- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SẼ KHÁC

28 Tháng Tám 202210:03 CH(Xem: 6671)


VuNuongTroVe-LeMinhPhong
Vũ Nương Trở Về- tranh Lê Minh Phong

 

 

 

Truyện ngắn     

Ngô Quốc Phương    

SẼ KHÁC   

 



Nó không bao giờ tha thứ cho ba nó về việc đã dám bỏ má nó khi nó còn bé xíu, tuy khi lớn lên rồi, nó biết quyết định ly hôn ấy có thể là sự giải thoát cho má. Tuy nhiên, đó là chuyện gia đình, chuyện nó cho rằng lớn hơn, tuy cũng là một minh chứng cho phức cảm của những người có huyết thống, có tình phụ tử, nhưng lại sinh ra trong một đất nước mà những người lớn, cha, ông, chú, dì, anh, bác, chị, cô đi trước không giải quyết một cách tốt hơn, để cho thế hệ sau, những thế hệ sau, trong đó có nó, phải rơi vào cảnh mẹ cha ăn mặn, con cái khát nước khô cổ, ấy là chuyện ba nó ủng hộ hòa hợp, hòa giải mà lại theo tinh thần của mấy cái nghị quyết cũ rích nọ và sách lược thâm sâu kia của bên thắng cuộc đang nắm quyền.

Con ạ, ba nó nói, con phải nghe ba, ba trước cũng nghĩ hẹp hòi, (sic: thế nào là hẹp hòi? mà ai hẹp hòi? cái đầu của nó đã như không muốn nghe mà phản ứng tắp lự, nhưng nó để đó và coi ông già nói gì tiếp qua đường dây viễn liên), đấy là trước, con gái ạ, sau thì ba phải nghe chú đấy, chú út nói rất có lý và còn ai có thể sáng suốt hơn một nhà văn có giải văn bút tây?

Hừm, nó đoán ngay mà, kẻ thắng giải thưởng lớn của tây trong một gia đình ta thua cuộc, kẻ không sống tới một ngày trong chế độ toàn trị, bỏ đi ngay trước khi kẻ thù tràn ngập đô thành, quê hương, để rồi chúng dựng những trại tù tha hồ báo ân, báo oán, bỏ tù, tra tấn, khủng bố, tẩy não, bỏ đói, hành hạ, phân biệt đối xử, kềm kẹp dân lành và gieo oan trái cho bao người từng trong chế độ cũ, thì làm sao mà biết được nỗi khổ, niềm đau, oan tình, oan trái, những nỗi bất công vô tận, không bao giờ có thể nguôi ngoai của đồng bào, nhất là tự nhiên đang có đất nước, Tổ quốc, có quốc gia, có màu cờ riêng của mình, có quốc ca riêng của mình, có lãnh thổ riêng của mình, có cả một bầu trời tự do tươi đẹp, bỗng huỵch một cái mất trắng, kẻ ở lại thì bơ vơ, muốn sống thì phải cam chịu, chịu đựng nhiều, kẻ bỏ đi thì mất hồn là chính, chứ có mấy đứa muốn quay về ôm chân bọn kẻ cướp, thắng cuộc đâu?

Hừm, chú của nó là con út của bà hai, ba của nó là con cả của bà cả của ông nó, vậy mà hai anh em lại gặp nhau, mà gặp nhau ở chỗ ấy, chỗ ôm chân ấy ư?, chỗ chiến bại ấy ư? Ba nó lú, nhưng chú nó đâu có ít lú hơn? Mà chú nó có thể lú kép chứ không phải là đơn, đơn là cái lú của kẻ sinh ra ở xứ tây, không một ngày ăn cơm ta ở quê nhà khi tấm bé, không một ngày sống trong kìm kẹp của lũ bạo chúa sặc máu trả thù, muốn san phẳng thành trì tinh thần và vật chất của chế độ cũ và thay thế tuyệt đối bằng những tượng đài chiến thắng của chúng.

Lú kép là khi được giải thưởng lớn của bọn tây, hừm, với nó, đó là sự may mắn, trúng xổ số thôi, không chỉ vô gia đình nó, mà vô cộng đồng thiểu số một nửa ở nhà, và một nửa phiêu dạt ra hải ngoại này, nhưng trúng số đâu chưa biết, những hào nhoáng của đại giải thưởng, nhất là những giải thưởng là sản phẩm của cả một nhà máy khổng lồ của bọn cánh tả trá hình, từ bọn PR, bọn xuất bản, bọn đại diện, bọn thành viên ban giám khảo, bọn ăn theo phê bình, và cả những kênh cửa phát hành của chúng, để ra những sản phẩm mà chủ yếu là ăn cơm tư bản, chưởi cha tư bản, nhưng lại im bặt, không hề nói năng gì, phê phán gì những quốc gia bạo chúa, độc tài, toàn trị.

Hừm, chính những giải thưởng đó làm chú nó, và bao kẻ khác, mà nó dám gọi là nạn nhân sang trọng đấy, nạn nhân deluxe đấy, nạn nhân phù hoa đấy, đã bị mù lòa.

Nó thà chẳng viết lách gì, chẳng nói năng gì, hơn là đi nói một nửa sự thật, viết một nửa sự thật, và viết bằng con mắt thiển cận, chẳng sâu sắc gì. Đã không trả sự thật cho lịch sử, trả công lý cho nạn nhân, thì làm sao mà có được hòa giải, với hòa hợp được? đó chỉ là thứ mà bọn thắng cuộc ban phát, bố thí cho lũ tôi đòi chiến bại, nô lệ muôn đời của toàn trị, của bạo chúa mà thôi, nếu ai đó muốn chấp nhận vô điều kiện như thế.

Nó thà viết bằng nước mắt, đớn đau, giằn vặt, còn hơn là lạc quan tếu, còn hơn là bằng chủ nghĩa hàng phục, bằng ôm chân, bằng dễ dàng sang trang, bỏ công lý, sự thật vào cái sọt rác, hay một cái rương kín, rồi chôn giấu đi, lờ đi, và coi như chúng không có, để mà hú hí với cái hiện đại, hậu hiện đại, cái hào nhoáng tây cánh tả, kể cả tân, tân, tân… tả, với những hy vọng hão huyền rằng biết cách làm thân, nói chuyện, tán tỉnh độc tài, toàn trị, thì chúng sẽ nghe và nhất là ta có thể về nhà, về quê cũ để tha hồ làm ăn, du hí, kể cả hưu trí, để được đi đây đi đó, dùng tiền của tích trữ bên xứ tây, trời tây, mà hú hí, sung sướng dù là kín, ngầm, hay thô thiển, lộ liễu, bên trời ta…

Đó, đó là ôm chân, mà mấy người đó cũng còn hy vọng thêm cho cả con cháu được hưởng phước theo nữa, khi cả tập đoàn gia đình, gia tộc cùng lò mò về theo lối ấy, cách thức ấy để phì gia, vinh thân, bỏ quên quá khứ oan trái với bao câu hỏi về công lý chưa được trả lời sòng phẳng, đồng thời mũ ni che tai, lờ tịt khổ nạn đang diễn ra hàng ngày mà đồng bào bây giờ đang chịu đựng mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây.

À tiện đây, nó chia sẻ luôn, bữa trước có người cho nó coi trên mạng hình ảnh của những người đảng tân nọ, đảng cựu kia, phe mới ấy… ở hải ngoại, đảng viên tiền phong lãnh đạo gì, nhất là nhóm trẻ, trung niên, mà toàn trưng diện uống champaigne, ôm trai xinh, gái đẹp, gái trẻ, đi xe sang, chơi ở resort xịn, ngủ hotel xịn, đồng hồ, âu phục mắc tiền, nhà lầu xe hơi giàu sang, hào nhoáng… ở xứ người, rồi lại còn về cả mấy quốc gia tư bổn láng giềng bên châu lục nhà nữa để trưng diện, khoe khoang, chẳng kém gì bọn con ông cháu cha bên thắng cuộc và cán bộ giàu sang của chúng đang làm, vậy thì mấy “tiền phong” đó kêu gọi đồng bào đau khổ thế nào? Vậy thì họ giác ngộ, lãnh đạo quần chúng cần lao, dân lành ra sao?

Hừm, nó nghĩ bọn độc tài, toàn trị trong nước đã tệ, bọn giả dối bên ngoài buôn chính trị, bán đô la còn tệ hơn, tệ không kém, khi tự thể hiện bản chất như thế, mà thể hiện trơ tráo, công khai… và nó tự bảo: không, ta sẽ không bao giờ làm thế, không giống họ, cũng chẳng giống cha và chú ta, mà ta cùng bạn bè và bầy em nhỏ của ta mai này lớn lên sẽ làm khác và phải làm khác hoàn toàn.

Nghĩ đến đấy, nó đứng dậy, bước ra cửa sổ, kéo cao tấm rèm, mở toang hai cánh cửa kiếng, một làn gió mới ùa vào, trời xanh, mây trắng ngập tràn mắt nó, và đồng cỏ xanh hôm nay như xanh hơn, mây trắng hôm nay như trắng hơn, hương cỏ cây cũng như thơm hơn, nó mỉm cười, tay vuốt nhẹ mái tóc thề đang trong gió vờn bay…

(NQP, London, Anh quốc, 28/8/2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 41227)
Ban đầu chúng tôi nằm cạnh nhau. Tôi tựa đầu lên chiếc gối lam nhìn ra bầu trời phía Tây Bắc ngang vòm cửa sổ. Bầu trời đục mây, những đám mây xám di chuyển nhanh và gần qua chóp những cao ốc; những cao ốc dựng ngược, đâm thẳng lên trời, án ngữ gần hết diện tích cửa sổ phòng. Lấm tấm trên mặt diện tích ấy là những vệt sáng vừa thắp. Những chấm sáng hòa với một thứ màu dị hợm của hoàng hôn úa đọng lung linh lên màu hồng máu trên cánh cửa kính.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 38498)
LTS: Tên thật Trần Ngọc Thao, sinh năm 1938 tại Quảng Nam, Cung Tích Biền thuộc thế hệ nhà văn hứng chịu và tham dự trực tiếp nội chiến. Theo học Văn Khoa Huế, Luật Khoa Sàigòn trước khi bị động viên rồi trải qua nhiều đơn vị pháo binh, thiết giáp của quân lực VNCH cho đến ngày giải ngũ vì thương tích năm 1973, nhà văn khởi đăng truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Nghệ Thuật vào năm 1966.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110604)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 29337)
Tôi có bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại hiếm thấy. Bàn tay không thay đổi theo mùa hay béo gầy cơ thể. Thụ bảo bàn tay tôi không tuổi tác trọng lượng. Hồi hai mươi tuổi, mới ra trường nằm nhà ba tháng, chỉ ăn và ngủ, cơ thể trồi lên những múi thịt, nhưng bàn tay tôi vẫn mảnh dẻ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 31800)
Em chết rồi. Vậy là em đã chết rồi. Em không biết mình có đau đớn trước khi chết hay không. Vì em chẳng biết gì khi sắp chết. Một gói thuốc chuột Trung Quốc em mua của những người nhà quê ra phố bán dạo. Họ mở vài bản nhạc xưa cũ thật buồn và thật cười. Ngày trước em nghe họ rao những câu vần vè có cả chuột ta chuột tây trong ấy, bây giờ cấm rồi, chỉ nghe những lời hát rề rà, cọt kẹt, nhừa nhựa.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32983)
Cuối tháng Ba, tôi về thăm quê. Quê tôi ở tỉnh Đông, nhưng gia đình đã chuyển vào vùng kinh tế mới ở Bảo Lộc, Lâm Đồng từ sau gày miền Nam giải phóng. Tình cờ lúc qua đò Vạn tôi lại gặp bá Vần. Bá hỏi: “Anh về một mình?” Tôi đáp: “Vâng”. Bá hỏi tiếp: “Anh về lâu không?” Tôi nói: “Thưa bá, cháu về được một tuần”. Bá Vần nghĩ một lúc rồi bảo: “Thế thì ngày mai anh nên thu xếp đến thăm cái Hà. Nó đang nằm ở bệnh viện huyện. Bệnh nặng lắm, có lẽ không qua được”
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 97847)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 33356)
Gió thì chết già trên những tán lá rậm rạp. Nhưng gió thu không chết già mà chết trẻ. Heo may thế, mỏng manh thế làm sao sống quá vài phút dưới tầng tầng lớp lớp cơ man lá cành cổ thụ không có tuổi? Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 30753)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 37204)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.