồng xã hội…giữ vị thế cô đơn để trọn vẹn cuộc Hành nghiệp”. Sau thời hậu chiến, ông lặng lẽ chiêm nghiệm, miệt mài sáng tác và hơn 30 năm sau, tự mình xuất bản chỉ để lưu lại cho đời Bộ Tổng Tập Văn chương gồm trên 10 quyển, non 7.000 trang sách.



Tôi gặp ông cũng thật bất ngờ, buổi chiều hôm ấy thật đông bạn bè.
Đặng Hiền về thăm, có Lê Thánh Thư, Thận Nhiên, Lý Đợi, Inrasara, Đami… Đặng Hiền phone mời ông đến, tôi không thể nghĩ người đàn ông tóc bạc phơ, với khuôn mặt tươi trẻ, nụ cười rạng rỡ toát lên vẻ yêu đời, bên cạnh một cô gái cháy bỏng lại là ông. Một nhà văn ít xuất hiện trước đám đông, giọng văn cay độc, với cách nhìn đời lão luyện quá thâm sâu, tôi nghĩ phải là một nhà hiền triết, không thể là một “Lão ngoan đồng” như vậy. Nhưng tôi đã sai. Đúng là VănNgười hoàn toàn tách biệt. Sau này, Trần Vũ kể ông thích khiêu vũ và nhảy rất điệu nghệ. Có lần Vũ và ông đi hộp đêm, Cung Tích Biền thuê cave quay valse và tango điêu luyện.

 

Sau vài ly rượu, Lê Thánh Thư cao hứng ký họa ngay trên bàn rượu hình ảnh của Cung Tích Biền, Thận Nhiên và tôi…Đặng Hiền đòi giữ bản quyền cho HL khi có bài in. Không biết bây giờ có còn không? Nhìn là vậy, nhưng ông chỉ mỉm cười ngồi nghe mấy kẻ hậu sinh tranh nhau luận bàn, tôi ngồi im nhìn ông. Và tò mò nhìn cô gái cùng đi rất điệu nghệ chăm sóc ông chu đáo. Ông nói sẽ gửi cho tôi các tập sách đang in và đã giữ lời hứa. Một năm sau, tôi nhận được 5 tập sách ông gửi. Tập hợp hầu hết những trước tác của đời ông. Sách in đẹp, với lời đề từ trang trọng. Ông tự in ấn, với phần ghi chú rỏ ràng, khẳng định quyền xuất bản của nhà văn không cần ai kiểm duyệt. “NXB Một mình. Có mục đích bảo lưu tác phẩm và tác quyền của tác giả. Việc phổ biến có giới hạn, không lệ thuộc vào bất cứ điều luật nào hạn chế việc Tự do phổ biến Tác phẩm”.

Lời đề từ đặc biệt “ngạo đời” như tính cách của ông.


Trong một lần phỏng vấn, nhà văn Cung Tích Biền đã nói:

Tác phẩm, mới là cái Có-Mặt. Mới là thường -trực- trả- lời. Một thường- trực- trả- lời, trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay, phải là
một trung- thực- chịu- nạn
”.


Trước năm 1975, tôi chỉ là một cô bé, truyện của ông quá tầm tay với, tôi chỉ mới đọc những truyện dành cho thiếu nhi của Duyên Anh, Nhật Tiến, nhiều lắm là Văn chương Tự lực Văn đoàn, còn văn chương của ông với tôi là một xa lạ…Sau năm 1975, càng xa vời vì tôi chưa từng nghe nhắc trong trường học, hay được bày bán ở các hiệu sách. Văn chương Miền Nam tuyệt nhiên vắng bóng. Tủ sách bé con của tôi không có chổ cho ông. Lần đầu tiên tôi đọc ông là truyện Bạch Hóa
đăng trên Hợp lưu năm 2005, nó bày ra thảm cảnh kinh hoàng của chiến sự Việt Nam trong lòng đất nước, giọng văn ráo hoảnh, khô khốc, lạnh băng.


Tôi thực sự lạc vào mê cung khi đọc những truyện ngắn của ông khi nhận được sách ông gửi tặng.

Lâu lắm rồi, mới có những câu truyện hút hồn tôi bắt tôi đọc không ngơi nghỉ hằng đêm như vậy. Với ngôn từ ma lực, không gian hư ảo tôi lang thang đi từ Dị Mộng, Qua Sông, Thằng bắt quỷ, Ngoại ô Dĩ an và linh hồn tôi, Đêm hoang tưởng, Thừa Dư, Mùi của gió mùa, Một phần khí hậu, Xứ động vật mưa hồng, Xứ động vật vào ngôi, Xứ động vật màu huyết dụ…tôi rợn mình khi lạc vào thế giới đầy ma quái, huyễn ảo trong khu vườn âm u, sương khói của ông.


Ngọn lửa hồng cha con Trần Liêu đốt trong đêm đen kỳ bí, hiểm nguy rình rập để đi tìm vùng đất mới trong “Qua sông” :

 “Ngọn lửa kia đã tàn trong thiên thu. Con cháu Người-Đốt-Lửa hãy còn. Lửa ấy không chỉ là một thứ ánh sáng vô cảm, trong một xã hội máy móc, lạnh lùng. Lửa ấy cũng không siêu nhiên xa lạ, cũng không nằm chết trong ý nghĩ hạn hẹp hiện thực của lửa. Nó có thể đã biến thành một dạng ánh sáng khác: đậm đà như ca dao, rực rỡ như lời ca hạnh phúc, hay ngậm ngùi như tiếng hát gọi nát lòng của những thân phận hẩm hiu của Mẹ, của Giao Châu.

Ngọn lửa thiên thu kia đã có một linh hồn và một tác động vĩnh cửu.
Chúng ta ghi nhớ lại, cũng có nghĩa là sẽ đốt lên.

Và, chúng ta chẳng hề quên câu nói tiềm vọng của Liêu: “Chúng ta sẽ bắt đầu làm lại tất cả. Dẫu rằng trong bóng tối mịt mùng, nhưng trên quê nhà, hôm nay chúng ta đốt một ngọn lửa hồng”.

Liệu ngọn lửa hồng mà cha con Trần Liêu ngày xưa đốt lên hôm nay đã đẩy lùi được bóng tối?

Truyện của ông thường là những Bóng, Xác, Máu, Xương…những huyễn ảo kỳ bí đưa người vào những mê cung sâu thẳm.

Hãy xem cuộc đối thoại giữa nhà văn với nhân vật “Cô mơ bay”:

“Mơ Bay nói. Mơ Bay tâm sự. Tiếng cô nói hình như không đi từ miệng cô tới lỗ tai người nghe trước mặt. Nó lang thang, vòng vo. Như ai nói ở xa kia trong trà trộn đủ thứ tạp âm đời, quanh đây.

Tâm sự của cô, như âm vang đi tới từ cái ghế đá, hốc cây, từ viên gạch lót đường. Như đất đai đau, đành cất tiếng. Đôi mắt Mơ Bay là khá hoang mị. Chừng như cả tinh lực kia đang chìm trong cái ý tưởng rất hư hoang mà cô diễn bày:

Em là thiên thần sờ nắm được giấc mơ. Phải dựng mộng dậy. Gắn xương cốt cho mộng. Mỗi cơn mộng phải là một Có Thực. Như cây trên đồi. Như vật thể hiện ra quanh đây. Mộng phải thấm được nước. Bốc cháy khi gặp lửa. Ta nói thì mộng phải biết nghe. Ta thổ lộ niềm mong ước, mộng phải OK. Anh ạ, ‘Nó,’ cái vô hình hiện ra đó. Giấc mơ, ‘Nó’ đang bước tới. ‘Nó’ chào và bắt tay em.”

Tôi nói:

“Bắt tay được với một Cái-Trống-Rỗng, thì phải đáng rùng mình.”

Mơ cười:

Chính giấc mơ nó sử dụng em. Cũng như anh, anh nhà văn ạ, anh bị huyền hư sử dụng. Rồi anh sẽ vẽ lại giấc mơ của em qua những giọt màu có thật.”

Một ngày cận Tết, những mầm hoa đang ủ hương trong búp. Chờ vỡ òa trong nắng đầu xuân. Mơ Bay nói: “Khi những nụ mai tàn, em bay.”


Sao là tàn một mùa nở rộ, em mới bay?

***

Có một người đàn ông bước chậm rãi lên thang lầu. Bước vào phòng ngủ. Đã quen cái cách của Mơ Bay, ông không bật đèn. Qua ánh sáng đèn đường rọi vào ông thấy một sự bày biện khá lạ lùng. Mền gối chăn mùng giày dép, áo quần đồ trang điểm của Mơ Bay được thu gom vào cái bao tải bự. Ngoài, có hàng chữ: “Đồ ve chai.”

Có một là thư dằn trên mặt bàn:

“Anh ạ, em Ra-Khỏi rồi. Hồn ra khỏi. Xác em là ve chai trong bao tải.
“ Hồi đầu em trèo lên ngọn cây sọ khỉ, nhưng cành lá nhiều quá không cất cánh được. Em lên nóc một cao ốc, nhìn thành phố bên dưới như một bãi tha ma trắng, những nhà cao tầng là những ngôi mộ lớn, em lại thôi, cất cách nơi này chẳng thơ mộng chút nào.

“Em lên cao nguyên. Bên vực thẳm giữa hai hẻm núi, em bay. Anh yên chí, em không hề rơi xuống vực sâu. Chính đôi mắt ta nhìn hẻm núi thăm thẳm bên dưới. Sợ hãi kia, thay vì đầu hàng rơi xuống, sẽ giúp em mạnh mẽ bay lên cao.

“Anh sẽ thấy trong trời mùa Xuân này một con chim lạ. Em đấy. Khi một con chim biến ra một con người là số phận không may. Con người biến được thành con chim mới là hạnh phúc, là ân sủng của Tự do.

Hôn anh.

Em của anh

Mơ Bay”

III

Giấc mơ bị bể sọ não.

Một cái vô hình bị thương tích.

Một cái vô hình đang được chỉnh sửa.

Rất mong manh hồi sinh.”

Truyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian.

Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt. Hiểu về truyện của ông ư, nói thật đến bây giờ tôi cũng mơ hồ. Tôi đi lạc vào ma trận của ông mà chưa tìm được lối ra.

 
Thứ lỗi cho tôi, tôi vẫn còn nợ ông bài viết.

Cung Tích Biền là tác giả Miền Nam tôi chưa với tới. Hãy cho tôi thêm thời gian.

 

BAN MAI

5.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 91631)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non… Nghe câu hát ấy của Phạm Duy, ta nghe mùa xuân về đâu đó quanh đây, về trên những thảm cỏ xanh mướt, về trên những bông hoa dại đủ sắc mầu dọc theo con đường chúng ta đi.
18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 23823)
Võ Đình đi đi, lại lại, bứt rứt, bực bội, tìm cách "vẽ" Ôn Như Hầu, nhưng câu thơ hắc búa của Gia Thiều cứ trơ ra như một "ảo giác" không thể "vẽ" được. Võ xoay ngang, chém dọc, bổ đôi, chẻ ba lời thơ, bước vào trong, chạy ra ngoài, mắt nhìn trời, tay vạch đất...
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 26003)
Nằm trong lịch sử sân khấu phương Tây với những nghi lễ tôn giáo từ thời Hi Lạp cổ đại, sân khấu Pháp đã có sự phát triển bền bỉ và có nhiều thành tựu theo chiều dài các thế kỉ. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình kịch Pháp về cơ bản là kế thừa kịch nửa sau thế kỉ XIX.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 26703)
Literary fiction commits a double arbitrariness: that of invention itself and the arbitrariness with which it imitates what is essentially arbitrary: reality. (Văn chương phạm vào hai lần vũ đoán: một là cái vũ đoán của tự thân sự sáng tạo, và hai là cái vũ đoán của sự mô phỏng một thứ mà chính nó, tự bản chất, cũng là một sự vũ đoán: hiện thực) Añicos/ Bits (Những mảnh vụn) / Juan Calzadilla
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 24253)
Là một trong những nhà văn tài hoa nhất và sáng tác sung mãn nhất của thế hệ ông, văn chương Mai Thảo bao trùm một giai đoạn dài từ kháng chiến chống Pháp đến di tản hải ngoại; ở khoảng nào, ông cũng có những tác phẩm xuất sắc, vẽ nên những chân dung con người với một nội dung siêu hình, một tâm thức lãng mạn, đớn đau.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96818)
Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*).
17 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 88764)
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 29855)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28325)
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946, trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 35686)
Khác với Nam Cao, người trí thức của Nguyễn Mộng Giác không rơi vào dằn vặt vì vật chất "cơm áo gạo tiền". Ông ý thức sự quan trọng của vật chất nhưng không bao giờ cho đó là vấn đề lớn đối với trí thức. Sau chiến tranh, ông hiểu khó khăn, thiếu thốn là đương nhiên. Điều ông khắc khoải là bị đứng bên lề cuộc sống.