- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÂU CHUYỆN ĐÊM GIAO THỪA *

13 Tháng Hai 202411:02 CH(Xem: 3628)
CauChuyenDemGiaoThua-ChuaVN
Chùa Việt Nam, Seattle

 

 

CÂU CHUYỆN ĐÊM GIAO THỪA *

Nguyễn Đặng Bắc-Ninh

 

 

 

 

Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường.

Trên tam cấp chùa Việt Quang Thượng Tọa Thích Minh Chung co ro trong tấm áo tràng, run rẩy bước từng bước chậm chạp lên chính điện. Mấy năm gần đây sư cụ thấy mình yếu đi nhiều mà việc nhà chùa luôn bận rộn, nhất là vào những ngày cuối năm. Ngôi chùa lâu năm này cũng ọp ẹp giống như cái tuổi già của sư cụ. Đắp vá chỗ này thì lại dột nát chỗ kia. Sau cơn mưa bão cuối tuần vừa qua, bức vách cạnh bàn thờ Tổ vôi vữa đã lở, để lộ một lỗ hổng bằng bàn tay. Sư cụ đã sai chú tiểu Minh Thông lấy giấy dầu dán đỡ lên tường che bớt hơi gió nhưng trông vẫn thật khó coi.

Từ hôm đó tới nay sư cụ rất bận tâm về bức vách này. Mặc dù ngôi chùa từ trong tới ngoài đã được dọn dẹp đâu vào đấy, các bàn thờ hương nến đã bày biện sẵn sàng, lư đồng chân hương chú Minh Thông đã lau chùi sáng bóng; nhưng ai bước lên tới chánh điện cũng thấy ngay chỗ vỡ trên tường.

Chợt chú tiểu Minh Thông đi đâu về hấp tấp lên cầu thang, mặt mũi hớn hở. Chú giơ lên một túi giấy lớn, lấy ra một bức tranh, như một tấm chăn nhỏ, trên thêu một cành mai vàng rực rỡ. Chú khoe trên đường từ chợ về, chú thấy có tấm bảng Garage Sale của hội Ái Hữu Phi Luật Tân. Họ đang bán đấu giá các món lặt vặt để gây quĩ cho trẻ mồ côi. Chú tạt vào và bức tranh bắt mắt chú ngay. Đám người tứ xứ tham dự không có nhiều và xem ra họ rất hờ hững với bức tranh có mỹ thuật Á Đông này. Chú mua được bức tranh với giá hai mươi đồng vì không ai trả giá cao hơn.

Thượng tọạ trầm ngâm ngắm bức tranh. Trên nền vải dày và mịn, có hoa văn mờ mờ như một loại gấm quí, những đóa hoa mai được thêu thật tinh xảo nổi bật trên nền gấm màu ngà trông như một rừng mai vàng nở rộ chào đón Xuân về.

Người nghĩ ngợi giây lát rồi bảo chú Minh Thông bắc thang treo lên tường để che chỗ vỡ, vừa như một trang trí đẹp mắt. Chú tiểu thích chí cười tủm tỉm, trong lòng hân hoan vì ý Thày giống như chú đã nghĩ mà chưa dám đề nghị.

*


Thấm thoắt chỉ còn hai ngày nữa là đến Giao Thừa. Năm cũ sắp qua, ai nấy đền nôn nóng sửa soạn đón mừng năm mới. Các Phật tử rộn ràng đến làm công quả. Người sửa soạn rau cỏ, người lo đậu gạo nấu bánh chưng chay, người quét dọn sân vườn, tìm chỗ thích hợp treo pháo mừng Xuân. Ai cũng khen bức tranh gấm thật đẹp và vẻ vương giả của cành mai tạo cho khung cảnh Tết trên chính điện thêm phần rực rỡ trang trọng.

Mọi việc đã tạm xong. Trời tối mịt, tiếng mưa rơi rả rích trên mái chùa. Sư cụ và chú tiểu đang dọn dẹp trong hậu liêu thì có tiếng người gõ cửa. Ai đến lễ giờ này?

Chú Minh Thông vừa hé cửa chỉ kịp đỡ lấy một thân hình mảnh dẻ lao đao suýt ngã. Nhìn ra là một người đàn bà trung niên khó đoán tuổi, mặt mũi xanh xao ướt nước mưa. Chú đưa bà vào phòng tiếp khách ngồi cho đỡ lạnh.

Sư cụ ái ngại bảo Minh Thông lấy khăn khô cho bà ta lau tóc, lấy nước trà nóng ra mời. Sư cụ nhìn bà khách gầy ốm nhưng y phục nhã nhặn. Bà ta có vẻ hiền hậu, nét mặt thanh tú.

Bà cho biết bà ở chung với gia đình người bạn gần khu chợ Tàu từ mấy năm qua, nhưng đã bị mất việc từ lâu.

Trưa nay, bà được đến phỏng vấn làm nhân viên cho siêu thị Safeway gần chùa. Họ hẹn sẽ liên lạc với bà sau.

Chờ mãi không thấy chuyến xe bus, trời chiều mau tối lại lất phất mưa. Người run lên vì ướt lạnh, bà cố gắng lội bộ tới chùa và xin sư cụ cho tạm trú chân, sáng sớm mai bà sẽ đón chuyến xe bus đầu tiên về lại nhà người bạn.

Đang kể lể đôi mắt bà bỗng sáng lên, đứng bật dậy đến bên bức tranh thêu trên tường cạnh bàn thờ, đôi tay mảnh mai run rẩy vuốt nhẹ lên mặt gấm.

Sư cụ và chú tiểu ngạc nhiên nhìn nhau. Người thiếu phụ lẩm bẩm như người trong cơn mộng du: “Tranh này của tôi, tranh của tôi. Hoàng Mai, Hoàng Mai… tranh này của tôi đây mà!”

Chú Minh Thông vội vã giải thích: Bức tranh thêu này của nhà chùa vừa mua để trang trí chính điện đấy mà, sao bà lại nói vậy?

Bà nghẹn ngào như muốn khóc: “Không, bức tranh này xưa kia là của tôi. Đây này, bà giở một góc của tranh, đưa chú coi mấy chữ thêu rất nhỏ Tặng Phạm Hoàng Mai 1974. Tôi là Hoàng Mai. Quà đặc biệt của nhà tôi tặng trong ngày cưới”.

Chú tiểu bối rối nhìn thày. Sư cụ hiền từ:

- Nếu đã là vật kỷ niệm của bà thì nhà chùa xin hoàn trả lại bà.

Bà lắc đầu, đôi mắt ướt lệ:

- Thưa Thày, con bây giờ nơi ăn chốn ở không có, còn giữ tranh làm gì, xin để cúng Chùa. Cuộc đời con kể như đã hết rồi.

Trước cái nhìn của sư cụ và chú tiểu, bà thở dài, từ từ kể:

- Thưa Thày, vợ chồng chúng con hồi đó ở Đà Lạt. Con là cô giáo dạy lớp Ba. Chồng con là Trung Úy trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chúng con làm đám cưới năm 1974. Vì tên con là Hoàng Mai, nhà con đã tặng cho bức tranh thêu cành mai vàng này.

Tháng Tư năm 1975, hàng ngũ tan tác, ai nấy cuống cuồng tìm đường thoát hiểm như đàn kiến trên chảo nóng. Riêng con có trách nhiệm với đám học trò nhỏ, chồng của con lại đang hành quân trên vùng cao nguyên Ban Mê Thuột, con không hề nghĩ đến việc chạy đi đâu.

Nhưng em trai của con đang làm việc cho một cơ quan Mỹ nên hối thúc ba mẹ con và con lên chuyến bay cuối cùng rời Việt Nam. Đồ vật mang theo rất giới hạn nên con chỉ vơ vội vài bộ quần áo cuộn vào bức tranh này lật đật theo mọi người lên máy bay mà lòng dạ ngổn ngang tan nát. Từ trại tị nạn, cả gia đình con cố liên lạc khắp nơi để tìm chồng con. Ngay cả Hồng Thập Tự cũng không tìm ra tin tức gì của anh.

Mấy năm sau, có người cho biết anh đã bị bắt đi tù cải tạo và trong một lần trốn trại đã bị bắn chết.

Bà cúi mặt, dấu những giọt nước mắt đang rơi xuống áo.

- Nam Mô A Di Đà Phật.

Sư cụ an ủi.

Bà tiếp:

- Sau đó gia đình con được bảo trợ về New Orleans, tiểu bang Lousiana. Thấm thoắt đã chừng ấy năm, cha mẹ con lần lượt qua đời. Hai chị em con ở chung nương tựa nhau mà sống. Kỷ niệm của chồng con chỉ là mấy tấm hình ngày cũ và bức tranh này.

Năm 2005, bão Katrina kéo đến. Nhà cửa đổ nát tan hoang. Em con và cả căn nhà trôi theo biển nước. Bơ vơ một mình trên đời, con rời lên tiểu bang này để xa những kỷ niệm đau thương và cũng vì khí hậu phong cảnh nơi đây giống như Đà Lạt. Con hiện thời ở nhờ chị bạn cùng học trường trung học Bùi Thị Xuân ngày xưa. Lắm lúc con nghĩ đời con cơ cực thế này là Trời Phật đã phạt con tội phụ bạc, không ở lại sống chết với chồng.

Bà cố nén mấy tiếng nức nở, nhưng những giọt lệ lại lã chã tuôn rơi.

Sư cụ ái ngại:

- Bà không nên nghĩ vậy. Đức Phật từ bi không bao giờ trừng phạt ai. Mỗi người đều có cái duyên và cái nghiệp. Đức năng thắng số. Bà nên tĩnh tâm khấn nguyện và cố làm lành để chuyển đổi cái nghiệp.

*


Đêm Giao Thừa, chùa Việt Quang sáng rực đèn nến, khói hương nghi ngút. Mọi người chen chúc nhau lên chính điện. Tượng đức Phật trên cao trong ánh vàng lung linh như đang mỉm cười nhìn xuống đám người đi lễ với ánh mắt từ bi độ lượng.

Sư cụ ngồi trên ghế cạnh bàn thờ Đức Lạt Ma, chúc lành cho khách thập phương và tặng trái cây cho mọi người coi như lộc Phật. Các Phật tử đến chúc Tết đầu năm đều khen bức tranh Hoa Mai mỹ thuật và có hồn. Thầy mỉm cười, nói chùa đã có duyên may được một khách thập phương cúng dường vào giờ chót.

Đã gần hai giờ sáng, những Phật tử lần lượt ra về. Một trong những người khách cuối cùng là ông Trung, một Phật tử thỉnh thoảng đến viếng chùa và đôi khi cũng có giúp những việc vặt cho chùa vì ông là một người khéo tay. Ông làm cho Macy’s đã nhiều năm. Công việc của ông là sửa nữ trang và đồng hồ cho khách. Ông ta sống lặng lẽ một mình, không giao du hay có thân quyến nào đến thăm. Ông ít nói nên không ai rõ trước đây ông làm gì, ở đâu.

Lễ Giao Thừa năm nay ông nấn ná ở lại sau cùng cũng là một chuyện lạ. Chờ mọi người về hết, ông đến gần sư cụ, ngập ngừng:

 

- Bạch Thày, xin cho phép con hỏi về bức tranh Hoa Mai này. Ngày xưa gia đình con cũng có một bức tranh giống như vậy. Con tưởng trên đời không có tấm thứ hai vì chính tay con vẽ tranh và nhờ mấy vị nữ tu của nhà thờ trên Lâm Đồng thêu hộ.

Sư cụ ngạc nhiên:

- Ông có thể kể cho tôi sự tích bức tranh này đựơc không?

- Thưa thày, hoa mai vàng biểu tượng cho mùa Xuân của miền Nam, dù ở Đà Lạt hoa đào cũng rất đẹp và thơ mộng. Con đặc biệt thích hoa mai vì người vợ sắp cưới hồi đó của con cũng tên Mai, Phạm Hoàng Mai. Con cũng biết vẽ chút ít nên can đảm vẽ một bức tranh hoa mai vàng rồi nhờ thêu để làm quà tặng nàng trong ngày thành hôn. Cưới nhau chưa đựơc bao lâu thì Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, chúng con tản lạc mỗi người một nơi. Bao năm đã qua đi, nghe đâu vợ con theo bà con vượt biên bằng đường biển, tàu chìm và cả gia đình nàng đã mất tích ngoài biển Đông rồi.

- Ông ở Seattle đã lâu chưa?

- Thưa thày, từ năm 1990. Trước 75 con là Trung Úy Bộ Binh. Đi tù cải tạo Cộng sản 7 năm. Khi đựơc thả về thì nhà cửa đã bị chiếm mất. Cha mẹ anh em bị đuổi lên vùng kinh tế mới. Sống lây lất ở Saigon mấy năm rồi theo diện HO rồi sang Hoa Kỳ. Tuổi đời chồng chất lại không gia đình, con dọn lên Seattle vì thời tiết và phong cảnh giống như thành phố Đà Lạt quê cũ. Đã xin được việc làm nên con định cư ở đây từ hồi đó.

- Ông vừa nói bà nhà tên Hoàng Mai? Bữa trước có một bà đến đây thấy bức tranh cũng bảo là tranh kỷ niệm của gia đình bà. Hình như tên bà ấy cũng là Mai.

 

Ông Trung tái mặt. Giọng ông run rẩy:

- Trời ơi, thế ra cô ấy vẫn còn sống? Vợ con vẫn còn sống?

Sư cụ từ tốn gật đầu:

- Tôi nghĩ người đàn bà đến đây hai hôm trước là bà Mai vợ ông. Sáng mai ông có thể gọi cho phòng nhân viên của Safeway để nhờ họ liên lạc với bà ấy dùm ông. Biết hoàn cảnh của ông bà, chắc họ sẽ giúp. Bà ấy nói ở chung với người bạn học cũ. Nghe đâu địa chỉ họ ở phía chợ Tàu, cũng không xa đây lắm.

Có lẽ ông Trung không nghe được những lời của sư cụ. Qua cửa kính, ông không nhìn thấy những cành cây khô trơ trụi run run trong gió lạnh buổi sớm đầu năm.

Trong mắt ông, bên ngoài là một khung trời Đà Lạt huyền ảo trong nắng mới, vạt nắng như tơ vàng rắc lên những tà áo trắng của những cô học trò Bùi Thị Xuân, trong đó có một tà áo đặc biệt cho ông, một bông Mai Vàng rực rỡ đang chờ đón ông ngày mai.

Nguyễn Đặng Bắc-Ninh

*Lấy ý từ  truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade   

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 202111:49 CH(Xem: 10821)
Tần Cuồng ngồi đó, mắt láo liên, môi tím ngắt, nhưng khóe miệng ngạo nghễ, không rõ là cười ruồi, cười đểu, cười khẩy hay đang suy nghĩ, âm mưu, dự tính hoặc đắc thắc việc gì. /Mọi người chửi Đ. M. thời Covid, có kẻ phát điên lên, mất trí vì căm ghét, thù hận, nhưng Cuồng thì đắc trí, và đắc trí như giới thượng cấp của y.
26 Tháng Bảy 20219:22 CH(Xem: 10846)
Đó là vào những ngày mùa thu Canh Thìn, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), "dịch phát ở Hà Tiên rồi lan ra toàn quốc" (Đại Nam Thực lục). Khi vua bảo các quan: "Theo sách vở chép thì bệnh dịch chẳng qua chỉ ở một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay", triều thần Phạm Đăng Hưng đã tâu rằng: "Thần nghe dịch bệnh từ Tây dương sang", nghĩa là triều đình đã có nhiều người biết dịch bệnh truyền qua các thuyền buôn đến từ Ấn Độ, và dịch tràn lan do khí độc (lệ khí) phát tán. “Thực lục” còn viết: "Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", cho ta biết đây là một trận dịch tả.
14 Tháng Bảy 20215:45 CH(Xem: 11655)
Cái loa phường treo trên trụ điện đọc tin ra rả, ngày ba buổi. Sáng, trưa, chiều. Tin tức luôn sốt dẻo có từ trung ương tới địa phương, nhưng mấy ngày rày, thời lượng tin dành phần lớn nói về tình hình bệnh dịch cúm cô vi – Vũ Hán. Sau một năm, tình hình bệnh dịch tạm thời lắng xuống, theo lời từ cái loa phường phát ra trên trụ điện, đó là chiến công hiển hách của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, chống dịch như chống giặc. Những thành quả gặt hái được năm qua như mặt trời luôn tỏa sáng ở xứ ta, như cái trụ điện ở Mỹ nếu nó biết đi, nó cũng cố lết về. Câu ví von của cấp lãnh đạo làm nức lòng mọi người.
15 Tháng Sáu 20211:10 SA(Xem: 12612)
Tin tay lái xe của văn phòng Bộ dương tính covid, đưa về cơ quan lúc cuối giờ chiều. Choáng váng. Chưa ai kịp định thần xem nên làm gì thì xe cấp cứu 115 đã hú còi inh ỏi, lao đến trụ sở Bộ nhấc ngay đi điều trị tập trung. Công an, dân phòng rầm rập đến theo sau, kéo dây thép gai, dựng hàng rào phong tỏa cách ly luôn tòa nhà trụ sở Bộ nằm trên một con phố sầm uất nhất thủ đô.
05 Tháng Sáu 202112:24 SA(Xem: 12499)
Có tiếng huyên náo, ầm ĩ ở ngoài sân, hai bệnh nhân nặng trong lúc nhân viên chăm sóc sơ hở đã lẻn ra ngoài sân choảng nhau. Kẻ ra đòn là một bệnh nhân gày nhom nhưng sức mạnh thì phi thường, gã giáng những cú đấm như trời giáng vào mặt bệnh nhân cao to, lực lưỡng, máu me be bét cả mặt nhưng bệnh nhân cao to lại không chống đỡ mà miệng còn cổ vũ cho đối thủ đánh nữa đi, đánh mạnh vào, cứ như thể càng được đánh thì càng lấy làm sung sướng lắm !
02 Tháng Sáu 20218:19 CH(Xem: 11506)
“Tưởng tượng thế nhưng mùa thu chưa đến, khi trời cuối hè hãy còn trong xanh với những cụm mây trắng bay lơ lửng trên cao thì Hương đoạn tuyệt với tôi và chúng tôi không còn gặp nhau nữa. Một buổi tối Hương đến bất thần và chạm trán với Stacey trong nhà. Thật khó giải thích cho sự có mặt của một thiếu nữ tóc vàng với một thân hình nảy nở mà trên người chỉ có cái xì-líp nhỏ như chiếc khăn mùi-xoa đang cùng tôi ngồi uống rượu. Tôi và kiều nữ tóc vàng đang chơi strip poker và tôi đang thắng lớn. - Anh thật khốn nạn! Hương chỉ nói được có thế rồi thẳng tay quăng trả lại chìa khóa nhà cho tôi, chạy nhanh ra xe phóng đi, suýt đâm vào một trong mấy cây cổ thụ. Đến lượt Stacey đứng lên vơ mớ quần áo mặc vội vào người rồi hằn học bảo: - Sao lúc nãy anh nói tôi anh không có ngưòi yêu, chứ cô Việt Nam đó là ai, không thể là chị em được. Anh là thằng nói láo! Tôi không thích người nói láo, tôi cũng không thích xen vào những cuộc tình của người khác gây đổ vỡ."
19 Tháng Năm 20219:14 CH(Xem: 11836)
Dịch bệnh COVID-19 lan truyền rất nhanh . Bệnh nhân nhập viện liên tục khiến bệnh viện gần như quá tải. Trong tình trạng này, chúng tôi cần phải thắt chặt quy chế của bệnh viện, là cách ly người bệnh để tránh sự lây nhiễm. Đó là một quyết định không dễ dàng chút nào, vì bệnh nhân phải đơn độc suốt quá trình điều trị đau đớn. Nhưng không có cách nào khác. / Tôi dừng chân bên ngoài phòng bệnh nhân cuối cùng của Khu chăm sóc đặc biệt, lặng lẽ nhìn vào. Bà Mary nằm trên giường với ống thông khí tiếp oxy xuyên qua cổ. Chồng bà, ông Bob, ngồi trên chiếc ghế bên cạnh, đặt tay lên chân bà , cẩn trọng quan sát những diễn biến của biểu đồ theo dõi đặt trên đầu giường. / Tôi ngần ngại gõ cửa, bước vào.
14 Tháng Năm 20215:31 CH(Xem: 12774)
Tôi trở về nước lần này không phải để du lịch, mà để hoàn tất các thủ tục để đi định cư ở Vương Quốc Hòa Lan. Xa quê hương chỉ một thời gian ngắn, ngày trở về lòng tôi đã bồi hồi xúc động khi nhìn thấy lại quê hương Miền Nam… huống chi những người xa quê nhà đã trên bốn mươi năm vẫn chưa một lần trở về, thì nỗi thương nhớ quê hương sẽ làm cho họ khắc khoải biết bao nhiêu. Hôm nay là ngày đầu tuần nên người đến làm hồ sơ tại Chi Cục Thuế của quận… không đông. Tôi là người cuối cùng của buổi chiều hôm nay khi đồng hồ chỉ ba giờ hai mươi phút.
07 Tháng Năm 20215:08 CH(Xem: 13216)
Tuần trăng mật của hai người là một chuỗi ngày rờn rợn và dài lê thê. Nàng có mái tóc vàng, xinh đẹp và e lệ. Chàng thì tính khí lạnh lùng, khiến những giấc mơ diễm tình thời con gái của nàng trở nên băng giá. Nàng yêu Jordán rất đỗi, tuy lắm khi lại thấy lo sợ bâng quơ, nhất là mỗi đêm cùng chàng đếm bước trên đường về nhà, nàng lén nhìn dáng vẻ cao to của chàng, lầm lầm lì lì không nói không rằng. Còn chàng cũng yêu nàng thắm thiết, nhưng không thích biểu lộ ra ngoài.
07 Tháng Năm 20214:37 CH(Xem: 11702)
Thời ấy nhà có cái xe đạp được coi là quý rồi, thường là tôi đi bộ suốt. Tôi nhớ có lần đưa con trai đi chích ngừa ở bệnh viện khá xa nhà, tôi đã đèo nó trên xe đạp. Con tôi lúc đó chỉ mới sáu tuổi, lúc về nó bi bô với mọi người : "Mẹ con đó, đi xe đạp mà chậm hơn người đi bộ. Khi muốn dừng xe lại, mẹ chà chà cái chân để kít xe lại. Qua đường, mẹ dắt xe qua chứ không dám đạp qua"! Mọi người đều cười ồ mà tôi lại nghĩ điều đó có gì để cười đâu nhỉ!