- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT CHUYẾN ĐI

01 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 8346)
Đêm tháng tư, sơn dầu trên bố, 80x100cm. 2022
Đêm Tháng Tư,sơn dầu trên bố,
80x100cm. 2022.
-Tranh Lê Minh Phong

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

MỘT CHUYẾN ĐI

 

                 Ông  kể,  ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà  ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân  trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của  ông  Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và  cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.

    Duy đã biết cầm súng khi còn nhỏ tuổi, là du kích địa phương với cái súng trường dài loằng ngoằng bằng với chiều dài của chính nó, đã đứng vào hàng ngũ của tổ chức, luôn được giao một nhiệm vụ đặc biệt trong thời kỳ đất nước bắt đầu có chiến tranh. Trong thời buổi này, cái tuổi tác không thành vấn đề, không đáng quan tâm. Cái quan trọng là, đã là người của tổ chức thì phải luôn luôn giữ ý vững ý chí chiến đấu, luôn trang bị một niềm tin vững vàng dù ở bất cứ tình huống nào.

                Câu chuyện của năm mươi năm về trước quả là rất dài so với một đời người. Đời người trôi qua thật chóng vách, ngoảnh lại thoắt chốc đà năm mươi năm. Bây giờ tôi đã trở thành người lớn  tuổi, còn ông đã  là cụ. Với tôi, tiếng cụ nghe sao thật trống trải, như bóng câu thoáng qua khung cửa sổ , như một nỗi niềm lớn lao  đè nặng lên một kiếp người. Chữ cụ được hội người cao tuổi địa phương trao tặng khi ông vừa tròn bảy mươi tuổi.

Khiếp thật! tuổi tác của con người là gánh nặng của cuộc đời.

                Những hồi ức xa xưa luôn luôn trúc trực tâm trí của cụ  Trần  Duy. Hễ có dịp được trò chuyện cùng với ai , có người muốn nghe là cụ lại xoáy câu chuyện của những năm mươi năm về trước. Hồi ấy, nào là..nào là.. Cái thời vinh quang đến thế, cái ý chí chiến đấu của thằng đồng chí  nhỏ tuổi, vác cái súng trường dài loằng ngoằng bằng chiều dài thân mình nó. Nó kéo lê kéo lết cái súng từ đầu làng đến cuối xóm, xông xáo vào tận cùng ngõ ngách mà các đồng chí lớn tuổi chỉ biết đứng đắng xa mà nhìn bằng cái ống dòm, mà chỉ đạo nó nên là thế này hay  thế khác. Giữa cái sống và chết nó coi như đồ xa xỉ, xem tựa lông hồng. Với những kẻ nhát gan, nó coi như đồ bỏ. Các đồng chí lớn tuổi luôn truyền kinh nghiệm cho nó:. “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu!”

Năm mươi năm trôi qua, thời gian quả thật là dài so với đời người, nhưng thật quá ngắn với chiều dài lịch sử. Với vòng quay của vũ trụ, nó chỉ là một sát na của thời khai thiên lập địa, thời hồng hoang, thời tổ tiên ta còn ăn lông ở lỗ, thời mà các cụ khi ta còn đi bốn chân đến khi chúng ta, tức là con cháu các cụ luôn hãnh diện, tự hào về cái đầu vĩ đại của mình. Sau những năm là du kích địa phương, ông đã đến đây, trên ngọn đồi này bạt ngàn nắng gió, bạt ngàn cây. Cái xứ sở từng đã sản sinh những con người vĩ đại, sinh ra nhà thơ lúc sinh tiền than thở rắng : Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.   Quả thật,   ba trăm năm sau người ta vẫn còn tôn vinh . Những nhà tiên tri, nhà tư tưởng đã truyền sức sống, lòng yêu nước mãnh liệt đến với đồng chí mình, coi cái chết như món đồ xa xỉ.

   Chàng Duy  đã trở thành đàn ông chỉ sau năm đêm ân ái  cùng  vợ, chàng rủ bỏ mọi thứ để lên đường tập kết ra Bắc. Chàng từ giã cô vợ trẻ để đi theo tiếng gọi của tuổi trẻ, tiếng gọi của non sông với lòng nhiệt huyết tràn đầy. Ôi! Hai tiếng non sông sao mà kiêu hùng quá thể,  kích động tâm lý mọi người hừng hực ngọn lửa đấu tranh giai cấp, muốn đạp bằng tất cả để thỏa chí làm trai.

Một đêm không trăng  sao,  trong bóng tối mờ mờ nhân ảnh , chàng khoác áo chiến binh ra đi, bỏ cô vợ trẻ mỏng tanh mỏng dánh ở lại quê nhà, vò võ một mình chỉ sau năm đêm ân ái. Năm mươi năm rồi, ngồi nghĩ lại, tôi cố tưởng tượng hoàn cảnh ấy, cuộc chia ly nghìn trùng xa cách, cái bịn rịn của lòng người, nước mắt  và cái hôn dài như thế kỷ .

Dream me, ôi giấc mơ ngọt ngào của tôi.

 

****

 

                Tôi nắn nót một cái tên cho nhân vật nữ, người đàn bà hai mươi tuổi, chỉ sau năm đêm ân ái mặn nồng. Cưới nhau xong là đi, những tưởng vài ba năm rồi trở về, thế mà chàng đi biệt những  mấy mươi năm. Ôi cha mẹ ơi! Cuộc đời quả thật là ngắn ngủi, năm đêm so với ngần ấy  mươi năm .

Cô vợ trẻ, tôi đặt cho cô ta một cái tên. Tôi tìm trong kho dữ liệu bảo tàng dân tộc học, ngôn ngữ học để chọn một cái tên. Bởi cái tên, nó không chỉ là cái tên mà là biểu hiện một tính cách, một ước mơ, một hoài bão, một  kỳ vọng lấp la lấp lánh của một đời người. Chính vì điều đó, buộc tôi phải suy nghĩ.

Tôi mãi suy nghĩ mênh mang cái tên nhân vật nữ của mình, sau nhiều đêm, tờ giấy trắng mịn màng vẫn nguyên tờ giấy trắng. Con thằn lằn bám vào vách nhà tôi, nó đang tặc lưỡi. Tôi dí tay vào cái đuôi nó, nó quằn quại cố thoát thân, nó hy sinh cái đuôi để tìm lấy sự sống, cái đuôi đó cứ run rẩy dưới ngón tay tôi. Con thằn lằn cụt đuôi cứ mãi vướng víu vào tâm trí tôi, ám vào đó như một hình ảnh xấu xí, một con vật dị hợm nhất mà tôi đã từng gặp.

Thời ấy, cô ta vừa tròn hai mươi tuổi, đẹp mặn mòi so với các cô làng tôi, phải nói rằng cô ta nổi bật giữa đám con gái vùng sông nước.

Quê tôi, vùng sông nước, đồi gió hú, cát cứ nhảy ào ào khi gặp mùa gió chướng, nó chảy thành dòng nên khi gặp chướng ngại cát tạo thành gò , thành đồi cát. Cái địa hình, địa giới như thế đã tác động nhiều đến hình thể các cô gái ở làng tôi. Cái thân rám nắng, cái bộ ngực luôn đùn đẩy, căng tròn . Nên, khi đi cứ luôn núng nẩy về phía trước như thách thức, như khêu gợi , như ru ngủ cánh đàn ông. Ấy là do hoàn cảnh, địa hình địa thể nó tạo ra vóc dáng.

 

Lại đêm nay, cái con thằn lằn cụt đuôi bám riết vào vách tường nhà tôi, đang nhướng mắt nhìn tôi.

Không biết năm ấy tôi bao nhiêu tuổi. Năm ấy, năm 196 mươi mấy, tôi bao nhiêu tuổi, cái trí nhớ trong trẻo của một thằng con nít. Cô ta nằm đấy, ngay ở giữa chợ với cái đầu tóc nham nhở như chó gặm, đầu tóc của cô ta bị người vợ cả đánh ghen, một nửa bôi tro, một bên trét trấu. Máu Hoạn Thư mới đáng sợ làm sao. Bà ta nắm tóc, vật cô ta ngả ở trước cổng chợ, vừa đánh, bà ta vừa hét toáng lên là phải đánh cho tan, dày cho nát cái mụ đàn bà thúi thây dám cướp chồng người khác. Bà ta nắm tóc, vừa giật , vừa xé không từ một bộ phận nào của cơ thể cô ta. Quần áo thì nát be nát bét, rách tơi tả phơi cái đỏ lòm lom trước cổng chợ đời..Nhà tôi ở xa chợ, thế nhưng cái tin của cô ta, người con gái hai mươi tuổi, đoan trang , dung hạnh, lại có tiếng xinh đẹp nhất làng, bị phơi bày ra giữa chợ lan ra rất nhanh, nhanh như một tia chớp, tỏa mùi khắp làng xã.

                Lại con thằn lằn cụt đuôi vẫn bám vào tường như những đêm nào. Nhưng đêm nay, tôi thấy cuối xương cụt đã chòi ra khỏi thân đôi chút, nhú lên dần dần. Nó nghểnh đầu mà cười cợt với tôi, như  thầm thỉ  “xấu mặt thì lâu xấu đầu mấy lát”. Mái tóc của cô ta bị cạo trọc như chó gặm. Nhưng với sức trẻ , tuổi đang căng tràn nhựa sống, nó sẽ xanh tươi như ngày nào. Nhưng với nỗi đau thì vẫn còn đó, âm ỉ biết lúc nào ngơi với cái bụng của cô ta, ngày một nở nang như thách thức với thói đời, luật lệ khắc nghiệt của làng xã.

 

Làng tôi, những năm đó chiến tranh ác liệt.  Bên kia sông là đồn lính Bảo An trú đóng. Ban ngày , những anh lính Bảo An giữ gìn trật tự an ninh xóm làng. Lúc đêm về, nhường lại cho đội quân du kích địa phương tắc cụp đùng xòe.

  Thiếu úy Cát, trưởng đồn lính Bảo An ở đầu thị trấn. Chàng có khuôn mặt đẹp trai, dáng dấp trắng trẻo  thanh nhã con nhà giàu học giỏi thành phố. Nhìn điệu bộ, lối sinh hoạt  của chàng chỉ thích hợp ở trường đại học hay một văn phòng giao dịch nào đó dưới bóng đèn nê ông bóng lộn , hơn là cứ đêm đêm căng mắt nhìn  từng đốm sáng hỏa châu rơi. Tuổi thơ tôi cứ rong ruổi theo chàng thiếu úy này bắn chim sẻ bằng khẩu carbin , báng súng bóng lộn có khắc hình trái tim. Không biết trong thời binh nghiệp, chàng ta có bắn rụng trái tim con chim sẻ nào ở làng tôi.

  Lại nữa, anh du kích quả cảm làng tôi, Tám Lý , người có tài  thường hay sinh tật.  Anh yêu nước đến độ cuồng yêu, luồng sâu vào vùng địch để tìm và diệt, sẵn sàng hy sinh tính mạng thực thi trách nhiệm được giao.  Thời bình,  với thành tích  ấy, anh ta xứng đáng được phong anh hùng, nhưng  đạo đức của anh ta quá kém. Những người đàn bà nào vừa mắt thì khó thoát được móng vuốt của con yêu râu xanh .

 Cô  gái xinh đẹp ở làng tôi, hai mươi tuổi, làm người đàn bà được năm đêm. Một thời đã sống lấp lửng giữa đôi bờ sáng tối !

 

***

 

                Ông   Duy và tôi đã đến nơi này, chỉ sau một đêm ngủ vùi trên chuyến xe tốc hành bắc nam. Cũng con đường đó, thời ông , đã vượt bao đoạn đường dài, qua bao đèo cao  núi  sâu ,ròng rã mấy tháng trời.

“Hãy giữ vững ý chí chiến đấu!” mỗi chữ  sơn son thếp vàng được khắc dán trang trọng trên vách bia mộ . Ngôi mộ  nằm trang trọng góc trái   ngọn đồi, bao phủ bởi màu xanh cây lá. Bước lên mộ qua những bậc đá hoa cương nhẵn bóng, nhiều bậc xây theo hình vòng cung. Ngôi mộ của vị  đó, chỉ tồn tại trên cõi đời này hai mươi bảy tuổi, hưởng dương hai mươi bảy lần.  Với câu nói đã góp phần vào cuộc cách mạng long trời lở đất “ Trí, Phú , Địa ,Hào. Đào tận gốc trốc tận ngọn”

Với lứa tuổi này, ở làng tôi có chú ăn chưa no lo chưa tới, buổi sáng ngủ nướng còn trùm chăn kín mít, còn với tay xin tiền mẹ đi cà phê mỗi sáng, còn dỗi hờn làm nũng với người mình yêu.

Có hai ngôi mộ khác đặt hơi chếch gần ngôi mộ chính, bên triền dốc, dưới rặng dương liễu, dưới bóng mát buồn hiu ru ngủ bởi nhiều tiếng chim ríu rít trong  lùm  cây. Trên hai tấm bia ghi là song thân  của vị anh hùng nhỏ tuổi kia. Trăm năm bia đá thì mòn, tấm bia đó chưa kịp mòn bởi thời chưa xa xăm là bao nhiêu, có chừng hơn nửa thế kỷ, tức là mới  độ  nửa đời người cho nên dễ đọc, dễ thấy , dễ cảm nhận được dòng chảy thời gian. Trên bia mộ có ghi thêm  là  người đó từng là quan phụ mẫu của một huyện. Một huyện xa tít tắp của thời đó, cái thời chân cứng đá mềm, đo đoạn đường dài bằng bước chân ngàn dặm. Ông ta đến nhậm chức tri huyện, cách làng tôi hơn mười dặm đường. Một bậc phụ mẫu chi dân, nơi mà tôi và ông   bắt đầu khởi hành, rồi chỉ sau một đêm ngủ gà ngủ gật đã đến được nơi đây. Tôi thật ngạc nhiên thú vị, vì bởi, ông bà gia tộc tôi đã có một thời được chính ngài đây giáo huấn, dạy bảo, được ngài bằng tấm lòng yêu dân như con để hình thành vóc dáng những người cháu chắt như tôi có ngày hôm nay.

   Hai chúng tôi đứng trên ngọn đồi. Bên hai ngôi mộ từng là quan lớn của quê tôi. Về hậu sự, trông ngài không được may mắn như con , không đức cao vọng trọng nên chỉ hưởng ơn mưa móc của đứa con mình  mà  thắp vài nén hương vọng tưởng.

 

                Theo chuyến đi của chúng tôi , có cơn bão đang hoành hành ở ngoài khơi, theo dự báo của nha khí tượng thủy văn thì cơn bão mạnh, đi nhanh và luôn đổi hướng, nó men theo ven biển mà giậm giật, mà thổi xao xát  ở ven bờ. Cơn bão theo bén gót chúng tôi trong cuộc rong chơi về đất Bắc. Nơi chúng tôi đến thì cơn bão chưa đến, bầu trời luôn vần vũ những đám mây đen, mang đến những cơn mưa bất chợt.

   “Lần bác đến đây có bị mưa không?” Tôi hỏi bác  Duy.

 

   “Cháu hỏi kỳ cục, làm sao bác nhớ  khí hậu , thời tiết  trời chợt mưa chợt nắng đó. Hôm nay trời nắng nhưng ngày sau lại mưa , mưa xối xả, mưa không nhấc chân ra nổi, đường cái , đồng ruộng mênh mông nước. Nhưng ngày hôm sau trời lại nắng, nắng rang, nắng và gió lào thổi sậm sợt !”.

   Bão chưa đến nên chúng tôi đi đây đi đó, mênh mang trên con đường nhựa thênh thang, dài ngút mắt lung linh bởi mảnh đất màu xanh huyền thoại, huyền thoại cụ thể và huyền thoại của những ngày xưa, đường Trường Sơn đông nắng tây mưa. Ngày mà hễ có dịp là ông  lại kể, tỉ mẩn kể với niềm háo hức ngày xưa cũ. Đường Trường Sơn, vượt qua núi cao, sông sâu, qua trập trùng nắng và gió, qua truông ,qua hồ, qua những bản làng heo hút. Gã tài xế còn trẻ, nom chút tài tử nên hễ có đoạn nào vắng, hai bên đường là đồng cỏ xanh rợn chân trời là gã nhấn ga, phóng xe bạt mạng, hàng cây hai bên đường vi vút như chạy theo chúng tôi, mây vẫn bám víu lấy tôi, và gió nữa, gió vi vu ngoài khung cửa kính.

Chúng tôi đến nơi này sau mùa gặt, đất đang phơi ải. Đồng ruộng mênh mông, dài ngút mắt. Đất rộng người thưa nên đi hàng giờ vẫn chưa hết cánh đồng. Hai bên đường , nhà thưa thớt, người thưa thớt, chỉ có nắng và gió thì rộng thoáng.

 

  “ Bác còn nhớ nơi này không, bác ?”.

  ” Nhớ gì được hở cháu. Năm mươi năm rồi còn gì, vật đổi sao dời dễ gì tìm được nơi quen biết cũ. Đồi này ngày xưa là đồi trọc, cỏ cây tươi tốt cho hươu nai nhảy nhót tung tăng. Bây giờ thì khác. Cây đa chỉ là cây, nhưng nơi đó người ta dựng lên ngôi miếu thì nơi đó trở nên đất linh. Trái đất này làm gì có đường, nhưng nhiều người đi lại nó thành đường thôi.”

Tôi khó diễn tả nỗi háo hức về con đường huyền thoại này, tâm hồn như trôi về những ngày xưa, theo lời kể của bác  Duy.

“Bác đến đây được một thời gian lại được lệnh  hồi kết, về nam chiến đấu. Trong một trận đánh vào thị xã  kon tum,  mắc kẹt ở đó cho đến sáng hôm sau, bên hàng dây thông hào của một trại lính, bị thương ở chân nên không thể rút về  .

 “ Rồi sao nữa ?”. “Sao là sao,  bị bắt làm tù binh chứ sao!”.

Chàng bị giam ở nơi đèo heo hút gió. Bao năm trời với trái tim thương nhớ, chàng ngóng đợi cô ta từng giờ từng phút, đợi bằng trái tim héo mòn ủ rủ. Nhưng đều bặt vô âm tín, tin nhắn đi nhưng chưa có tin lại, làn sóng âm chỉ truyền một chiều, đơn phương.

Suốt bao năm trời cô ta không đến thăm chàng một lần nào. Có thể cô ta ngại ngần nơi rừng thiêng nước độc, ngại thân gái dặm trường, đường xa cách trở hay là gì gì đó mà chỉ cô ta mới biết là trong đầu cô ta đang nghĩ gì. Cô ta mắc kẹt ở góc chợ, mắc kẹt trong tiếng xầm xì, bêu riếu miệng thế gian , mắc kẹt làm thân nàng Kiều lận đận mấy mươi năm.

 

                Ông Duy  trở về như một người anh hùng, niềm kiêu hãnh luôn ngự trị trên khuôn mặt. Hạt gạo trên sàng mà. Gạo bị sàng sảy nên rơi vãi lung tung, của hiếm là của quý. Cô ta, người con gái hai mươi tuổi, tuổi thanh xuân trốn đi đâu biệt. Thời gian đã cày nát khuôn mặt, tê tái bàn tay và xơ cứng từng sợi tóc. Chàng tìm đến, bà lánh mặt. Tiếp chàng là phiên bản mới, mang dáng dấp thanh nhã, mỹ miều cô ta của những mươi năm về trước.

 

****

 

   Đất anh hùng, nước hiển linh đã sản sinh bao hào kiệt cho đất nước tự ngàn xưa. Tôi và ông  Trần Duy lang thang đây đó năm ba ngày, cũng chỉ là cỡi ngựa xem hoa. Thoáng chỗ này một chút, nơi kia một lát, xem nơi này chưa thấu lại qua hình ảnh khác. Cuộc vui nào cũng tàn, phải về thôi.

 

  Đời là những chuyến đi, có chuyến đi dài ngút ngắt hai mươi năm, có chuyến chỉ năm ba ngày . Cuộc chiến rồi cũng tới hồi kết. Đánh giết nhau rồi cũng có người thắng kẻ thua.

  “ Ngày ấy, bác còn nhớ điều gì nữa không, bác Duy?”.

 

   “ Ngày ấy thật khó phai nhòa trong tâm trí. Háo hức, sôi nổi, thật cảm động. Khó có niềm vui nào hơn.”

 

  “ Đó là niềm vui của kẻ thắng, còn người bại trận thì sao?”.

  “Luật đời mà, có kẻ nhục người vinh. Một triệu người vui , lại có triệu  kẻ buồn “.

 

NGUYỄN THANH SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 20196:18 CH(Xem: 18010)
Trong thời gian tôi ở trại, hắn luôn gởi đồ thăm nuôi cho tôi qua tay ông Thái trưởng tù. Lần nào tới tay tôi cũng bị tay Thái xén bớt ngay trước mặt tôi nhưng biết làm sao. Thời ấy mỗi cử mỗi động đều bị rà soát mà hắn là một cán bộ công an còn tôi lại là một phạm nhân. Rồi tôi theo bạn tù chuyển lên Quang Hiển để lao động, hắn cũng theo lên, cũng gởi đồ cho tôi. Xin cho tôi được làm đầu bếp, em tôi lùa vịt, công việc nhẹ nhàng hơn các người tù khác. Nhưng sau tôi khẳng khái cương quyết không nhận tình thân của hắn dành cho tôi và không muốn gặp hắn nữa. Chúng tôi lại xa nhau...
21 Tháng Chín 201912:15 SA(Xem: 19107)
Hắn bị đụng xe vào buổi chiều và đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện huyện.Hắn hôn mê từ đó cho đến sáng hôm sau mới hồi sức nhưng vẫn ở trong trạng thái mê tĩnh. Đôi mắt khẻ lay động, cơ thân muốn rướn lên nhưng có một sức mạnh vô hình trì níu lại, đôi môi khô khốc, hắn khao khát được một vài giọt nước , tôi bón cho hắn từng giọt từng giọt và tay luôn nắm bóp trên vầng trán, vùng ngực gây cho hắn cảm giác êm dịu, ru vào giấc ngủ chập chờn.
11 Tháng Chín 201910:25 CH(Xem: 18317)
Đầu tiên là triệu chứng khó thở kéo dài nhiều giờ. Đó là điều khó hiểu với một người không phải là cuờng tráng song sức khỏe có thể được gọi là sung mãn như ông. Bác sĩ riêng đã loại trừ ngay cái bệnh buộc phải lập tức i-zô-lê( biệt lập), hoành hành bởi con vi trùng mang tên một nhà bác học Đức. Nơi ông ở cũng chưa đến nỗi phải suốt ngày đeo mõm chó cả khi ra đường lẫn ở trong nhà như thành phố Bác - Ki nọ mù mịt bụi khói gần đây mà ông thường thấy trên phim, ảnh.
08 Tháng Chín 201911:54 CH(Xem: 18671)
“Ối... giời đất ôi!” Tiếng rú hoảng kinh của người đàn bà dưới khoang thuyền vọng lên, tiếng được tiếng mất trong gió lộng khi con sóng hung hãn đập mạnh vào lớp vỏ kim loại bên mạn thuyền. Chiếc du thuyền chao chọng, lắc lư như món đồ chơi trong tay đứa trẻ tinh nghịch. Nước văng tung tóe lên cả mặt sàn gỗ đầy vân. Người đàn ông một tay bám chặt lấy cột buồm, một tay rà lại những nút buộc chiếc áo phao mà gió gắn chặt vào người. “Không sao đâu,” người đàn bà dán mình vào chỗ ngồi ởđuôi con tàu, chiếc áo phao màu cam sáng rực dưới ánh sáng mờ ảo của một ngày vừa chớm. Chị nghểnh cổ nói vọng xuống khoang. “Du thuyền chứ có phải ghe đánh cá của ngư dân đâu.” Rồi chị lẩm bẩm,“Đến siêu bão cũng chả sao.” “Cứu mẹ con cháu với!” Tiếng gào khan của một người đàn bà văng vẳng trong tiếng hú của gió. Người đàn ông nghểnh cổ, nhìn xuyên qua màn hơi nước mờ đục. “Hình như có người kêu cứu.” Anh ta nói lớn. Trái tim quýnh quáng trong lồng ngực. Người đàn bà trong áo phao màu cam hỏi
06 Tháng Chín 20193:37 CH(Xem: 18471)
Camie là người nữ đồng nghiệp duy nhất trong số các đồng nghiệp nam làm chung một group gồm chỉ có ba người : hắn , Dick và Dan, cả ba đều là người Việt Nam. Camie là người Philippines , nước da trắng, mắt to, tóc dài, thân hình thon gọn, eo nhỏ mông to. Nhiều lần lão Dick thèm thuồng nói với hắn - Camie sống cô đơn độc thân một mình đang khao khát một tình yêu.
28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 16510)
Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong. Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.
19 Tháng Tám 20193:54 CH(Xem: 18601)
Tôi đứng một mình bên cửa sổ. Đêm lặng. Ngọn đèn hành lang rọi xuống chậu cây chi mai đang nở hoa trắng, tạo thành một quầng sáng đơn độc. Tôi vốn có thói quen đọc sách khuya. Những lúc đêm khuya thanh vắng, khi người đời đã chìm trong mộng mị, là lúc tôi thả hồn mình lang thang với những con chữ. Đọc đến một lúc nào đấy, cảm thấy đầu mình u mê, tôi hay tới bên cửa sổ, đứng khoanh tay nhìn ra ngoài hiên. Tôi thường hay nhìn một cách vô định vào bóng cây sấu già đang chập chờn cô đơn khua lá. Như là một phép dưỡng sinh cho mắt. Từ hôm có chậu chi mai thì hồn tôi trút cả vào chậu cây nhỏ xinh đang nở hoa trắng xoá. Tôi say mê ngắm. Tôi đang mê đắm vẻ đẹp của một loài hoa đã từng được bao thi nhân từ cổ chí kim ca tụng…
16 Tháng Tám 201910:07 CH(Xem: 20222)
Gần 5 năm mới nhận được tác phẩm thứ hai của Nguyễn Trung. Truyện của ông rất đặc biệt, với lối hành văn cuốn hút, mạch truyện chuyển đổi gọn nhanh như những đoạn phim ngắn. Không khí truyện huyền ảo nhưng rất gần với xã hội chúng ta đang sống. Mời quý độc giả và văn hữu cùng vào không gian truyện “Rắn xanh chấm đỏ” của nhà văn Nguyễn Trung. Tạp Chí Hợp Lưu
14 Tháng Tám 20199:09 CH(Xem: 20379)
Mẹ tôi có tính tiết kiệm, ăn uống lúc nào cũng nhường món ngon cho chồng cho con ăn. Khi ba tôi mất, quần áo mới mẹ cứ cất tủ cho đến khi mất còn mới tinh, có cái mẹ chưa mặc. Tôi bây giờ y chang như mẹ, lâu rồi tôi cứ nghĩ rằng mình không có chồng có con nên đâu cần chưng diện làm gì. Con gái tôi thương mẹ nên nó sắm cho mẹ toàn bộ quần áo, son phấn... Tôi đơn giản không phấn son chưng diện... Nên đến hôm tôi dọn nhà tôi lôi ra đồ mới còn quá nhiều, áo quần đẹp, cả đồ lót phụ nữ còn nguyên lố lố mới kít. Tôi không thể mang hết vào SG nên tôi cho từ thiện hết toàn bộ. Tôi liên tưởng đến mẹ. Nếu tôi chết, con tôi nó sẽ chôn hết đống đồ này theo tôi như mẹ.
10 Tháng Tám 20197:07 CH(Xem: 18013)
Anh vừa ra được tập thơ. Tiền đi vay, lãi suất năm phần trăm. Trên đời này, hiện giờ không có gì rẻ hơn thơ và khốn khổ như nhà thơ phải ôm sách của mình đi bán lẻ. Khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản, anh nghĩ, việc giải quyết "đầu ra" sẽ tính sau, trước mắt làm sao có được sách đã. Đến khi cầm tám trăm cuốn Đối thoại với dòng sông trong tay anh mới thật sự hiểu thế nào là kinh tế thị trường. Anh nhẫn nhục mang thơ đi phát hành. Bán khắp mọi nơi, bán cả ở những chỗ người ta nhiều tiền nhưng không hiểu thơ và chẳng cần thơ. Cái năm phần trăm của bảy triệu hàng tháng thúc bách anh. Tại một trường phổ thông trung học, khi anh nhờ mua giúp hai chục cuốn, ông hiệu trưởng lật xem qua rồi bảo :" Chúng tôi sẽ vận động các em mua". Ba tuần sau, anh trở lại, ông hiệu trưởng khả kính mang ra chồng sách phủ dầy bụi, nói như người có lỗi :" Ông thông cảm, học sinh bây giờ không thích thơ