- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giàn khoan Trụ đồng – Điều kiện của Hy sinh

19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39780)

tv_1

Ngày 11/4/2014, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Hồ Xuân Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. VOV-Trung tâm Tin (Theo Bộ Ngoại giao)

[Nguồn:http://vov.vn/Chinh-tri/Trao-Huan-chuong-Huu-nghi-cho-Dai-su-CHND-Trung-Hoa/320408.vov]

 

*

Không ngẫu nhiên Tập Cận Bình kéo giàn khoan vào biển Việt Nam bơm dầu khí của dân Việt. Thời điểm được chọn lựa: ngay sau khi Obama công du Á châu trấn an các xứ trong vùng. Thời điểm còn được toan tính kỹ lưỡng: ngay lúc Quân đội Nhân dân phô trương rầm rộ Tinh thần Điện Biên Phủ. Tinh thần ấy vừa bị Tập Cận Bình trấn nước biển Đông.

tv_2-contentChưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích. Thiên triều của Tập Cận Bình hành xử như Thiên triều của nhà Minh từng sai Trương Phụ, Mộc Thạnh, Liễu Thăng sang cướp đất. Trương Phụ chiến thắng quân Việt trong thủy chiến Hàm Tử. Mộc Thạnh tiến xuống Sơn Tây hạ thành Đông đô. Liễu Thăng truy đuổi quân nhà Hồ đến tận Hà Tĩnh rồi bắt sống Hồ Quý Ly áp giải về Kim Lăng. Đầu thế kỷ 15 quốc gia rơi vào điêu tàn, quân nhà Hồ vì đánh không lại làm mất nước.

Lịch sử đang lập lại?

Hôm nay Quân đội Nhân dân đối mặt thực tế: Tập Cận Bình vừa cắm Giàn khoan-Trụ đồng xuống biển Đông. Dưới biển, là đất Việt.

Hôm nay “Cảnh Sát Biển Việt Nam vững vàng bảo vệ biển”, “Lực lượng kiểm ngư kiên quyết bảo vệ chủ quyền”...là những khẩu ngữ tung lên sau khẩu hiệu tv_3-contentHữu hảo Việt-Trung được ca tụng suốt hai thập niên. Đến hôm qua Đảng vẫn còn cho xây Cung Hữu nghị Việt-Trung trên đường Lê Quang Đạo-Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Lễ khởi công được tổ chức trọng thể ngày 8 tháng 10-2013 với thứ trưởng Nguyễn Phương Nga ôm hôn thắm thiết Khổng Huyễn Hựu, đại sứ Tàu.

Hôm qua “Việt Nam không hai lòng trong quan hệ với Trung quốc”. Hôm nay Thủ tướng “khẩn thiết kêu gọi Asean phản đối hành động của Trung quốc”. Dân chúng khó tin Đảng đã bị Hán triều lường gạt. Đã từ rất lâu dân Việt nhìn thấy hiểm nguy áp sát, xâm lược kề cận đã bắt đầu, duy nhất Đảng cố tình nhắm mắt. Nhiều hơn nhắm mắt: một dung túng.

“Cương quyết ngăn việc đặt trái phép giàn khoan bảo vệ vùng biển của tổ quốc…” Khẩu hiệu phất lên hàng ngày nhưng trên thực tế Cảnh Sát Biển không cách nào làm nhiệm vụ chấp pháp xử phạt, thanh lý, dẹp giàn khoan. Vì thiếu hậu thuẫn của quân đội, đành “tự kềm chế.” Nuốt hờn căm vào lòng, là “Tự kềm chế”. Láng giềng Đông Nam Á khuyên nhủ bớt giận và Hoa Kỳ quan tâm, là “quan ngại”. Quan-ngại-sâu-sắc, chưa có cụm từ nào trên trái đất giả dối bằng thuật ngữ ngoại giao này mà từ lâu, hiển lộng ý nghĩa: Không-động-đậy sau-khi-suy-tính-kỹ.

Phó Tư lệnh Cảnh Sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu khẳng định: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại.” Đáp lại tương tự − có nghĩa đâm tàu lại. Đâm vào 80 thuyền Trung Cộng trong đó có chiến thuyền, tàu võ trang, tàu tên lửa và được khu trục cơ tiêm kích không yểm. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ gia tăng cường độ thô bạo. Dương Danh Huy nhìn thấy: “Trung quốc đang từng bước dồn Việt Nam đến câu hỏi Diên Hồng. Tránh câu hỏi Diên Hồng là vô trách nhiệm với chủ quyền lãnh thổ.”

Hòa hay Chiến?

Câu hỏi đè nặng lên tâm trí từng người Việt.

Câu trả lời của mỗi người dân Việt đều giống nhau, không do dự: Sẽ liều chết giữ nước.

Chưa khi nào chữ “Nước” mang ý nghĩa như lúc này. Nước Việt của Cha. Nước biển Đông nuôi dân sinh sống. Liều chết gìn giữ.

tv_4-contentDân Việt sẽ hy sinh nhưng lần này, dân chúng muốn chính quyền hiểu: không thể mãi mãi tiêu dùng xương máu của dân cho tư lợi riêng của đảng cầm quyền và gia đình những đảng viên trị vì. Tinh thần ái quốc của dân Việt không phải là món hàng dùng đàm phán với Bắc Kinh. Để rồi sau Hòa ước, với những điều khoản bí mật không cho dân biết, tất cả trở lại y như cũ? Tàu cướp của - Đảng cướp công - Công an hà hiếp - Dân oan mất đất - Trí thức bị đàn áp. Chồng, cha, anh, em và các con chết trận để tiếp tục như vậy? Tàu cướp hay Đảng cướp, khác gì?

Dân Việt sẵn sàng hy sinh, vì quốc gia, không vì Đảng, nhưng không chấp nhận thể chế tiếp tục chuyên chính.

Đổ máu để giữ biên cương, để trong phạm vi biên cương Việt Nam thực thi Tự do - Công bằng thật sự mà không là những khẩu hiệu giả dối của những định hướng chủ nghĩa lầm lạc.

Là điều kiện của hy sinh.

 

Trần Vũ

Plano, 13 tháng 5-2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 20224:09 CH(Xem: 11638)
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng gía trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới. Thế nhưng, ở một nơi xa kia, có một ông già gầy gò, ốm yếu, tóc bạc hàng ngày đến thư viện các trường đại học ở Mỹ để photo các tài liệu về văn chương Miền Nam Việt Nam, hàng ngày ông “ngồi khâu lại di sản”, vá lại một nền văn học đã bị đốt cháy trên chính quê hương mình, tự mình thành lập tủ sách di sản văn chương Miền Nam nhằm lưu giữ, chia xẻ lại cho đời sau, đó là nhà văn Trần Hoài Thư.
28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 10153)
Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 10150)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
08 Tháng Mười Hai 202110:17 CH(Xem: 9821)
Chúng tôi xin được lấy tên thiên tiểu luận đặc sắc Một cuốn kinh về tình thương [12, tr.139] của nhà văn Lưu Trọng Lư làm nhân lõi cho nội dung bài viết này. Người viết vốn được mệnh danh là “nhà văn của tình thương” từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã “chiêu tuyết” cho nhân vật từng bị phán xét là “đĩ đứng đầu” bằng những lời nồng nhiệt, đặc biệt nhận định Thúy Kiều là “kẻ có một mối từ tâm lớn” [13, tr.1690]. Và suốt từ khi Truyện Kiều ra đời đến nay, tình thương hay “mối từ tâm lớn” toát ra từ kiệt tác này cùng những giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của nó đã/ đang được bàn luận sôi nổi, với nhiều lý thuyết cũ - mới chắc không bao giờ chấm dứt…
28 Tháng Mười Một 20219:39 CH(Xem: 9756)
Xem xong phim “LEVIATHAN”, tôi nhớ tới bộ phim màu Liên-xô “ILIA MUROMET” từ hơn nửa thế kỷ trước và chợt nghĩ: nhiều người có tuổi thơ đã từng say mê dán mắt trên màn ảnh bộ phim quay về một câu chuyện cổ tích Nga nọ, nếu hôm nay được xem bộ phim Nga hiện đại “LEVIATHAN” dựa theo câu chuyện về một quái vật thần thoại trong Kinh Thánh, chắc sẽ bàng hoàng, ngỡ ngàng đến đau đớn… Cái vẻ đẹp phi thường của dũng sĩ huyền thoại Nga chiến thắng rồng lửa nhiều đầu để bảo vệ hạnh phúc dân lành giờ đã biến mất tăm, chỉ còn lại trên đất nước hùng vĩ ấy sự thống trị & lộng hành của cái ác, sự giả dối đáng kinh tởm, trở thành lãnh địa của những kẻ ngang nhiên chà đạp lên quyền sống người lương thiện, bên đống xương mục của Cá Ông voi,Vua Biển cả - vết tích sót lại của một thời cổ tích tựa ánh tàn của mơ ước Con người từ ngàn xưa đang hấp hối…
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 11628)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10499)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 10552)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 10532)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9871)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…