- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

NỖI BUỒN MẸ BÊN SÔNG ĐÀ

08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 10845)
noi buon me song da
Mẹ Bên Sông Đà

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn...

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách... Chẳng hiểu những lời ca tiếng hát trẻ trung đã gợi cho mẹ những cảm nghĩ gì. Nhưng tôi chợt cảm thấy: lọt thỏm giữa âm thanh, sắc màu và hoạt động sôi nổi, mẹ như để tâm tư lắng vào một nơi nào đó thật xa xôi...

Dần dà, tôi cũng được biết ít nhiều về thân thế của mẹ.

Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...

Mẹ có một người con trai duy nhất đã hy sinh trên chiến trường chống Mỹ tại Lào năm 1970. Chồng mẹ đã qua đời mười năm nay. Khi ngôi nhà tình nghĩa của mẹ tại quê bị gió mưa làm sụt nóc, mẹ tới ở nhà vợ chồng người con gái nuôi một thời gian... Nhiều đơn vị ở tỉnh xin nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời, và K.S Công đoàn tỉnh cuối cùng đã nhận được vinh dự đó. Tại đây, mẹ được chăm sóc như người mẹ, người bà chung của cả đơn vị.

Nhưng, nỗi nhớ quê hương vẫn thường dày vò tâm tư mẹ. Mọi người đều hiểu điều ấy. Vì vậy, thi thoảng K.S Công đoàn lại tổ chức một chuyến lặn lội đưa mẹ về thăm nhà độ dăm bữa nửa tháng, rồi lại về quê đón mẹ lên Thành phố.

Thực may mắn, tôi gặp được dịp K.S Công đoàn tỉnh đưa mẹ về thăm quê. Tôi xin được đi theo mẹ trong cuộc hành trình này.

Từ Thành phố về quê mẹ gần hai trăm cây số đường trường, qua đèo dốc, sương mù, sông suối, qua nhiều thị trấn, làng bản...

Lúc này hoa ban đang nở trắng núi rừng. Vẻ đẹp của cảnh vật như làm vợi bớt sự gian khổ, nhưng phải chăng lại làm tăng thêm sự bồn chồn của mẹ khi sắp về đến quê hương?

Con sông Đà mùa này êm ả. Trên thuyền, tôi trò chuyện cùng mẹ để hiểu thêm về dòng sông chính của vùng Tây Bắc - dòng sông từng chứng kiến tuổi thơ của mẹ, rồi của con trai mẹ...

Ngược phía thượng nguồn khoảng trên trăm cây số là công trình thủy điện thế kỷ đang vận hành những tổ máy đầu tiên. Và dọc hai bên bờ là biết bao khu tái định cư phục vụ giải phóng lòng hồ cho cả thủy điện trước đây lẫn thủy điện hiện tại.

Người thân của mẹ đã đón đợi hàng tiếng đồng hồ trên bến để đưa mẹ và cả đoàn về bản, về ngôi nhà sàn của vợ chồng con nuôi của mẹ (theo một phong tục người Mường: khi con trai lên 8 tuổi, mẹ không sinh nở thêm được nữa thì có quyền xin con nuôi ngay tại bản). Các con cháu, họ hàng, dân bản tới chào và thăm hỏi mẹ.

Mẹ trở về giữa lòng quê hương, bề ngoài vẫn dáng vẻ bình lặng như mọi khi. Song, trong ánh mắt khi ngồi bên các cháu, khi ngồi bên bếp lửa nghe kể chuyện làng bản lại đong đầy niềm thương nhớ, tự hào, và cả sự lo lắng...

Ngôi nhà của cô con gái nuôi có hai nơi thờ, ở hai góc nhà: nơi thờ chồng mẹ và con trai mẹ, và góc kia là nơi thờ chồng của cô con gái nuôi mới qua đời vì bạo bệnh... Anh trai của con nuôi mẹ, một cựu chiến binh sống ở Sao Tua đã kể cho tôi nghe về người con trai liệt sĩ của mẹ, và về những gì liên quan đến gia thế của mẹ. Rồi ông hai lần đọc lời cúng trước cả hai ban thờ.

Trong lúc trò chuyện bên ấm nước lá rừng, tôi càng hiểu thêm về sự gắn bó hòa quyện của của cộng đồng làng bản ở một vùng đất nghèo nhưng chưa bao giờ thiếu thốn tình thương, sự quan tâm lẫn nhau giữa những con người dù là máu mủ ruột rà hay chẳng có họ hàng thân thích gì. Các con mẹ - con đẻ hay con nuôi đã sinh ra và lớn lên trong một môi trường trong lành như thế của tình người...

Ngồi chưa kịp nóng sàn, chưa kịp để nhiều người trong bản tới thăm hỏi, mẹ đã nôn nóng nhờ người dìu đi đến một vài nhà thân quen để thăm hỏi trước.

Đêm dần buông. Bóng tối quen thuộc lại đến với người bản có tên đẹp: Sao Tua - cái bản dường như bị bỏ quên trong các quy hoạch đường điện lưới của xã của huyện. Cũng may là mấy gia đình đã chung nhau sắm máy nổ để thỉnh thoảng phát điện - nhất là trong một ngày nhiều ý nghĩa: mẹ về thăm quê, cùng các khách quý đến từ Thành phố!

Rồi bữa cơm tối đạm bạc mời mẹ và đãi khách cũng đã diễn ra trong ánh đèn điện mà độ sáng cũng không hơn ánh trăng rằm là bao! Bữa cơm diễn ra rất lâu, cách quãng lại có người mới đến thăm mẹ rồi ngồi luôn vào mâm, vừa ăn uống vừa trò chuyện - chủ yếu là uống rượu, chúc nhau bằng rượu, bộc lộ sự trân trọng, lòng tri ân và cả nỗi niềm riêng qua chén rượu men lá của đồng bào Mường... Người nói, rượu nói chưa hết thì lại để dành chỗ cho tiếng pí thui- cây sáo đặc biệt của người Mường trong đêm khuya.

Mẹ đâu ngủ được trong đêm đầu tiên của đợt về nhà lần này! Tấm lưng còng trằn trọc... Tuổi thơ và thời con gái, rồi cả thời làm dâu của mẹ gắn bó với bản nghèo này, với mảnh đất thương khó này... Lúc chiều, mẹ loay hoay trong kho đồ cũ, để rồi sau đó chăm chú với đường sa quay, sống lại chặng đời lầm lụi của người phụ nữ Mường trong cái công việc đơn điệu và thân quen từ lúc còn là một cô bé thò lò mũi xanh tới khi có đủ chăn gối đệm để mang theo về nhà chồng...

Vùng đất cao nguyên khi rét thì lạnh thấu xương, còn khi nóng thì đổ lửa, gió Lào réo cuồn cuộn khắp thung lũng, đồi đất vốn cằn cứ cong mãi lên vì khô hạn... Đúng buổi chiều mẹ về, may sao một cơn mưa nhẹ chợt đến, nhưng chưa đủ thấm mái gianh và càng không thể làm háo cơn khát của ruộng vườn cây cỏ suốt mấy tháng ròng. Mọi người đều không giấu nổi mừng vui, xôn xao bàn bạc. Rồi câu chuyện về người liệt sĩ trẻ tuổi lại tiếp tục bên những hạt mưa xuân muộn mằn... Khi khách đã có đủ những thông tin cần thiết về con trai mẹ, thì câu chuyện lại chuyển sang cái làm, cái ăn, cái ở - theo cách nói của người Mường.

Nhưng cũng từ lúc đó, kỷ niệm về anh như tràn ngập ngôi nhà và xao động kín đáo trong ánh mắt mờ đục của mẹ...

Mỗi buổi chiều tà, mẹ và những phụ nữ bản Sao Tua thường ra bến sông để đón chồng, đón anh, đón con trở về cùng tôm cá, vật dụng sinh hoạt trên những con thuyền hay bè mảng tự tạo quen vượt thác dữ sông Đà... Mẹ chắc từng nhiều lần cười vui một mình khi ngắm tấm lưng trần vạm vỡ rám nắng của người con trai bước vào tuổi tráng niên, thầm mong một cô con dâu xinh xắn chăm chỉ...

Nhưng mong ước đó đã vụt bay vĩnh viễn khỏi đời mẹ, lúc anh bước vào tuổi hai mươi!

Tôi chưa có dịp may mắn được thấy mẹ ngồi trang trọng nơi dành riêng cho các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trong các ngày đại lễ của tỉnh, của huyện mà bao giờ mẹ cũng được mời. Nhưng có lẽ, trong những giây phút huy hoàng của đám đông đó, mẹ sẽ quay về nơi sâu thẳm nhất của lòng mình để thì thầm với người con trai vắn số, an ủi cho linh hồn anh, lời an ủi tựa tiếng sáo Mường đang thổn thức trong đêm vắng bản xa...

 

MAI ANH NGUYỄN ANH TUẤN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 202012:01 SA(Xem: 10301)
Một vụ án mạng cực kỳ nghiêm trọng xảy ra hồi tối hôm qua ở bưu điện y. Nạn nhân là hai cô gái độ khoản 23 tuổi, là nhân viên bưu điện. Hai nạn nhân bị giết bởi một dụng cụ đặc biệt, hung thủ đã cao bay xa chạy. Cơ quan chức năng đang điều tra để làm rõ sự việc vụ án.
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 12632)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 11783)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 12190)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 12076)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 14228)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 16071)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 13370)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 12350)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 12592)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.