- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÁI CHẾT CỦA VUA QUANG TRUNG

18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 9386)

Vua Quang Trung

 

 

CÁI CHẾT CỦA VUA QUANG TRUNG
Việt Phương

 

 

Lời tác giả: Đây là truyện ngn dã sử, có đôi phần hư cấu. Viết để nói lên tinh thần Vua Quang Trung và sự thù hận của gic phương Bc từ ngàn xưa. Chúng lúc nào cũng muốn thống trị và nuốt trọn Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự tiếp tay của những Lê Chiêu Thống "cõng rắn cn gà nhà" mà thời đại nào cũng có những hạng người này. (VP)

 

 

Dẫn Truyện:

 

Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh.  Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1 năm 1789. Năm đó Lê Chiêu Thống mới 21 tuổi. Sau khi lên ngôi, Lê Chiêu Thống thấy rõ ngai vàng mình đang ngồi không có thực chất. Lúc mất ngai, Lê Chiêu Thống bấy giờ mới sang cầu viện Nhà Thanh với hy vọng trở lại ngai vàng.

 

Vào Truyện:

 

Đó là tháng 5 năm 1788, Lê Chiêu Thống và mẹ tất tả chạy sang Tàu. Y khúm núm cúi đầu ra mắt Thanh Cao Tông tức Càn Long. Khẩn xin cầu viện. Càn Long là một vị vua thông minh triều đại nhà Thanh, am hiểu nhiều vấn đề, kể cả dịch số. Lúc này, Càn Long đã già, tuy nhiên lòng hiếu chiến trong người ông vẫn không nguội lạnh. Thật đúng lúc, Càn Long mượn dao giết người, giúp Lê Chiêu Thống chỉ là bề nổi, nhưng trong lòng, Càn Long muốn nhân cơ hội này để thốn tính Việt Nam. Càn Long hăm hở đồng ý sai đại thần của nhà Thanh, người mà Càn Long rất tâm đắc và đặt trọn niềm tin. Không ai khác hơn là Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ  Nghị văn võ song toàn, ông đỗ tiến sĩ đời Càn Long, nguyên là quan văn. Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều trước khi làm Tổng Đốc Lưỡng Quảng. Càn Long hạ chiếu phong cho Tôn Sĩ Nghị làm Chinh Man Đại tướng quân, mang theo 29 vạn quân nhà Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam để giày xéo quê hương mình trên danh nghĩa là Phù Lê. Chúng vào chiếm đóng Thăng Long. 

 

Sau khi quân Thanh chiếm Thăng Long, dân chúng đói khổ, người Hoa cậy thế quân nhà Thanh, nổi lên giành lấy đất đai của nông dân Việt Nam, hà hiếp dân lành. Nông dân không có ruộng cày. Trong nhà không đủ thóc để cầm hơi. Trong khi đó, Lê Chiêu Thống chỉ là con rối của nhà Thanh, hàng ngày phải đi bái kiến Tôn Sĩ Nghị. Dân tình khốn khổ, oán khí cao ngất trời.

 

Nghe báo tin, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra lệnh xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để có danh nghĩa chính thống, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788), tại Núi Bân, Phú Xuân (An Cựu, huyện Hương Trà, Thừa Thiên), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Liền sau khi lên ngôi, ông lập tức cho xuất quân trong cùng ngày. Chỉ mất bốn ngày, đại quân của vua Quang Trung đã tới được Nghệ An vào ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26/12/1788). Ở đây, ông tuyển thêm quân và củng cố lực lượng. Dân chúng xem ông như vị cứu tinh dân tộc. Với oán khí cao ngất trời đó, thanh niên nhiệt huyết theo ông vì lòng yêu nước, quyết chống lại quân xâm lăng đã lên tới con số 10 vạn người. Ông chia thành 5 đạo quân. Sau đó vua Quang Trung tổ chức duyệt binh. Ông uy nghi cỡi trên lưng voi, da ngâm đen, tóc quăn, uy mãnh trong nắng chiều. Khi nói, đôi mắt ông sáng lên, anh dũng, tiếng nói oang oang như tiếng chuông ngân, đánh động vào lòng tướng sĩ:

 

"Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện đang ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao nấy, tất cả đều được phân biệt rõ ràng, Bc Nam hai phương chia nhau cai trị, người phương Bc không phải là giống nòi ta, bụng dạ t khác. Từ thời Hán đến nay, chúng đã bao phen cướp bóc nước ta, cho nên người mình không ai chịu nổi, đều muốn đánh đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ... các ngài không nỡ ngồi yên nhìn chúng làm điều tàn bạo, cho nên đã thuận theo lòng người mà dấy nghĩa binh, đều chỉ đánh một trận là thng và đuổi được chúng về hn phương Bc." (1)

 

Con voi nhà vua cỡi, như hiểu được tiếng người. Ve vầy hai tai như phụ họa thêm. Thỉnh thoảng chiếc vòi vươn cao như muốn quấn lấy quân thù. Vua tiếp:

 

"Lợi hại và được thua đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại mưu đồ lấy nước Nam ta mà đặt thành quận huyện của chúng, không biết trông gương các đời Tống, Nguyên, Minh thuở xưa, vì thế ta phải kéo quân ta đánh đuổi chúng..." (2)

 

Sau đó vua Quang Trung còn dõng dạc tuyên bố:

 

"Đánh cho Sử Tri Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ. (Đánh cho biết rằng nước Nam Anh Hùng là có chủ)."

 

Quân sĩ reo hò vang dậy cả núi rừng.

 

Cho quân ăn Tết sớm. Ông quyết định quân Tây Sơn sẽ đánh tan quân Thanh và tiến vào Thanh Long trước ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch.  Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25/1/1789, quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình), đánh tan quân Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa. Đúng như những gì ông đã dự tính. Trưa ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy trong nhục nhã cùng sự hỗn loạn của đám tàn binh. Đấy là một trận chiến oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ với 5 ngày quân Tây Sơn của vua Quang Trung đã đánh cho tan tành quân Thanh, với nhân lực hơn quân mình rất nhiều. Thấy Tôn Sĩ Nghị tháo chạy lúc chiến giáp chưa kịp mặc, ngựa chưa kịp bỏ yên, Lê Chiêu Thống cùng bầu đoàn thê tử cũng kéo nhau chạy theo đuôi Tôn Sĩ Nghị sang Tàu. 

 

Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh năm 1789, tức năm Kỷ Dậu. Là một bước ngoặc lịch sử quan trọng và vẻ vang của dân Việt. Càn Long thấy bộ dáng xác sơ, ốm đói của Tôn Sĩ Nghị trên con đường đào thoát từ Việt Nam trở về. Ông tức giận, quát lớn:

 

"Một thằng oắc con cõi Nam đó sao lại có thể đánh tan được binh hùng tướng mạnh của ta?'"

 

Tôn Sĩ Nghị qùy dưới bệ rồng, run như cầy sấy:

 

"Thưa bệ hạ, Nguyễn Huệ là một kẻ tài ba, chúng ta thua vì khinh địch và không có chính nghĩa."

 

Càn Long đập tay xuống thành ghế rồng quát:

 

"Ngươi là tướng quân, không còn là quan văn như xưa nữa. Tướng quân ra sa trường là phải chiến thắng. Chính nghĩa là ở trong tay ta. Tướng quân có tới 29 vạn quân, sau đó ta còn cho thêm quân chi viện. Thế mà ngươi nắm phần bại trong tay? Chính nghĩa nằm trong tay kẻ mạnh. Nhà ngươi hiểu chưa?"

 

Tôn Sĩ Nghị trong bụng không phục nhưng vẫn cứ dạ dạ. Ông nghĩ trong đầu, nếu như Hoàng thượng thân chinh đánh trận, thì chưa chắc đã mang được thân xác già nua kia về lại nước. Trong khi đó, Càn Long vẫn còn tức tối:

 

"Thù này ta phải trả. Chúng nó dám vuốt râu rồng ư?"

 

Trong lòng thì căm thù vua Quang Trung nhưng ngoài mặt, lại muốn hòa hảo với Quang Trung. Càn Long sai sứ nhà Thanh sang phong cho Quang Trung làm An Nam Quốc Vương. Càn Long ban tặng cho vua Quang Trung chiếc áo bào bằng gấm vàng, trong đó có thêu 7 chữ bằng kim tuyến "Xa tâm chiết trục, đđiền thử". Bên trong áo bào có tẩm một chất kịch độc, có thể ngấm dần vào thân thể. Muốn giết cho bằng được vua Quang Trung, để tế cho nạn nhân và gia đình của 29 vạn quân đã bị đánh tơi tả, kẻ chết sông vì cuộc tháo chạy dẫm đạp lên nhau, người chết bờ vì bị quân Tây Sơn mai phục. Xác chết quân Thanh ngập tắt nghẽn cả một khúc sông, máu quân Thanh nhuộm đỏ cả cây rừng Đống Đa. 

 

Cùng với phái đoàn của sứ nhà Mãn Thanh, trà trộn trong đó là những tay phong thủy và trấn yếm cao minh do Càn Long sắp xếp. Chúng đã đến An Nam làm một nhiệm vụ bí mật. Đó là phong tỏa và trấn yếm long mạch đất An Nam, cho vua nước Nam không trường tồn, và nhất là vua Quang Trung, một quân sự gia lỗi lạc đang trong tuổi sung mãn nhất cuộc đời. Đây cũng là một mối đe dọa lớn của phương Bắc. 

 

Khi sứ nhà Thanh ra về. Trần Quang Diệu mới Tâu với nhà vua:

 

"Hạ thần thấy chiếc áo bào này rất đáng nghi ngờ. Hơn nữa 7 chữ "Xa tâm chiết phục, đđiền tử" không biết có dụng ý gì bên trong. Hoàng thượng chớ nên mặc nó."

 

Vốn đã đề phòng Càn Long, nên vua Quang Trung gật đầu, cho người cất vào thư phòng.

 

Năm 1790 nhân lễ Bát Tuần Khánh Thọ của Càn Long. Càn Long yêu cầu vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh yết kiến. Triều đình Sơn Tây bèn chọn Phạm Công Trị, cháu gọi Vua Quang Trung bằng cậu, dáng mạo giống vua Quang Trung và được huấn luyện giọng nói cũng như thần thái oai phong giống vua, sang cùng Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Đặng Văn Chân, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công, Vũ Huy Tuấn, Vũ Danh Tiêu và Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy. Ngoài lệ thường, lần này còn cống thêm 2 con voi đực. Trên đường thật vất vả gian truân. Giữa đường, Hoàng tử cáo bệnh quay trở lại. Vua Quang Trung đã cảnh giác và đề phòng Càn Long đến mức tối đa. Lần này phái đoàn được đón tiếp long trọng ở cung điện Nhiệt Hà. Càn Long thấy dung mạo Phạm Công Trị (tự xưng Nguyễn Quang Bình, tức Nguyễn Huệ) cũng uy nghi lẫm liệt, bèn nghĩ trong đầu. Một mãnh hổ như thế hèn gì đánh bại được quân ta. Nếu không quy thuận hoặc tiêu diệt, thế nào hậu hoạn ắt cũng khó lường. Lúc này vua Quang Trung mới 37, tuổi trẻ lại tài cao, ông còn một khoảng thời gian dài để thống nhất đất nước và biến An Nam thành một con rồng không thể nào khống chế nổi. Càn Long bèn cho Cách Cách ra gặp mặt vua Quang Trung (Phạm Công Trị). Cách cách là Hoàng thập nữ của Càn Long có tên gọi là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa, tuy chỉ là con gái của tần phi, nhưng có danh hiệu là Cố Luân Công Chúa, (con của Hoàng Hậu), là công chúa được Càn Long sủng ái nhất, nhưng vì đại cuộc phải bấm bụng để gả cho người ngoại tộc. Cố Luân Công Chúa lúc bấy giờ tuy chỉ mới mười lăm (sinh năm 1775), nhưng mặt phấn môi hồng, nhan sắc chim sa cá lặn, trông rất thông minh và hiểu biết ý người. Đây là một cuộc hôn nhân chính trị, chính công chúa đã được giáo huấn điều đó. Vua Quang Trung giả và sứ thần nhìn cũng mê mẩn lòng người. Công chúa xin vua cha cho họa chân dung của vua Quang Trung. Thật ra đây cũng là sự sắp xếp của Càn Long. Phạm Công Trị gật đầu đồng ý. Càn Long như chợt nhớ ra điều gì, bèn hỏi vua Quang Trung (Phạm Công Trị):

 

"Sao trẫm không thấy nhà ngươi mặc áo bào ta đã ban tặng?"

 

Vua Quang Trung bèn đáp:

 

"Áo bào qúi giá, ta không dám mang theo vì đường xa gió bụi sợ hao tổn tâm sức của Ngài."

 

Càn Long, nhíu mày, rồi vả lả:

 

"Ngươi nghĩ thế cũng đúng. Đích thân ta đã sai những nghệ nhân bật nhất nước ta làm nên chiếc áo bào ấy."

 

Phạm Công Trị bỗng liên tưởng đến chiếc áo bào vua Quang Trung đã cho cất vào thư phòng. Tại sao chiếc áo tầm thường như thế mà Càn Long cũng phải chú tâm? Đây không phải là điều lạ hay sao? 

 

Càn Long cho người chuẩn bị giấy mực ra họa chân dung của vua Quang Trung. Trong lúc ấy, Vua Quang Trung cũng xin một bức chân dung của Càn Long để mang về nước. Càn Long cười lớn vang cung điện, từ chối khéo:

 

"Ta nay đã già, sức yếu, thần thái không còn như xưa. Chính ta cũng không dám nhìn ta nữa cơ mà." 

 

Nói xong, Càn Long to tiếng cười để che dấu sự bối rối trong lòng. Mặt khác như muốn áp đảo tinh thần đối phương. Càn Long sợ "gậy ông đập lưng ông". Vì Càn Long muốn có bức họa của Quang Trung để cho người làm phép trù yếm. Càn Long suy tính trong đầu, nếu mọi việc theo ý ông, thì Cố Luân Công Chúa phải bằng mọi cách để có con với vua Quang Trung sau khi xuất giá. Thế là An Nam sẽ nằm trong tay ông không cần thí một con tốt nào.

 

Trong lúc đó, ở trong nước, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, ông khuyến khích dùng chữ Nôm, bỏ chữ Hán. Ông cho chia lại ruộng đất, và huấn thị hàng ta tự làm tự tiêu dùng, không tiêu dùng hàng hóa phương Bắc (Trung Quốc). Kinh tế nước nhà càng phát triển. 

 

Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng. Phía Bắc bị đe dọa bởi Càn Long, và đám tàn dư của Lê Chiêu Thống, phía Nam Nguyễn Ánh quyết tiêu diệt nhà Tây Sơn không chừa một thủ đoạn nào, phía Tây có sự quấy nhiễu của Xiêm La, Chiêm Thành. Vua Quang Trung bốn bề thọ địch. 

 

Trong lúc đó thì Thế tổ Cao hoàng Nguyễn Ánh đã lấy lại được Gia Định và chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh. Thanh thế chấn động đe dọa đến vua Quang Trung. Xét thấy đất nước rối ren, và quân Nguyễn Ánh là mối đe dọa to lớn. Việc hòa hoãn với nhà Thanh lúc bây giờ là việc nên làm. Vua Quang Trung nghĩ đến lời đề nghị của Càn Long 2 năm về trước, khi Phạm Công Trị (Quang Trung giả) về nước khai bẩm rằng Cố Luân Hòa Hiếu công chúa, có nhan sắc, tính khí hơn người. Nếu Càn Long lật lọng xua quân sang đánh lần thứ hai thì vua Quang Trung đã có Cách cách công chúa làm con tin. Thấy lời đề nghị của Càn Long không có hại trước mắt, vua Quang Trung sai hổ tướng Võ Văn Dũng qua hỏi cưới Cách cách của Càn Long. Với điều kiện không phải cống nạp người bằng vàng như lệ trước và nhà Thanh phải đồng ý trả hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông lại cho An Nam. Càn Long bằng lòng. Theo Càn Long, cũng như ý nghĩ của người Trung Quốc, "Quân tử trả thù mười năm chưa muộn". Huống chi việc "cấy" người trên đất An Nam là một việc nên làm. Hy sinh một công chúa để làm bá chủ thiên hạ thì đúng là thả con tép bắt con tôm. Càn Long nói với đại thần trung tín trong triều. Công chúa của nhà Thanh lấy Quang Trung, sau này sanh rồng, thì với thế lực hùng mạnh, bằng mọi cách, Càn Long cũng lập con công chúa Mãn Thanh, tức cháu ngoại mình làm An Nam Quốc Vương. Không sớm thì chày, An Nam cũng sẽ thuộc về nhà Thanh (Trung Quốc). Cả triều thần ngơ ngác, xem quyết định của Càn Long là không đúng. Nhưng vị quan Đại Thần thân tín của Càn Long lại hiểu ý Hoàng đế của mình hơn ai hết. 

 

Ngọc Hân nghe nói rất đau lòng. Nhưng vì vận mệnh quốc gia, Ngọc Hân đành giấu lệ. Một hôm ở điện Đan Dương, trời bắt đầu chuyển thu, lành lạnh. Vua Quang Trung đang ngồi trong thư phòng làm việc, bỗng có một cơn gió thổi tốc vào. Vua cảm thấy ớn lạnh, chóng mặt. Nhà vua hoa mắt nhận ra có một ông lão râu tóc bạc phơ đang cầm gậy đánh vào đầu mình. Rồi biến mất như một làn khói. Vua ngã xuống, hôn mê bất tỉnh. Triều thần vội vã vơ lấy chiếc áo bào Càn Long tặng ngày trước được máng gần đó, khoác vào người Vua Quang Trung rồi dìu vua đến long sàn. Người vua ướt đẫm mồ hôi. Thấm vào chiếc áo bào. Ngọc Hân sai ngự y chẩn bệnh và sắc thuốc cho vua uống. Khi thuốc đã xong, đợi cho nhà vua tỉnh giấc, đích thân Ngọc Hân cho vua uống thuốc. Trán vua vã mồ hôi hột. Ngọc Hân lo lắng hỏi ngự y:

 

"Hoàng thượng bị bệnh gì vậy?"

 

Ngự y vội vã trả lời. Vua vì việc nước, ngày lo trăm việc nên sức khoẻ suy yếu. Hạ thần thiết nghĩ, cho long thể được nghỉ ngơi vài ngày chắc là không sao."

 

Nhà vua khoát tay. Ta vừa thấy một ác mộng. Nói xong, vua bèn kể việc thấy một lão ông râu tóc bạc phơ vung gậy gíáng vào đầu ông rồi biến mất. 

 

Đã qua hai ngày, bệnh tình vua Quang Trung lại không thuyên giảm. Ngọc Hân cho truyền mọi danh y trong nước đến chữa bệnh cho ngài. Nhưng tất cả mọi người lại quên chiếc áo bào Càn Long tặng vẫn còn trên mình vua. Ai cũng nghĩ đó là chiếc áo thích hợp để ngự hàn. Có biết đâu, chất độc trong chiếc áo đã thẩm thấu theo mồ hôi của vua vào trong long thể. 

 

Biết thấy mình không qua khỏi. Trong cung điện Đan Dương, Trước khi hấp hối vua Quang Trung trối trăn với Trần Quang Diệu, phải mang Thái tử Quang Toản về Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An:

 

"Sau khi ta mất rồi, phải trong một tháng lo chôn cất sơ sài cho xong việc mà thôi. Các người phải phò Thái tử ra Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Nếu không, khi quân Gia Định kéo ra, các ngươi không còn chỗ chôn thây đấy." (3)

 

Vua Quang Trung còn căn dặn triều thần không được để lộ việc chôn cất ở đâu; khi báo tin với nhà Thanh thì cố tình giấu nhẹm địa điểm chết ở Phú Xuân, mà nói là chết ở Nghệ An. 

 

Trong khi đó, Hổ tướng Võ Quang Dũng vừa bàn xong chuyện với Càn Long thì được mật báo vua Quang Trung đã băng hà. Võ Quang Dũng khóc thầm trong lòng và vội vàng từ biệt Càn Long, nói là về sớm để hồi báo Vua Quang chuẩn bị ngày lành tháng tốt qua rước Cố Luân Công Chúa. Trên đường về, Hổ tướng Võ Quang Trung lòng đau như dao cắt.

 

Mấy tháng sau, Càn Long mới biết tin vua Quang Trung băng hà. Ông liền đập gậy rồng xuống sàn nhà, quát lớn:

 

"Tại sao bẩm cáo cho Trẫm muộn màng như thế?"

 

Rồi Càn Long bấm độn ngón tay, xong phá ra cười khoái trá:

 

"Đúng như ta dự tính, hắn chết năm Nhâm Tý."

 

Ngay sau đó Càn Long sai sứ thần của nhà Thanh là Thành Lâm sang điếu tang, cùng một đoàn tùy tùng, trong đó trà trộn những tên địa lý thượng thặng do Càn Long bố trí đi theo. Phải phá cho bằng được long mạch của đất An Nam. Phái đoàn sứ nhà Thanh bị ngăn cản. Triều đình Tây Sơn đưa Thành Lâm cùng bầy đoàn đến Nghệ An. Nhưng Thành Lâm không tin đòi phải đẫn cho bằng được vào Phú Xuân. Cuối cùng, triều đình Tây Sơn phải đưa sứ Thành Lâm và bầy đoàn đến Phú Xuân. Ở đây, không ai biết được mộ thật của vua Quang Trung ở chỗ nào. Ngôi mộ mà Thành Lâm đến chỉ là một ngôi mộ giả do vua Quang Trung đã toan tính trước.

 

Chiếc áo ngày xưa Càn Long ban tặng cho vua Quang Trung, bây giờ triều thần mới hiểu được toàn ý, nó như một lời nguyền, một câu bùa chú của Càn Long đã cho người yếm lên đó. "Xa tâm chiết trục, đa điền thử" nghĩa đen là: "Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng". Chữ Xa và chữ tâm hợp lại thành chữ Huệ - tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết.

 

Triều thần trong triều đều cho rằng Vua Quang Trung đã bị Ngọc Hân cho uống thuốc độc vì ghen tuông. Cũng có người ác miệng hơn, đồn thổi rằng Ngọc Hân đầu độc vua Quang Trung để lấy Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Nhưng tội cho công chúa Ngọc Hân. Trăm dâu đổ đầu tằm. Không biết phải than oán cùng ai chỉ biết kể lể trong bài văn tế "Ai Tư Vãn".

 

Ngoại Truyện:

 

Vua Quang Trung mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, ông mất đột ngột lúc mới 40 tuổi. Ngọc Hân than khóc ông trong bài văn tế "Ai Tư Vãn", một trong những bài văn Nôm đẹp nhất.

 

Lê Chiêu Thống thì bị chết trên đất khách quê người (Yên Kinh, Trung Quốc)  năm 1793 (sau vua Quang Trung khoảng 1 năm), lúc ông chỉ mới 28 tuổi. Hài cốt được đưa về Việt Nam vào năm 1804 và chôn cất ở làng Bàng Thạch huyện Lôi Dương, (nay là xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), nơi quê cha đất tổ của ông.

 

Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa (Hoàng Thập Nữ) sinh ngày 2 tháng 2 năm 1775. Sau khi vua Quang Trung băng hà, công chúa hạ giá lấy Phong Thân Ân Đức, con trai của đại thần Hòa Thân và mất năm 1823, lúc đó Cố Luân công chúa chỉ mới 42 tuổi.

 

Càn Long Sinh ngày 25 tháng 9 năm 1711 và chết sau vua Quang Trung khoảng 7 năm (ngày 7 tháng 2 năm 1799). Thọ 88 tuổi.

 

Việt Phương

 

Cước chú:

 

(1) và (2) Ngô Gia Văn Phái - Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Hồi thứ 14

(3) Đại Nam Chính biên liệt truyện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 106686)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 35626)
Gió thì chết già trên những tán lá rậm rạp. Nhưng gió thu không chết già mà chết trẻ. Heo may thế, mỏng manh thế làm sao sống quá vài phút dưới tầng tầng lớp lớp cơ man lá cành cổ thụ không có tuổi? Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32918)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 39044)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 33062)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 45675)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 135259)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34694)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 36359)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43780)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.