- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TỐI HẬU THƯ

13 Tháng Chín 20221:55 CH(Xem: 12993)


LE MNH PHONG
Tranh Lê Minh Phong

 

Truyện ngắn

Ngô Quốc Phương

TỐI HẬU THƯ

 

 

 

Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám

Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về.

Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.

Mẹ kiếp, ra ngoài được hơn nữa phút, thượng tá nói với em gái, nặng nợ, bao giờ gánh nặng mới đi, vẫn còn đó, thỉnh thoảng lại thở ra, ảnh hưởng hết con cháu.

Ấy, bác nói nhỏ thôi, bọn xung quanh nó nghe thấy không hay, cô em gái nay cũng đeo lon kha khá trong ngành mật khẽ bảo ông anh và đưa một gói xì gà La Havane ra định mời người anh.

Thôi, để lúc khác, bên kia anh còn nhiều, ông anh nói rồi ra mắt bảo hạ cấp đang ngồi phía ngoài xa chuẩn bị xe để ra về.

Anh nói cô nghe, ngày xưa khi ông nội còn ghế, chính anh đã nhắc ông là ông nên mềm dẻo, đừng có thái độ nọ kia ở cơ quan, kẻo ảnh hưởng con cháu. Nếu ông đã nghe, thì một là anh và chú và cả mấy anh chị em đã thuận lợi biết bao, đỡ mất bao năm vất vả, lận đận, hai là ông nội về hưu là chắc lon Tướng, chứ không phải là như bây giờ. Thượng tá bảo cô em gái, mắt đánh ngược vào cửa sổ của căn phòng bệnh.

Nhưng thời của ông khác, thời anh em mình khác, anh nên thông cảm với ông, ông sẽ được vui! Người em gái nhẹ giọng.

Tất nhiên là tao thông cảm thì tao mới về thế này, chứ công việc bận rộn bỏ mẹ! Thôi, anh lại có việc đi, chắc tuần sau, tháng sau ông có thể khó qua, mọi việc anh dặn mấy anh chị em râu rể và mội người ở nhà cứ thế mà làm.

 

 

***


Soho, 21h, vẫn còn trong tháng Tám

Mẹ kiếp, làm bao nhiêu việc bao nhiêu năm, bố trí bao đầu mối, theo dõi và bẩm báo bao đầu tin, chỉ điểm bao đầu mối bất đồng, phản loạn trong ngoài nước, chưa kể dàn dựng hết vụ thâm nhập nọ, bố trí vụ chui sâu kia mà vẫn còn chưa đủ. Bây giờ lại bắt nọ, bắt kia, dọa là nếu không hoàn tất đúng ý chỉ huy cấp cao, sẽ bị xem lại vị trí công việc và bác các kế hoạch, đề xuất!, Số một ngồi đó, mắt nhìn xa xăm, điếu xì gà tưởng như đã tắt, chỉ mấy ngón tay của người đang cầm nó mới biết nó còn âm ỉ ra sao, bao lâu, còn trong đầu tự nói như đang lẩm bẩm.

Chúng nó có biết rằng để dàn xếp, đánh người vào đây, biến chỗ này thành platform đa tầng, đa chức năng để làm bàn đạp cho các tuyến tha hồ hoạt động ta đã mất bao nhiêu công sức không?

Đầu tiên là phải lừa được thằng thủ trưởng cũ, thiên tả của tòa báo, trở cờ nửa vời từ quốc sang cộng, để nó cút xéo đi theo gia đình của nó cho rộng chỗ, sách giáo khoa ngành dạy rồi “đã làm tình báo chui sâu, thì phải leo cao và lãnh đạo trong cơ quan mình thâm nhập, chớ để có kẻ khác ngồi trên đầu mình cản trở”, hắn, một thằng sính chữ, nhưng nhẹ dạ, để lại chỗ quý báu này cho ta vào chiếm lĩnh, từ đó mới có thể chui sâu, leo cao, rồi để không chỉ lũng đoạn platform, mà từ bàn đạp đó đánh rộng ra nội bộ đối phương, tiếp cận bao nhiêu đầu mối, sắp đặt hoạt động của bao nhiêu đặc tình, dọn ổ cho biết bao cơ sở, rồi tư vấn kịp thời về thông tin về ý đồ, chiến lược, kế hoạch, nhân sự của xứ người và bộ máy của chúng, nhân sự và các nguồn lực, lực lượng của chúng, cung cấp cho trung tâm ở quê nhà, mà cái khó là lại phải đi ra an toàn từ thâm cung hệ thống chính quyền, đảng phái, nghi viện, truyền thông, cộng đồng của họ, đâu có phải là chuyện nhỏ và dễ dàng?

Vậy mà chúng còn đòi hỏi gì nữa?

Mẹ, chúng mày ép quá, tao sẽ có cách, hay là chúng mày đã có kế hoạch để thằng số hai, hay thằng số ba, hay con số bốn, thằng số năm... hay bọn trung tâm thứ cấp kia ở hải ngoại với bọn con ông cháu cha mới tuyển vào vài năm nay, ngoi lên thay thế chỗ của ta và đá ta sang chỗ khác sau mấy chục năm ta đã yên bề cắm rễ?

Đừng tưởng ta dễ chơi. Cực chẳng đã ta sẽ đào tẩu, hoặc đơn giản là làm đặc tình hai, ba, thâm chí bốn mang cho chúng mày biết tay!

Số một vẫn ngồi đó, nhưng đầu óc thì như một đôi chân, đi đi, lại lại trong căn phòng chỉ huy, điều khiển của tuyến, không cách xa lắm nơi hàng ngày vẫn đóng kịch ra vào làm việc trong vỏ bọc lãnh đạo một cơ quan báo chí, truyền thông, nằm trong một hãng có khả năng gây ảnh hưởng dư luận và dẫn dắt chính trị quốc tế, khu vực.

Mẹ, tao đào tẩu đấy, tối hậu thư à, tao đã làm gì mà để đến mức chúng mày phải ra tối hậu thư.

Chẳng qua chúng mày trâu buộc ghét bò  ăn thôi!

Chúng mày phải biết, tao chui sâu leo cao ở nước ngoài mấy chục năm qua là do tao có đại tài, có trình cao, có khả năng diễn giỏi hơn bất cứ đưa nào mà chúng mày đã, đang, thậm chí sẽ gửi qua đây để hòng thay thế ta.

Tao mất công học bao nhiêu ngoại ngữ, bỏ giấc mơ thiện lành để vào ngành thổ tả này, rồi sau đó bỏ bao nhiêu thời gian ra để ngủ với đủ loại đàn bà tây, phi, bồ, trắng, đen, nâu, đủ loại xứ người, (trong đó có cả con vợ đương kim của ta đây)... nhất là bọn sếp đàn bà, phải đong đưa quà cáp, ngửi hít, liếm láp chúng, dù chúng có đứa già hơn cả mẹ tao ngày xưa, lại phải mất bao nhiêu công sức để đối phó ngày đêm với áp lực kép hai, ba, bốn là đòi hỏi của tuyến, giật dây từ trung ương, từ trung tâm bên ngoài, cho tới cả chi bộ đặc biệt ở cơ quan, mà chính chi bộ ấy do ta góp tay lập nên chứ ai, để thi triển bao kế hoạch, chiến dịch lớn nhỏ, làm hài lòng và thăng chức cho bao quan chức ở hải ngoại và trung tâm quê nhà. Nói cho ngay nhé, những tấm huân huy chương, mề đay, chức quyền, tài sản của các người, giàu sang của con cái, vợ con các người, là có phần mồ hôi, công sức của ta đó! Lũ vô ơn. Bây giờ lại đòi cho ta nghỉ hưu giữa chừng à! Đừng hòng!

Ta ở đây lâu quen rồi, bảo ta sang xứ khác ngay cạnh đây bên châu Âu, chưa chắc ta đã đi, ngỡ là bảo rút ta về, còn ông già của ta nếu ông không qua khỏi, thì ông cứ đi thôi. Ông một ngả, ta một đường.

Mà ông già đó nằm mê mệt suốt thì không sao, cứ lúc ta về thì lại hơi tỉnh thì lại thở ra dạy dỗ, trong khi máy móc chúng nó ghi hình, ghi âm lén giăng đầy buồng.

Ông phải biết thời ông khác, thời tôi khác, điều đứa em gái nói cũng đúng đấy, chỉ có khác ở cách hiểu thôi.

Thời ông là còn dân, còn mình, còn thời tôi là... còn đôla, còn Euro, còn đồng Bảng, còn Nhân dân Tệ, thậm chí Cuba tệ, Bắc Hàn tệ là còn mình!

Ok, quay lại vụ "tối hậu thư", chính ta chứ không phải các người sẽ đưa ra tối hậu thư!, số một gằn giọng.

Và điều kiện của ta đây, nếu các người không để ta yên, ta sẽ cho cả London, Brussels, Berin, Paris, Bonn, Washington D.C., New York, Prague, Warsaw, Budapest, Brussels…, cho tới Canberra, Melbourne,  Singapore, Hán Thành, Tokyo, Bangkok, PhnomPeng v.v... đủ thứ biết rõ cả mạng lưới đặc tình của các người, à của tụi ta, ở đâu, làm gì, tổ chức ra sao, dày mỏng thế nào.

Ta nói là sẽ làm, chứ còn khi đó, bọn như đứa số 2 thân tuyên giáo, phản gián, thành ủy, đứa số 3 chui sâu vào công đoàn cánh tả, thực ra là đặc tình gắn với liên ngành bên nhà, đứa số 4 thân đại Tổng cục thuộc bộ quốc phòng, đứa số 5, dù được bố trí nghỉ hưu giả, thuộc tuyến ngoại giao, rồi bọn 6, 7, 8…, tụi xyz, abc…, rồi cả lò cả lũ trong ngoài các tòa đại sứ, đại diện thương mại, trong hội doanh nghiệp, kiều dân hải ngoại, hội hữu nghị, nhóm trí thức, chuyên gia yêu nước, câu lạc bộ văn nghệ sỹ xa quê, chưa kể các loại đặc tình, đầu mối, bọn cộng tác viên, bọn cảm tình tây, phi, bồ, trắng, nâu, lai vân vân, vân mây đủ loại kia lần lượt bị phơi trắng bụng và nướng lò là bình thường.

Các người tính sao, khi ta sẽ xì thông tin ra để liên tục các sứ quán của các người sẽ mất từ một nửa, tới thậm chí ba phần năm cán bộ ở hàng loạt nước và văn phòng đại diện ngoại giao, và chúng, bọn công khai, bán công khai, bọn bất hợp pháp, đặc tình đủ loại v.v… sẽ bị trục xuất nhất loạt về nước trong một vài tháng tới, nhất là trong đó có bọn đội lốt nhà báo, phóng viên, đại diện hãng tin, thương mại, bọn học giả, học thật, tụi nghiên cứu sinh, thực tập viên khoa học, công nghệ này nọ, kia khác?

Tỉu nà ma tụi bay! Người không động đến ta, thì ta không động đến người! Nhất là đừng động đến ghế, tiền bạc và vị trí đang hưởng lạc của ta, sự sung sướng yên ấm mấy chục năm qua của gia đình ta tại đây!

Số một tiếp tục trầm ngâm, nhưng trong đầu, có một đôi chân đang cuồng loạn đi lại giậm gót giày trên sàn, trong căn phòng được tuyến thuê dài hạn ở Soho, với mấy cánh tay lúc thì như đập bàn, lúc như đập ghế, lúc vung lên như chém dao, hay ngón tay siết lại như sắp nổ súng vào đầu, vào mặt, vào gáy ai!

Bên ngoài, bỗng có tiếng gõ cửa, mặc dù phòng đã được cài tín hiệu "không làm phiền!"

Một trợ lý đưa một mảnh giấy nhỏ vào, rồi cô ta bước ra ngay, sau khi nhìn thấy mặt số một đang nhăn lại, méo mó!

***

Mẹ kiếp vừa bay sang, ngồi chưa ấm chỗ, lại bay về?

Vậy là bố già đi rồi? Hy vọng đây là tin thật, chứ không phải là cạm bẫy!

Nói đoạn, số một liền mở máy, chuẩn bị liên lạc với đầu mối ở quê nhà để thẩm định "tin nhà" độc lập.

"Đéo thể nào tin bọn sỹ quan điều kiển, bọn case officers chó má nào hết, kể cả bọn thủ trưởng nữa và ngay cả khi có cái đám ma kia!", Số một lại lẩm bẩm trong đầu, một tay bấm phím bấm điệu nghệ để gõ mật khẩu vào, tay kia khẽ vẩy tàn từ điếu xì gà vẫn âm ỉ cháy nãy giờ, vào một chậu hoa giả để cách không xa bệ chiếc cửa sổ cũ vốn đã được bịt kín mít…

NQP, London, 26/8/2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 944)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 1095)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 1319)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 1612)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 2892)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 2153)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 3417)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.
15 Tháng Tám 202412:35 SA(Xem: 3519)
Những khối gạch đá đen trùi trũi trong ánh trăng lu chìm giữa những đám mây nặng trĩu đè lên thành Kim Lăng (Nam Kinh). Tiếng quạ kêu thảng thốt. Trong Viện Thái y, hơn chục viên Ngự y chắp tay cúi đầu vẻ ăn năn biết lỗi, xếp hàng trước viên Tổng quản của Hồng Vũ đế đang cao giọng: - Các vị Ngự y! Hoàng đế rất tức giận, và hoàn toàn thất vọng về các vị! Được hưởng ân huệ của triều đình không ít, nhưng đã mấy tuần trăng rồi, tính mạng vàng ngọc của Vương phi trao cho các vị, các vị đã làm được gì? Hơi thở của Vương phi ngày một mỏng manh như sợi cước…
17 Tháng Bảy 20244:12 CH(Xem: 4289)
Nàng ngồi lặng lẽ trên ghế sô-pha. Chiếc váy màu đen mở ra khoảng trống vô hình. Hai cánh tay rã rời đặt lên thành ghế. Ánh đèn màu nhập nhòa hắt trên phố vắng. Nàng ngồi chờ hắn về. Hắn sẽ đi trên chiếc xe bịt kín màu đen, gương mặt lạnh lùng. Hắn có mùi đàn ông pha hương gai cầu. Gót giày thường lấm một thứ gì đó rất ít, nhưng cũng đủ cho nàng phát hiện ra: cát bờ sông, bùn đất quánh đặc, than cháy, hoặc thứ gì không màu mùi vị mà lẩn quất xô đẩy chen lấn tanh tanh mùi đỏ nhầy nhụa. Hắn không thích nàng nói gì. Chỉ sở hữu một cách chậm rãi và ngông cuồng. Sau đó hắn đưa cho nàng một tập những tờ màu xanh. Chuông điện thoại reo. Nàng nhích người ể oải đứng lên với cái máy, ể oải a lô. Cánh tay mỏi đã có thể đưa lên, chậm rãi như chờ sự đồng lõa. Phía bên kia im lặng. Lạ thật, có lẽ ai nhầm máy. Ném máy xuống bàn, nàng lại co chân lên ghế trong tư thế chuẩn bị ngủ. Nhưng rồi điện thoại lại reo. Nàng không buồn đứng dậy nữa. Tự nhiên cơn buồn ngủ kéo đến. Nhưng chuông cứ reo...
17 Tháng Bảy 202411:26 SA(Xem: 3786)
Sáng hôm đó, lễ đón tân sinh viên trường ĐH Kinh Tế diễn ra thật vui. Đặc biệt mấy anh sinh viên lớp trên lúc nào cũng háo hức chào đón tân sinh viên hơn cả. Hoàng Tùng cũng vậy, anh cùng với nhóm bạn hôm nay đến trường sớm hơn mọi khi. Áo quần thẳng nếp, đầu tóc gọn ghẽ phong thái lịch lãm nhất có thể. Trong buổi này có nhóm tân sinh viên nữ làm anh và nhóm bạn chú ý nhất là ba em trong trang phục áo dài trắng, vàng và xanh thiên thanh ngồi gần nhau bên góc trái hội trường