- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÂU CHUYỆN ĐÊM GIAO THỪA *

13 Tháng Hai 202411:02 CH(Xem: 11726)
CauChuyenDemGiaoThua-ChuaVN
Chùa Việt Nam, Seattle

 

 

CÂU CHUYỆN ĐÊM GIAO THỪA *

Nguyễn Đặng Bắc-Ninh

 

 

 

 

Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường.

Trên tam cấp chùa Việt Quang Thượng Tọa Thích Minh Chung co ro trong tấm áo tràng, run rẩy bước từng bước chậm chạp lên chính điện. Mấy năm gần đây sư cụ thấy mình yếu đi nhiều mà việc nhà chùa luôn bận rộn, nhất là vào những ngày cuối năm. Ngôi chùa lâu năm này cũng ọp ẹp giống như cái tuổi già của sư cụ. Đắp vá chỗ này thì lại dột nát chỗ kia. Sau cơn mưa bão cuối tuần vừa qua, bức vách cạnh bàn thờ Tổ vôi vữa đã lở, để lộ một lỗ hổng bằng bàn tay. Sư cụ đã sai chú tiểu Minh Thông lấy giấy dầu dán đỡ lên tường che bớt hơi gió nhưng trông vẫn thật khó coi.

Từ hôm đó tới nay sư cụ rất bận tâm về bức vách này. Mặc dù ngôi chùa từ trong tới ngoài đã được dọn dẹp đâu vào đấy, các bàn thờ hương nến đã bày biện sẵn sàng, lư đồng chân hương chú Minh Thông đã lau chùi sáng bóng; nhưng ai bước lên tới chánh điện cũng thấy ngay chỗ vỡ trên tường.

Chợt chú tiểu Minh Thông đi đâu về hấp tấp lên cầu thang, mặt mũi hớn hở. Chú giơ lên một túi giấy lớn, lấy ra một bức tranh, như một tấm chăn nhỏ, trên thêu một cành mai vàng rực rỡ. Chú khoe trên đường từ chợ về, chú thấy có tấm bảng Garage Sale của hội Ái Hữu Phi Luật Tân. Họ đang bán đấu giá các món lặt vặt để gây quĩ cho trẻ mồ côi. Chú tạt vào và bức tranh bắt mắt chú ngay. Đám người tứ xứ tham dự không có nhiều và xem ra họ rất hờ hững với bức tranh có mỹ thuật Á Đông này. Chú mua được bức tranh với giá hai mươi đồng vì không ai trả giá cao hơn.

Thượng tọạ trầm ngâm ngắm bức tranh. Trên nền vải dày và mịn, có hoa văn mờ mờ như một loại gấm quí, những đóa hoa mai được thêu thật tinh xảo nổi bật trên nền gấm màu ngà trông như một rừng mai vàng nở rộ chào đón Xuân về.

Người nghĩ ngợi giây lát rồi bảo chú Minh Thông bắc thang treo lên tường để che chỗ vỡ, vừa như một trang trí đẹp mắt. Chú tiểu thích chí cười tủm tỉm, trong lòng hân hoan vì ý Thày giống như chú đã nghĩ mà chưa dám đề nghị.

*


Thấm thoắt chỉ còn hai ngày nữa là đến Giao Thừa. Năm cũ sắp qua, ai nấy đền nôn nóng sửa soạn đón mừng năm mới. Các Phật tử rộn ràng đến làm công quả. Người sửa soạn rau cỏ, người lo đậu gạo nấu bánh chưng chay, người quét dọn sân vườn, tìm chỗ thích hợp treo pháo mừng Xuân. Ai cũng khen bức tranh gấm thật đẹp và vẻ vương giả của cành mai tạo cho khung cảnh Tết trên chính điện thêm phần rực rỡ trang trọng.

Mọi việc đã tạm xong. Trời tối mịt, tiếng mưa rơi rả rích trên mái chùa. Sư cụ và chú tiểu đang dọn dẹp trong hậu liêu thì có tiếng người gõ cửa. Ai đến lễ giờ này?

Chú Minh Thông vừa hé cửa chỉ kịp đỡ lấy một thân hình mảnh dẻ lao đao suýt ngã. Nhìn ra là một người đàn bà trung niên khó đoán tuổi, mặt mũi xanh xao ướt nước mưa. Chú đưa bà vào phòng tiếp khách ngồi cho đỡ lạnh.

Sư cụ ái ngại bảo Minh Thông lấy khăn khô cho bà ta lau tóc, lấy nước trà nóng ra mời. Sư cụ nhìn bà khách gầy ốm nhưng y phục nhã nhặn. Bà ta có vẻ hiền hậu, nét mặt thanh tú.

Bà cho biết bà ở chung với gia đình người bạn gần khu chợ Tàu từ mấy năm qua, nhưng đã bị mất việc từ lâu.

Trưa nay, bà được đến phỏng vấn làm nhân viên cho siêu thị Safeway gần chùa. Họ hẹn sẽ liên lạc với bà sau.

Chờ mãi không thấy chuyến xe bus, trời chiều mau tối lại lất phất mưa. Người run lên vì ướt lạnh, bà cố gắng lội bộ tới chùa và xin sư cụ cho tạm trú chân, sáng sớm mai bà sẽ đón chuyến xe bus đầu tiên về lại nhà người bạn.

Đang kể lể đôi mắt bà bỗng sáng lên, đứng bật dậy đến bên bức tranh thêu trên tường cạnh bàn thờ, đôi tay mảnh mai run rẩy vuốt nhẹ lên mặt gấm.

Sư cụ và chú tiểu ngạc nhiên nhìn nhau. Người thiếu phụ lẩm bẩm như người trong cơn mộng du: “Tranh này của tôi, tranh của tôi. Hoàng Mai, Hoàng Mai… tranh này của tôi đây mà!”

Chú Minh Thông vội vã giải thích: Bức tranh thêu này của nhà chùa vừa mua để trang trí chính điện đấy mà, sao bà lại nói vậy?

Bà nghẹn ngào như muốn khóc: “Không, bức tranh này xưa kia là của tôi. Đây này, bà giở một góc của tranh, đưa chú coi mấy chữ thêu rất nhỏ Tặng Phạm Hoàng Mai 1974. Tôi là Hoàng Mai. Quà đặc biệt của nhà tôi tặng trong ngày cưới”.

Chú tiểu bối rối nhìn thày. Sư cụ hiền từ:

- Nếu đã là vật kỷ niệm của bà thì nhà chùa xin hoàn trả lại bà.

Bà lắc đầu, đôi mắt ướt lệ:

- Thưa Thày, con bây giờ nơi ăn chốn ở không có, còn giữ tranh làm gì, xin để cúng Chùa. Cuộc đời con kể như đã hết rồi.

Trước cái nhìn của sư cụ và chú tiểu, bà thở dài, từ từ kể:

- Thưa Thày, vợ chồng chúng con hồi đó ở Đà Lạt. Con là cô giáo dạy lớp Ba. Chồng con là Trung Úy trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chúng con làm đám cưới năm 1974. Vì tên con là Hoàng Mai, nhà con đã tặng cho bức tranh thêu cành mai vàng này.

Tháng Tư năm 1975, hàng ngũ tan tác, ai nấy cuống cuồng tìm đường thoát hiểm như đàn kiến trên chảo nóng. Riêng con có trách nhiệm với đám học trò nhỏ, chồng của con lại đang hành quân trên vùng cao nguyên Ban Mê Thuột, con không hề nghĩ đến việc chạy đi đâu.

Nhưng em trai của con đang làm việc cho một cơ quan Mỹ nên hối thúc ba mẹ con và con lên chuyến bay cuối cùng rời Việt Nam. Đồ vật mang theo rất giới hạn nên con chỉ vơ vội vài bộ quần áo cuộn vào bức tranh này lật đật theo mọi người lên máy bay mà lòng dạ ngổn ngang tan nát. Từ trại tị nạn, cả gia đình con cố liên lạc khắp nơi để tìm chồng con. Ngay cả Hồng Thập Tự cũng không tìm ra tin tức gì của anh.

Mấy năm sau, có người cho biết anh đã bị bắt đi tù cải tạo và trong một lần trốn trại đã bị bắn chết.

Bà cúi mặt, dấu những giọt nước mắt đang rơi xuống áo.

- Nam Mô A Di Đà Phật.

Sư cụ an ủi.

Bà tiếp:

- Sau đó gia đình con được bảo trợ về New Orleans, tiểu bang Lousiana. Thấm thoắt đã chừng ấy năm, cha mẹ con lần lượt qua đời. Hai chị em con ở chung nương tựa nhau mà sống. Kỷ niệm của chồng con chỉ là mấy tấm hình ngày cũ và bức tranh này.

Năm 2005, bão Katrina kéo đến. Nhà cửa đổ nát tan hoang. Em con và cả căn nhà trôi theo biển nước. Bơ vơ một mình trên đời, con rời lên tiểu bang này để xa những kỷ niệm đau thương và cũng vì khí hậu phong cảnh nơi đây giống như Đà Lạt. Con hiện thời ở nhờ chị bạn cùng học trường trung học Bùi Thị Xuân ngày xưa. Lắm lúc con nghĩ đời con cơ cực thế này là Trời Phật đã phạt con tội phụ bạc, không ở lại sống chết với chồng.

Bà cố nén mấy tiếng nức nở, nhưng những giọt lệ lại lã chã tuôn rơi.

Sư cụ ái ngại:

- Bà không nên nghĩ vậy. Đức Phật từ bi không bao giờ trừng phạt ai. Mỗi người đều có cái duyên và cái nghiệp. Đức năng thắng số. Bà nên tĩnh tâm khấn nguyện và cố làm lành để chuyển đổi cái nghiệp.

*


Đêm Giao Thừa, chùa Việt Quang sáng rực đèn nến, khói hương nghi ngút. Mọi người chen chúc nhau lên chính điện. Tượng đức Phật trên cao trong ánh vàng lung linh như đang mỉm cười nhìn xuống đám người đi lễ với ánh mắt từ bi độ lượng.

Sư cụ ngồi trên ghế cạnh bàn thờ Đức Lạt Ma, chúc lành cho khách thập phương và tặng trái cây cho mọi người coi như lộc Phật. Các Phật tử đến chúc Tết đầu năm đều khen bức tranh Hoa Mai mỹ thuật và có hồn. Thầy mỉm cười, nói chùa đã có duyên may được một khách thập phương cúng dường vào giờ chót.

Đã gần hai giờ sáng, những Phật tử lần lượt ra về. Một trong những người khách cuối cùng là ông Trung, một Phật tử thỉnh thoảng đến viếng chùa và đôi khi cũng có giúp những việc vặt cho chùa vì ông là một người khéo tay. Ông làm cho Macy’s đã nhiều năm. Công việc của ông là sửa nữ trang và đồng hồ cho khách. Ông ta sống lặng lẽ một mình, không giao du hay có thân quyến nào đến thăm. Ông ít nói nên không ai rõ trước đây ông làm gì, ở đâu.

Lễ Giao Thừa năm nay ông nấn ná ở lại sau cùng cũng là một chuyện lạ. Chờ mọi người về hết, ông đến gần sư cụ, ngập ngừng:

 

- Bạch Thày, xin cho phép con hỏi về bức tranh Hoa Mai này. Ngày xưa gia đình con cũng có một bức tranh giống như vậy. Con tưởng trên đời không có tấm thứ hai vì chính tay con vẽ tranh và nhờ mấy vị nữ tu của nhà thờ trên Lâm Đồng thêu hộ.

Sư cụ ngạc nhiên:

- Ông có thể kể cho tôi sự tích bức tranh này đựơc không?

- Thưa thày, hoa mai vàng biểu tượng cho mùa Xuân của miền Nam, dù ở Đà Lạt hoa đào cũng rất đẹp và thơ mộng. Con đặc biệt thích hoa mai vì người vợ sắp cưới hồi đó của con cũng tên Mai, Phạm Hoàng Mai. Con cũng biết vẽ chút ít nên can đảm vẽ một bức tranh hoa mai vàng rồi nhờ thêu để làm quà tặng nàng trong ngày thành hôn. Cưới nhau chưa đựơc bao lâu thì Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, chúng con tản lạc mỗi người một nơi. Bao năm đã qua đi, nghe đâu vợ con theo bà con vượt biên bằng đường biển, tàu chìm và cả gia đình nàng đã mất tích ngoài biển Đông rồi.

- Ông ở Seattle đã lâu chưa?

- Thưa thày, từ năm 1990. Trước 75 con là Trung Úy Bộ Binh. Đi tù cải tạo Cộng sản 7 năm. Khi đựơc thả về thì nhà cửa đã bị chiếm mất. Cha mẹ anh em bị đuổi lên vùng kinh tế mới. Sống lây lất ở Saigon mấy năm rồi theo diện HO rồi sang Hoa Kỳ. Tuổi đời chồng chất lại không gia đình, con dọn lên Seattle vì thời tiết và phong cảnh giống như thành phố Đà Lạt quê cũ. Đã xin được việc làm nên con định cư ở đây từ hồi đó.

- Ông vừa nói bà nhà tên Hoàng Mai? Bữa trước có một bà đến đây thấy bức tranh cũng bảo là tranh kỷ niệm của gia đình bà. Hình như tên bà ấy cũng là Mai.

 

Ông Trung tái mặt. Giọng ông run rẩy:

- Trời ơi, thế ra cô ấy vẫn còn sống? Vợ con vẫn còn sống?

Sư cụ từ tốn gật đầu:

- Tôi nghĩ người đàn bà đến đây hai hôm trước là bà Mai vợ ông. Sáng mai ông có thể gọi cho phòng nhân viên của Safeway để nhờ họ liên lạc với bà ấy dùm ông. Biết hoàn cảnh của ông bà, chắc họ sẽ giúp. Bà ấy nói ở chung với người bạn học cũ. Nghe đâu địa chỉ họ ở phía chợ Tàu, cũng không xa đây lắm.

Có lẽ ông Trung không nghe được những lời của sư cụ. Qua cửa kính, ông không nhìn thấy những cành cây khô trơ trụi run run trong gió lạnh buổi sớm đầu năm.

Trong mắt ông, bên ngoài là một khung trời Đà Lạt huyền ảo trong nắng mới, vạt nắng như tơ vàng rắc lên những tà áo trắng của những cô học trò Bùi Thị Xuân, trong đó có một tà áo đặc biệt cho ông, một bông Mai Vàng rực rỡ đang chờ đón ông ngày mai.

Nguyễn Đặng Bắc-Ninh

*Lấy ý từ  truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade   

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 20243:11 CH(Xem: 8457)
“Thưa ngài, về đồ ăn mà các ngài chỉ định nhà hàng mang đến, xin vui lòng thu xếp người để chúng tôi trao đổi rõ hơn về các quy định của khách sạn”. Guillaume đánh thức tôi dậy trong dòng hồi tưởng một cách chuyên nghiệp. Tôi lia mắt qua từng đồ vật, chi tiết, màu sắc được phối một cách hài hoà, tinh mỹ trong căn phòng tổng thống, quả là không chê vào đâu được với một gã đã từng phục vụ tại thế giới du lịch như Guillaume. Tất cả chúng đều bóng loáng không một hạt bụi. Hẳn tôi đã bước vào, đi quanh, ngó nghiêng, ngồi xuống cái sofa này như một kẻ mộng du, rồi trầm mặc trong sự ngỡ ngàng của gã.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 9400)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 8550)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 9955)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
13 Tháng Hai 202410:35 CH(Xem: 10900)
Chuyện Huân có nhiều người yêu thì cả thị xã, quần chúng nhân dân các giới đều biết chứ chẳng cứ gì đám con gái trẻ. Bọn này thực ra cũng đang mắt liên mày láo tia lấy một anh chàng nào đó làm chồng cho xứng đáng cái tấm thân ngà ngọc bố mẹ ban cho. “Lấy chồng cho xứng tấm chồng/ bõ công trang điểm má hồng răng đen”, lời các cụ dạy cấm có sai. Xưa không sai đã đành, nay cũng vẫn đúng nguyên. Nên nói một cách sòng phẳng, hình như Huân bị đám con gái ấy nó chủ động đưa vào lưới tình...
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 9587)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 11854)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
22 Tháng Mười Hai 202311:56 SA(Xem: 12993)
Tôi sống như một kẻ không nhà, lang thang suốt dãi đất miền Trung, một bóng trắng mỏi mòn những ngọn đồi trọc, nhọc nhằn vàng những đụn cát hoang sơ, lặng lẽ giữa phố xá ồn ào. Thuở đó, Giáng Sinh vẫn rất lặng lẽ… Đêm Giáng Sinh năm ấy, tôi từ Sài Gòn trở về, xe khách hỏng máy ở rừng cao su thuộc địa phận Đồng Nai( một chuyện rất thường xảy ra). Hành khách bước xuống, những khuôn mặt mệt mỏi, những bộ quần áo nhàu nát. Đa số là những người tha hương kiếm sống, có một số sạch sẽ hơn là những con buôn, và con buôn lúc ấy đều là buôn lậu, cuộc mưu sinh đã làm cho họ trở thành những kẻ gian manh và lì lợm. Hành khách ngửa nghiêng vệ cỏ ven đường lấy những nắm cơm, bắp ngô, khoai lang, trứng luộc ra ăn một cách ngon lành, có một số rải rác vào các quán tranh.
19 Tháng Mười Hai 202311:30 CH(Xem: 10872)
Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình.
24 Tháng Mười 202311:00 CH(Xem: 12975)
Cạn mấy ly rượu mạnh với anh chủ khách sạn Huy Hoàng để xóa đi cái âm khí nặng nề ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi loạng choạng trở về phòng, đóng sầm cửa lại, nằm vật ra giường, chìm ngay vào giấc ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi giật mình thức giấc. Cửa mở, cô gái có khuôn mặt trắng hồng, dáng thon thả, tha thướt trong bộ đầm dài bằng lụa màu mỡ gà; từ đôi mắt, hàng chân mày cho đến làn môi đều xinh tươi... / -Cô tìm tôi? /-Dạ, biển đẹp như vầy, anh ngủ làm gì cho phí, đi dạo với tôi nhé. / Chúng tôi tiến ra bờ biển. Gió lồng lộng, mát rượi, sóng biển vỗ bờ cát trắng rì rầm. Ngoài xa ánh đèn các con thuyền đánh cá thao thức, nhấp nháy khôn nguôi.