- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẾM KIẾN

23 Tháng Mười Một 20214:03 CH(Xem: 9966)
Con thuyền của tôi, sơn dầu trên bố- tranh LE MINH PHONG
Tranh LÊ MINH PHONG

Nguyễn Thanh Sơn       

ĐẾM KIẾN     

 

 

 

Có con kiến nhỏ

Nó bò nó bò

Lên núi Phú Sơn

 

     Tôi rất ghét các loài kiến, bất cứ loài kiến nào, từ kiến riện, kiến lửa, tất tần tật. Tôi không hiểu vì sao trên trái đất này, một nơi xinh đẹp đầy những hoa thơm cỏ lạ lại sản sinh ra một loại không mang lại một tích sự gì. Có một lần, vô tình tôi đã giậm phải một ổ kiến lửa, nó đã hành hạ tôi suốt cả ngày hôm đó, ngứa ngày vô cùng. Trong những ngày nắng hạ, gió nam Lào thổi thô ráp vào mặt , vào môi, vào mắt khiến tôi phải tìm nơi trú ẩn, thì loài kiến, nó cũng như tôi, nó tìm nơi mát mẻ, nó chui vào gầm bàn , góc tủ, nó đi từng hàng hàng lớp lớp, nối dài vô cùng tận vào đống quần áo của tôi làm ổ, mà vui mà buồn ở trong đó. Báo hại cho tôi vì mang chúng vào mình, vào trong mọi ngóc ngách của thân thể, nó chui vào bộ phận nhạy cảm mà cắn , mà chích khiến tôi không thể nào chịu đựng nổi. Tôi muốn tận diệt nó nhưng lực bất tòng tâm vì chúng sinh sôi nẩy nở vô cùng tận trên thế gian này.  Có lần, một con kiến riện bò nghênh ngang trên trang sách của tôi. Vốn rất ghét các loài kiến, tôi như một gã lực sỹ, đã dí ngón tay vào nó, rồi cứ nghĩ rằng đời nó sẽ tiêu ma. Nhưng một lúc sau, nó lại khệnh khạng bò tới bò lui trên trang sách, bò tuy không còn mạnh mẽ như trước, nhưng vẫn cố lếch từng bước một vượt qua vùng nhạy cảm. Tôi thật sự ngạc nhiên vì sức sống tiềm tàng, một sự thèm sống đến mãnh liệt của loài kiến. Từ đó, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình.

 

      Một con kiến riện bò nghênh ngang trên trang sách của tôi. Lần này tôi không làm gì cả, chỉ ngắm nghía, quan sát nó,  một sinh vật nhỏ nhoi đang ngụ cư ở đâu đó và bây giờ đang chu du trên trang sách của tôi như muốn khám phá một điều mới mẻ nào đó. Tôi nghĩ, nó cũng có những hành động , mọi cử chỉ giống như tôi,  hít thở,  bon chen,  làm tình rồi sinh con đẻ cái. Và biết đâu, một trong những đám kiến đang chu du bất tận trong thế gian này, có những con cũng có tư tưởng bất trị, tư tưởng đó vượt ra khỏi khuôn khổ nhất định của giống loài, vượt qua ranh giới, bất chấp mọi luật lệ của cộng đồng, nó tách khỏi đồng loại mà tìm lối đi riêng.

 

     Tôi loay hoay tìm một nhân vật chính cho truyện ngắn của mình, có một vài hình ảnh bất chợt nảy sinh, nhảy tưng tưng trên trang giấy trắng, rồi cũng lần lượt biến đi , vì nó không có sức sống, không có diện mạo rõ rệt, không mang một yếu tố nào đó của một con người trong một bầy người lố nhố trong cuộc sống quanh ta, để rồi từ đó bước ra ngoài xã hội. Như những gã choai choai thường xuất hiện trên truyền hình, chúng nhảy tưng tưng theo điệu nhạc hip hop vào những buổi tối.  Thường ngày, tôi  ngồi trước cái  Ti Vi siêu mỏng, cái màn ảnh nhỏ mà vào thế kỷ trước. những năm 6o-70 mà ba tôi, người đã từ bỏ trái đất đất này từ lâu hằng ao ước, rằng nó là một công nghệ tiên tiến nhất của thời đại, có  tính năng kỳ diệu, sản phẩm  của con người. Có một vài nhân vật nữa, vị giáo- sư -tiến -sỹ triết học cử-nhân văn chương có địa vị xã hội trên mọi địa vị, một bác sỹ tán tận lương tâm, vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tan tội lỗi, hay một MC dẫn chương trình của đài truyền hình trung ương, có chất giọng sắc lẻm, hoạt bát, lanh lợi , nhưng có thói xấu là mỗi lần  công cán nước ngoài, ăn cắp hàng của siêu thị .Và rôi, còn có khối chuyện, một kẻ thụ án mười hai năm tù vì hành vi giết người không rõ nguyên nhân. Sự tự do của con người sao quá mong manh. Quá xấu hổ, chua xót. Nhưng  có một nhân vật gây ấn tượng mạnh, luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi, một trí thức có cá tính, trung thực và rất đổi thi sỹ trong đời thường. Tôi đặc biệt yêu mến, rất trân trọng gã nhưng người đời lắm đổi nhiêu khê cho gã là kẻ khùng.

 

      Gã này tôi từng nghe, nghe riết rồi quen rồi mặc nhiên chấp nhận cái biệt hiệu dành riêng cho gã. Lại có kẻ độc miệng cho rằng gã ngu. Cái ngu này tôi cũng đã từng nghe, từng biết và cũng đã chiêm nghiệm trong sâu thắm của lòng mình, rà soát lại mọi cử chỉ, hành vi hay cách cư xử đời thường có lúc nào gã biểu hiện ra cái ngu chưa? Lại có người nói gã cao thượng, có dũng khí hơn người, một con người đi trước thời đại. Chấn hưng đất nước bằng sở học mà gã có được, tìm lại sự công bằng cho tất  cả mọi người. Chín người mười ý mà, ai cũng bảo nhận xét của ta là đúng, là chân lý.

 

Gã, kẻ ngu, người đời gọi gã như vậy, có khối kẻ gọi gã như vậy. Không ngu sao được khi đang sung sướng ở bên ngoài, sao lại chui vào trong căn phòng chật chội này mà đếm kiến. Gã đếm hẳn hoi, đếm từng con một từng ngày này sang tháng khác, đếm không ngơi nghỉ. Một con rồi lại hai con, đếm như những ngày xưa trong ký ức trẻ thơ tôi, trong những đêm trăng sáng, đếm sao trên trời. một ông sao sáng hai ông sáng sao ba ông sao sáng bốn ông sáng sao, sao sáng muôn ánh vàng.

 

Tại sao gã phải đếm kiến, ai bắt gã đếm hay gã tự nguyện đếm. Đếm kiến có gì vui. Vui hay không thì cũng phải đếm vì thời gian biết bỏ đi đâu ngoài bốn vách tường xám ngắt, lạnh lẽo, thâm u.

 

Trong cuộc đời mình( gã nghĩ ngợi trong lúc rỗi rảnh, gã lúc nào cũng rảnh) ôn lại , nhớ lại những ký ức xa vời, những mẫu chuyện vụn vặt ngày xửa ngày xưa.

 

***

 

 

 

    Chuyện kể rằng, Thời kháng chiến chống Pháp, giai đoạn tiền khởi nghĩa. Cụ thân sinh ra gã, con người đáng kính trọng, cụ cử của thời đó. Có được học vị như vậy phải là người ở tầng lớp trên, thời mà cả bàn dân thiên hạ phần lớn một chữ bẻ đôi cũng là khó. Cụ cử này tham gia kháng chiến, một trong những đội du kích tiên phong và sau này chiếm một địa vị kha khá trong giới lãnh đạo. Cụ thân sinh định hướng cho đứa con thừa tự của mình, tức là gã, một tương lai sán lạn ngay từ trong trứng nước, cụ chuẩn bị cho con mình trở thành luật gia, một thầy cải, kế thừa sự nghiệp vĩ đại mà cụ đã suốt một đời hy sinh vì nó.

 

*****

 

     Một đàn kiến bò trên tường, chậm rải, có trật tự. Gã lặng lẽ ngắm nhìn chúng, tâm trí gã dõi theo theo từng bước chân đi của cả đàn, chân con trước nối bước chân con sau theo một lộ trình nhất định . Có một con to khỏe, răng săn chắc, dáng dấp bệ vệ phương phi, tốt tướng, hẳn là con đầu đàn nhưng luôn đi giữa đàn, con này luôn phát ra những tín hiệu để điều khiển cho cả đàn luôn đi theo đúng hướng đã vạch ra, và luôn dè chừng mầm móng có kẻ nổi loạn.

 

Gã dõi sát vào đàn kiến, hàng hàng lớp lớp chạy dài từ góc tường này đến góc tường kia. Từng con một nối râu nhau mà đi, không sai biệt, không chệch hướng, không một con nào được phép so đo bước dài bước ngắn. Đếm hoài , đếm hoài gã chán ngán quá đổi. Trong đầu gã chợt bùng phát một ý tưởng phong phú là thay đổi cái trật tự này. Tại sao không? Nghĩ là làm. Đầu tiên, gã lùa đàn kiến làm hai nửa, gã tách đàn bằng thanh tre, một công cụ đầy uy lực và một cái đầu lạnh, duy ý chí.

 

      Gã hết ngồi lại lại đứng, đứng ngồi trong bốn vách tường xám ngắt. Bốn vách tường, gã và lũ kiến, không ngoài gì khác trừ những lúc đi vệ sinh hoặc bữa ăn. Đôi lúc, những bước chân khua nhẹ ở ngoài hành lang dội vào trong phòng khiến gã chạnh lòng quá đỗi, tiếng đế giày gõ vào đêm mang mang, gã lại thèm nghe tiếng thủ thỉ dịu dàng bên tai gã, những cử chỉ ân cần, nhớ những cái vuốt ve nồng ấm của bàn tay người phụ nữ mà gã hằng yêu mến.

 

    Một cặp đôi hoàn hảo, mọi người đều nghĩ thế. Họ trầm trồ , thán phục lẫn một chút ghen tỵ về cặp đôi uyên ương này trong buổi tiệc cưới được tổ chức long trọng ở khách sạn hạng sang trung tâm thủ đô ngàn năm văn hiến. Khách khứa tất nập, họ nhận những lời chúc tụng tốt đẹp, râm ran. Cặp đôi tân nương tân lang tràn trề hạnh phúc sau tiệc cưới và chuổi ngày sau này. Gã quên sao được những ngày hành phúc ấy, ngày vui quá mong manh!

 

     Một tương lai sán lạn đang để dành cho gã bởi thành phần xuất thân, thuộc hạt giống kế thừa cho chế độ. Nhưng gã chối bỏ tất cả để vào trong bốn vách tường xám ngắt mà đếm kiến. Gã mang tội giết người, mua bán ma túy, trong thời làm quan gã tham nhũng, tắc trách công việc làm thất thoát hàng tỉ đồng nên bị truy cứu hình sự hay gã làm gián điệp cho nước ngoài, rò rỉ những bí mật quốc gia?.

 

      Cụ thân sinh định hướng cho đứa đứa con thừa tự của mình nghề thầy cải, luật sư. Nhưng người định không bằng thiên định, có lẽ trời đã ban cho gã tính thiên bẩm hơn người một nghề sang trọng là làm…thơ. Chi bằng dành dụm tiền đi học luật, sau này sinh nhai bằng nghề thầy cải nhưng gã không màng, lại dốc hết tiền túi để xuất bản một tập thơ. Tập thơ là một tai họa, mỗi dòng chữ trong thơ là một nỗi cô đơn. Ngay đến xã hội gã đang sống nhưng gã luôn đắm chìm nỗi cô đơn trong đó. Gã đứng giữa đám đông nhưng luôn cảm thấy mình lạnh lẽo như đang đứng trong bốn vách tường lạnh lẽo này . Gã biến cái thuần túy cô đơn thành tâm hồn, như một thực tế bên ngoài thế giới, toàn bộ cuộc sống của gã như tan chảy vào trong. Đứng giữa đám đông nhưng tâm hồn gã luôn bất an, muốn đạp bằng tất cả mọi tầm thường, dung tục. Gã từ chối mọi thống trị của cái hời hợt, nông cạn của những thị hiếu tầm thường, chây lười , những đua đòi dục vọng thấp hèn của đám đông khiến gã chán ngán quá đổi. Sống giữa bầy đàn nhưng tâm hồn gã bao giờ cũng muốn tách rời khỏi khối đó.

 

Nguyễn Thanh Sơn



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 201911:43 CH(Xem: 18544)
Nhà em có 4 chị em gái. Chị hai Tím có vẻ đẹp sắc cạnh, rạng rỡ, tính tình lại ương ngạnh, gai góc cứng đầu. Từ nhỏ đôi mắt 1 mí đã xếch ngược và đôi môi cong cớn hay lý sự dỗi hờn. Cái tên Lê An Đậu Tím của chị là đề tài của một vùng, một trường, một thời và của một truyện ngắn em đã viết.
21 Tháng Chín 20196:18 CH(Xem: 18103)
Trong thời gian tôi ở trại, hắn luôn gởi đồ thăm nuôi cho tôi qua tay ông Thái trưởng tù. Lần nào tới tay tôi cũng bị tay Thái xén bớt ngay trước mặt tôi nhưng biết làm sao. Thời ấy mỗi cử mỗi động đều bị rà soát mà hắn là một cán bộ công an còn tôi lại là một phạm nhân. Rồi tôi theo bạn tù chuyển lên Quang Hiển để lao động, hắn cũng theo lên, cũng gởi đồ cho tôi. Xin cho tôi được làm đầu bếp, em tôi lùa vịt, công việc nhẹ nhàng hơn các người tù khác. Nhưng sau tôi khẳng khái cương quyết không nhận tình thân của hắn dành cho tôi và không muốn gặp hắn nữa. Chúng tôi lại xa nhau...
21 Tháng Chín 201912:15 SA(Xem: 19233)
Hắn bị đụng xe vào buổi chiều và đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện huyện.Hắn hôn mê từ đó cho đến sáng hôm sau mới hồi sức nhưng vẫn ở trong trạng thái mê tĩnh. Đôi mắt khẻ lay động, cơ thân muốn rướn lên nhưng có một sức mạnh vô hình trì níu lại, đôi môi khô khốc, hắn khao khát được một vài giọt nước , tôi bón cho hắn từng giọt từng giọt và tay luôn nắm bóp trên vầng trán, vùng ngực gây cho hắn cảm giác êm dịu, ru vào giấc ngủ chập chờn.
11 Tháng Chín 201910:25 CH(Xem: 18415)
Đầu tiên là triệu chứng khó thở kéo dài nhiều giờ. Đó là điều khó hiểu với một người không phải là cuờng tráng song sức khỏe có thể được gọi là sung mãn như ông. Bác sĩ riêng đã loại trừ ngay cái bệnh buộc phải lập tức i-zô-lê( biệt lập), hoành hành bởi con vi trùng mang tên một nhà bác học Đức. Nơi ông ở cũng chưa đến nỗi phải suốt ngày đeo mõm chó cả khi ra đường lẫn ở trong nhà như thành phố Bác - Ki nọ mù mịt bụi khói gần đây mà ông thường thấy trên phim, ảnh.
08 Tháng Chín 201911:54 CH(Xem: 18823)
“Ối... giời đất ôi!” Tiếng rú hoảng kinh của người đàn bà dưới khoang thuyền vọng lên, tiếng được tiếng mất trong gió lộng khi con sóng hung hãn đập mạnh vào lớp vỏ kim loại bên mạn thuyền. Chiếc du thuyền chao chọng, lắc lư như món đồ chơi trong tay đứa trẻ tinh nghịch. Nước văng tung tóe lên cả mặt sàn gỗ đầy vân. Người đàn ông một tay bám chặt lấy cột buồm, một tay rà lại những nút buộc chiếc áo phao mà gió gắn chặt vào người. “Không sao đâu,” người đàn bà dán mình vào chỗ ngồi ởđuôi con tàu, chiếc áo phao màu cam sáng rực dưới ánh sáng mờ ảo của một ngày vừa chớm. Chị nghểnh cổ nói vọng xuống khoang. “Du thuyền chứ có phải ghe đánh cá của ngư dân đâu.” Rồi chị lẩm bẩm,“Đến siêu bão cũng chả sao.” “Cứu mẹ con cháu với!” Tiếng gào khan của một người đàn bà văng vẳng trong tiếng hú của gió. Người đàn ông nghểnh cổ, nhìn xuyên qua màn hơi nước mờ đục. “Hình như có người kêu cứu.” Anh ta nói lớn. Trái tim quýnh quáng trong lồng ngực. Người đàn bà trong áo phao màu cam hỏi
06 Tháng Chín 20193:37 CH(Xem: 18624)
Camie là người nữ đồng nghiệp duy nhất trong số các đồng nghiệp nam làm chung một group gồm chỉ có ba người : hắn , Dick và Dan, cả ba đều là người Việt Nam. Camie là người Philippines , nước da trắng, mắt to, tóc dài, thân hình thon gọn, eo nhỏ mông to. Nhiều lần lão Dick thèm thuồng nói với hắn - Camie sống cô đơn độc thân một mình đang khao khát một tình yêu.
28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 16665)
Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong. Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.
19 Tháng Tám 20193:54 CH(Xem: 18690)
Tôi đứng một mình bên cửa sổ. Đêm lặng. Ngọn đèn hành lang rọi xuống chậu cây chi mai đang nở hoa trắng, tạo thành một quầng sáng đơn độc. Tôi vốn có thói quen đọc sách khuya. Những lúc đêm khuya thanh vắng, khi người đời đã chìm trong mộng mị, là lúc tôi thả hồn mình lang thang với những con chữ. Đọc đến một lúc nào đấy, cảm thấy đầu mình u mê, tôi hay tới bên cửa sổ, đứng khoanh tay nhìn ra ngoài hiên. Tôi thường hay nhìn một cách vô định vào bóng cây sấu già đang chập chờn cô đơn khua lá. Như là một phép dưỡng sinh cho mắt. Từ hôm có chậu chi mai thì hồn tôi trút cả vào chậu cây nhỏ xinh đang nở hoa trắng xoá. Tôi say mê ngắm. Tôi đang mê đắm vẻ đẹp của một loài hoa đã từng được bao thi nhân từ cổ chí kim ca tụng…
16 Tháng Tám 201910:07 CH(Xem: 20356)
Gần 5 năm mới nhận được tác phẩm thứ hai của Nguyễn Trung. Truyện của ông rất đặc biệt, với lối hành văn cuốn hút, mạch truyện chuyển đổi gọn nhanh như những đoạn phim ngắn. Không khí truyện huyền ảo nhưng rất gần với xã hội chúng ta đang sống. Mời quý độc giả và văn hữu cùng vào không gian truyện “Rắn xanh chấm đỏ” của nhà văn Nguyễn Trung. Tạp Chí Hợp Lưu
14 Tháng Tám 20199:09 CH(Xem: 20522)
Mẹ tôi có tính tiết kiệm, ăn uống lúc nào cũng nhường món ngon cho chồng cho con ăn. Khi ba tôi mất, quần áo mới mẹ cứ cất tủ cho đến khi mất còn mới tinh, có cái mẹ chưa mặc. Tôi bây giờ y chang như mẹ, lâu rồi tôi cứ nghĩ rằng mình không có chồng có con nên đâu cần chưng diện làm gì. Con gái tôi thương mẹ nên nó sắm cho mẹ toàn bộ quần áo, son phấn... Tôi đơn giản không phấn son chưng diện... Nên đến hôm tôi dọn nhà tôi lôi ra đồ mới còn quá nhiều, áo quần đẹp, cả đồ lót phụ nữ còn nguyên lố lố mới kít. Tôi không thể mang hết vào SG nên tôi cho từ thiện hết toàn bộ. Tôi liên tưởng đến mẹ. Nếu tôi chết, con tôi nó sẽ chôn hết đống đồ này theo tôi như mẹ.