- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NỖI BUỒN MẸ BÊN SÔNG ĐÀ

08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13915)
noi buon me song da
Mẹ Bên Sông Đà

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn...

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách... Chẳng hiểu những lời ca tiếng hát trẻ trung đã gợi cho mẹ những cảm nghĩ gì. Nhưng tôi chợt cảm thấy: lọt thỏm giữa âm thanh, sắc màu và hoạt động sôi nổi, mẹ như để tâm tư lắng vào một nơi nào đó thật xa xôi...

Dần dà, tôi cũng được biết ít nhiều về thân thế của mẹ.

Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...

Mẹ có một người con trai duy nhất đã hy sinh trên chiến trường chống Mỹ tại Lào năm 1970. Chồng mẹ đã qua đời mười năm nay. Khi ngôi nhà tình nghĩa của mẹ tại quê bị gió mưa làm sụt nóc, mẹ tới ở nhà vợ chồng người con gái nuôi một thời gian... Nhiều đơn vị ở tỉnh xin nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời, và K.S Công đoàn tỉnh cuối cùng đã nhận được vinh dự đó. Tại đây, mẹ được chăm sóc như người mẹ, người bà chung của cả đơn vị.

Nhưng, nỗi nhớ quê hương vẫn thường dày vò tâm tư mẹ. Mọi người đều hiểu điều ấy. Vì vậy, thi thoảng K.S Công đoàn lại tổ chức một chuyến lặn lội đưa mẹ về thăm nhà độ dăm bữa nửa tháng, rồi lại về quê đón mẹ lên Thành phố.

Thực may mắn, tôi gặp được dịp K.S Công đoàn tỉnh đưa mẹ về thăm quê. Tôi xin được đi theo mẹ trong cuộc hành trình này.

Từ Thành phố về quê mẹ gần hai trăm cây số đường trường, qua đèo dốc, sương mù, sông suối, qua nhiều thị trấn, làng bản...

Lúc này hoa ban đang nở trắng núi rừng. Vẻ đẹp của cảnh vật như làm vợi bớt sự gian khổ, nhưng phải chăng lại làm tăng thêm sự bồn chồn của mẹ khi sắp về đến quê hương?

Con sông Đà mùa này êm ả. Trên thuyền, tôi trò chuyện cùng mẹ để hiểu thêm về dòng sông chính của vùng Tây Bắc - dòng sông từng chứng kiến tuổi thơ của mẹ, rồi của con trai mẹ...

Ngược phía thượng nguồn khoảng trên trăm cây số là công trình thủy điện thế kỷ đang vận hành những tổ máy đầu tiên. Và dọc hai bên bờ là biết bao khu tái định cư phục vụ giải phóng lòng hồ cho cả thủy điện trước đây lẫn thủy điện hiện tại.

Người thân của mẹ đã đón đợi hàng tiếng đồng hồ trên bến để đưa mẹ và cả đoàn về bản, về ngôi nhà sàn của vợ chồng con nuôi của mẹ (theo một phong tục người Mường: khi con trai lên 8 tuổi, mẹ không sinh nở thêm được nữa thì có quyền xin con nuôi ngay tại bản). Các con cháu, họ hàng, dân bản tới chào và thăm hỏi mẹ.

Mẹ trở về giữa lòng quê hương, bề ngoài vẫn dáng vẻ bình lặng như mọi khi. Song, trong ánh mắt khi ngồi bên các cháu, khi ngồi bên bếp lửa nghe kể chuyện làng bản lại đong đầy niềm thương nhớ, tự hào, và cả sự lo lắng...

Ngôi nhà của cô con gái nuôi có hai nơi thờ, ở hai góc nhà: nơi thờ chồng mẹ và con trai mẹ, và góc kia là nơi thờ chồng của cô con gái nuôi mới qua đời vì bạo bệnh... Anh trai của con nuôi mẹ, một cựu chiến binh sống ở Sao Tua đã kể cho tôi nghe về người con trai liệt sĩ của mẹ, và về những gì liên quan đến gia thế của mẹ. Rồi ông hai lần đọc lời cúng trước cả hai ban thờ.

Trong lúc trò chuyện bên ấm nước lá rừng, tôi càng hiểu thêm về sự gắn bó hòa quyện của của cộng đồng làng bản ở một vùng đất nghèo nhưng chưa bao giờ thiếu thốn tình thương, sự quan tâm lẫn nhau giữa những con người dù là máu mủ ruột rà hay chẳng có họ hàng thân thích gì. Các con mẹ - con đẻ hay con nuôi đã sinh ra và lớn lên trong một môi trường trong lành như thế của tình người...

Ngồi chưa kịp nóng sàn, chưa kịp để nhiều người trong bản tới thăm hỏi, mẹ đã nôn nóng nhờ người dìu đi đến một vài nhà thân quen để thăm hỏi trước.

Đêm dần buông. Bóng tối quen thuộc lại đến với người bản có tên đẹp: Sao Tua - cái bản dường như bị bỏ quên trong các quy hoạch đường điện lưới của xã của huyện. Cũng may là mấy gia đình đã chung nhau sắm máy nổ để thỉnh thoảng phát điện - nhất là trong một ngày nhiều ý nghĩa: mẹ về thăm quê, cùng các khách quý đến từ Thành phố!

Rồi bữa cơm tối đạm bạc mời mẹ và đãi khách cũng đã diễn ra trong ánh đèn điện mà độ sáng cũng không hơn ánh trăng rằm là bao! Bữa cơm diễn ra rất lâu, cách quãng lại có người mới đến thăm mẹ rồi ngồi luôn vào mâm, vừa ăn uống vừa trò chuyện - chủ yếu là uống rượu, chúc nhau bằng rượu, bộc lộ sự trân trọng, lòng tri ân và cả nỗi niềm riêng qua chén rượu men lá của đồng bào Mường... Người nói, rượu nói chưa hết thì lại để dành chỗ cho tiếng pí thui- cây sáo đặc biệt của người Mường trong đêm khuya.

Mẹ đâu ngủ được trong đêm đầu tiên của đợt về nhà lần này! Tấm lưng còng trằn trọc... Tuổi thơ và thời con gái, rồi cả thời làm dâu của mẹ gắn bó với bản nghèo này, với mảnh đất thương khó này... Lúc chiều, mẹ loay hoay trong kho đồ cũ, để rồi sau đó chăm chú với đường sa quay, sống lại chặng đời lầm lụi của người phụ nữ Mường trong cái công việc đơn điệu và thân quen từ lúc còn là một cô bé thò lò mũi xanh tới khi có đủ chăn gối đệm để mang theo về nhà chồng...

Vùng đất cao nguyên khi rét thì lạnh thấu xương, còn khi nóng thì đổ lửa, gió Lào réo cuồn cuộn khắp thung lũng, đồi đất vốn cằn cứ cong mãi lên vì khô hạn... Đúng buổi chiều mẹ về, may sao một cơn mưa nhẹ chợt đến, nhưng chưa đủ thấm mái gianh và càng không thể làm háo cơn khát của ruộng vườn cây cỏ suốt mấy tháng ròng. Mọi người đều không giấu nổi mừng vui, xôn xao bàn bạc. Rồi câu chuyện về người liệt sĩ trẻ tuổi lại tiếp tục bên những hạt mưa xuân muộn mằn... Khi khách đã có đủ những thông tin cần thiết về con trai mẹ, thì câu chuyện lại chuyển sang cái làm, cái ăn, cái ở - theo cách nói của người Mường.

Nhưng cũng từ lúc đó, kỷ niệm về anh như tràn ngập ngôi nhà và xao động kín đáo trong ánh mắt mờ đục của mẹ...

Mỗi buổi chiều tà, mẹ và những phụ nữ bản Sao Tua thường ra bến sông để đón chồng, đón anh, đón con trở về cùng tôm cá, vật dụng sinh hoạt trên những con thuyền hay bè mảng tự tạo quen vượt thác dữ sông Đà... Mẹ chắc từng nhiều lần cười vui một mình khi ngắm tấm lưng trần vạm vỡ rám nắng của người con trai bước vào tuổi tráng niên, thầm mong một cô con dâu xinh xắn chăm chỉ...

Nhưng mong ước đó đã vụt bay vĩnh viễn khỏi đời mẹ, lúc anh bước vào tuổi hai mươi!

Tôi chưa có dịp may mắn được thấy mẹ ngồi trang trọng nơi dành riêng cho các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trong các ngày đại lễ của tỉnh, của huyện mà bao giờ mẹ cũng được mời. Nhưng có lẽ, trong những giây phút huy hoàng của đám đông đó, mẹ sẽ quay về nơi sâu thẳm nhất của lòng mình để thì thầm với người con trai vắn số, an ủi cho linh hồn anh, lời an ủi tựa tiếng sáo Mường đang thổn thức trong đêm vắng bản xa...

 

MAI ANH NGUYỄN ANH TUẤN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Giêng 202012:16 SA(Xem: 16247)
Những ngày giáp Tết năm nay, tôi mang một ít hàng ra chợ trời bán cho vơi bớt hàng cũ. Lúc đầu mới ra bán tôi rất ngại, lo sợ đủ điều nên thay vì tôi chọn chỗ đông người để bán cho đắt hàng, tôi lại chọn chỗ vắng hơn cho đỡ phải tranh giành bon chen với người khác. Dần dần tôi lại cảm thấy ở chợ trời cũng nhẹ nhàng chứ không đến nỗi vất vả, giành giựt như tôi nghĩ, tôi cũng có những người bạn mới từ nơi chốn này.
22 Tháng Giêng 20209:23 CH(Xem: 15777)
Khi tôi vừa bước lên cầu thang thì bất chợt nghe tiếng đàn piano vọng xuống từ trên tầng hai của căn chung cư, tiếng đàn vang lên từng khúc gãy nhịp tạo ra một thứ âm thanh rời rạc nghe chói tai khiến tôi đứng khựng lại, và trong một thoáng suy nghĩ, tôi đoán chắc tiếng đàn ấy là của một người đang mầy mò học đàn. Nhiều lần đến chơi với Quân tôi không thấy trong nhà nó có bất cứ một loại nhạc cụ nào, nhưng tình cờ hôm nay nghe được tiếng đàn khiến tôi ngạc nhiên.
22 Tháng Giêng 20208:09 CH(Xem: 16748)
Cơm nước tắm rửa xong, bọn trẻ đã lên giường thì ba nhân dắt nhau ra vườn nói chuyện. “Mà thực ra tao cũng đếch biết nói thế nào. Một đằng người yêu cũ, vợ cũ tuy chưa có con chung nhưng tình sâu nghĩa nặng từ thủa còn thơ. Vả lại cổ đã tuyên bố nếu tao hắt hủi mẹ con cổ, cổ sẽ ôm cả hai đứa nhảy xuống sông Tiền cho khuất mắt. Cái vụ này thì dám lắm, tao chơi với cổ từ nhỏ tao biết tính mà. Còn cô Hồng cũng nói, em đã bán hết nhà cửa ôm cả ba đứa con máu thịt của anh vào đây rồi, anh có định đem chúng ra ngoài đường bỏ là tùy! Rối ruột quá đâm cùn, tao bảo hai bà là, tôi cán bộ đảng viên nên không được hai vợ, tôi chỉ được chọn một. Hai bà tự đàm phán với nhau. Xong rồi thì một bà vào buồng với tôi, một bà ngủ với con!” “Thế rồi sao?” “Hai bả rì rầm ngoài vườn khuya lắm. Tao đã thiếp đi rồi thì thấy vô buồng. Cả hai! Một bà vào nằm trong. Một bà nằm ngoài. Tao nằm giữa.” “Ái chà chà! Trò chơi ba người, bánh mì kẹp pa tê à! Sướng nhất chú!” “Tầm bậy! Sướng cái khỉ khô"...
14 Tháng Giêng 20209:22 CH(Xem: 16071)
Thiện có một căn nhà cho thuê. Cách đây lâu lắm, năm nào Thiện không còn nhớ rõ, chỉ biết lúc ấy mẹ anh quan tâm đến cuộc sống tương lai của cậu con trai út vô lo nên bà đã cẩn thận dặn dò anh. Mẹ anh bảo: -Thiện à. Con đã lớn khôn rồi, không còn bé nhỏ nữa, phải biết lo cuộc sống tương lai, mẹ muốn con mua một căn nhà để sau này khi con lập gia đình có chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng. Ông bà ta thường nói “ An cư mới lạc nghiệp ”. Nghe con. Nghe mẹ nói Thiện chỉ cười cười không tỏ vẻ lời khuyên của mẹ có sức thuyết phục đối với anh.
10 Tháng Giêng 20209:18 CH(Xem: 16585)
“Đàn ông Mỹ sao lắm người tên John thế. John Wayne, John Kennedy, John Lennon, John McCain… gặp ông Mỹ, em cứ gọi đại là John, bảy mươi lăm phần trăm là trúng phóc.” Cô gái giụi đầu vào vai chồng, hít hà mùi thuốc cạo râu phảng phất trên vai áo anh, châm chọc. Bóp nhẹ bờ vai vợ, người đàn ông xoay đầu qua, cọ cằm vào đỉnh đầu phủ làn tóc mượt mà của vợ, hít hà, “Chính xác.” / “Tại sao anh lại tên John?” Cô gái hỏi. / “Mẹ anh thích đọc Phúc Âm của thánh John.” /
28 Tháng Mười Hai 201911:29 CH(Xem: 16735)
Bình An / Tên của tôi là do cha cô ấy đặt. / Sự hiện hữu của tôi là vì cô ấy mà có, tôi là một con robot.Tôi được chào đời vào một ngày mùa thu thật ảm đạm, lần đầu tiên thức dậy đập vào mắt là bầu trời xám xịt nặng những nước, nhìn xong tôi mới hiểu thấm thía cái cảm giác buồn bã, u sầu thường thấy trong thơ văn. Các bạn sẽ hỏi tôi làm thế nào một con robot mới được thành hình lại có thể có được cảm nhận như thế? Các bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa bởi vì trong bộ nhớ của tôi tích luỹ có lẽ còn nhiều hơn gấp mấy lần bộ nhớ của các bạn, những người bình thường. / Lần mở mắt đầu tiên, tôi đã có thể biết thế nào là mưa, là nắng, là bốn mùa. Tôi đã có thể nhận biết biển sâu, núi cao, năm châu, bốn bể và tất cả thủ đô của các nước trên thế giới. Tôi đã có thể biết kể chuyện cổ tích, hát những bài hát kinh điển, có thể chơi được những bài nhạc classique trên piano.
18 Tháng Mười Hai 201912:28 SA(Xem: 18840)
“Chị cho em ôm một tí...” “Vào đây. Ôm chị đi...” Thiếu phụ với tay chèn chăn cho hai con. Xoay người lại đón. Cậu lính trẻ rúc gọn vào ngực người đàn bà đang nuôi con nhỏ. Bộ ngực to dập dềnh ấm nóng. Mùi sữa thơm nức. Chút sữa thừa ứa ra lần áo. Cậu lính trẻ rúc mặt xuống, thè lưỡi nếm. Ngọt lành. Cái lưỡi mềm mại chạm vào đầu ti qua lần vải mỏng. Chỉ thế là đủ cho một dòng điện chạy xoẹt từ đỉnh đầu đến gót chân. Tê dại. Hai thân thể cong lên, dính chặt vào nhau trong vô thức. “Chị ơi...” “Em nhớ người yêu...”
14 Tháng Mười Hai 20191:04 SA(Xem: 17070)
“Đây là thành phố của những cây cầu. Cô thấy thơ mộng không?” - Giám đốc công ty bạn đang ở thế vừa là đối tác vừa cạnh tranh với chúng tôi đích thân lái xe đón tôi từ sân bay về trụ sở công ty ấy. Hoàng hôn đang đổ xuống sông Hàn lóng lánh. Tôi chợt nhớ Diên. Trước mắt nàng mà bày ra cảnh tượng đẹp đẽ này thì Diên vẫn như đã chết. Mắt nàng vẫn vô hồn, chiếc váy lụa vẫn rủ xuống tận gót chân lạnh lùng mướt mát.
23 Tháng Mười Một 20193:42 CH(Xem: 16419)
“Chú cho cháu bao nhiêu cũng được. Cháu chỉ cần chú giúp cháu mở hàng.” Giọng nói nhỏ nhẹ, mỏng mềm như trượt về từ một không gian xa lơ lắc. Tôi ngần ngừ, nhìn quanh. Một ngày mới thênh thang trước mặt. Nắng mới lên, vắt vẻo ngọn me già. “Okay chú nhé!” Vẫn cái giọng mỏng mềm. Tôi mỉm cười, nhìn xuống chân mình. Đôi giầy hôm trước lần mò cái ngõ hẻm lầy lội tìm người quen cũng lấm lem lắm rồi. Và cái chuyện mở hàng đượm nét dị đoan của chú bé mặt mũi ngây ngô thế kia gợi cho tôi sự tò mò. Cả đời tôi chưa bao giờ ngồi gác chân lên trước mặt ai. Dọa treo cổ tôi, tôi cũng không đưa chân mình cho người khác rửa. Nhưng thằng bé này làm tôi xiêu lòng.
23 Tháng Mười Một 20193:27 CH(Xem: 17484)
Trong suốt đời của Kagébayashi Miyuki, không có ngày nào ghi sâu đậm vào trí nhớ bằng cái đêm mùa thu 1950, đúng vào ngày lễ trăng tròn. Sau đại hội cho các cổ đông viên trong phòng họp danh dự của hãng, hãng luôn tổ chức một buổi tiếp tân nhỏ tại một trong những nhà hàng có tiếng ở vùng Nam Osaka. Giới giám đốc và quản trị được mời tham dự. Mùa thu năm ấy đã không là ngoại lệ.