- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mùi

19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 33437)

Mùi 

Con đường mỗi ngày tôi lái xe đến sở làm trên 25 năm qua, vài năm gần đây dọc hai bên đường, rừng thưa dần, ruộng rẫy, nông trại biến mất, thay vào đó là nhà cửa, khu thương mại và xưởng ốc mọc lên. Xác mấy con thú nhỏ bị xe cán trên đường cũng thưa dần, hoạ hoằn lắm mới thấy một chú sóc đen bẹp dí hoặc chú chồn mướp mập lù nằm vô hồn với bộ lông mướt rượt, phất phơ trong nắng lung linh. Những lúc đó, lòng tôi lại bồi hồi, xốn xang và có ý… mừng thầm. Không phải tôi mừng thấy mấy con thú hoang nhỏ bé, hiền lành, vô tội bị xe cán chết mà tôi mừng là vì mỗi lần nhìn thấy chúng, như mấy chục năm nay tôi vẫn quen mắt nhìn thấy, lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái; cái an nhiên chạy theo tôi suốt dọc đường đến sở hay về nhà.

Như sáng nay chẳng hạn. Vừa chạy qua khỏi dốc cầu nghĩa trang tôi chợt thoáng ngửi được… mùi thú hoang mà đã lâu tôi không còn ngửi thấy. Lập tức tôi nín thở rồi hít hít vô mấy cái. Một thoáng nghi ngờ về mùi vị tan mau. Sau khi xác định đó không phải là mùi… tử thi tôi khoan khoái vươn vai, rướn cổ, phồng mũi ra hít thật sâu vào lồng ngực cái mùi mà đã hơn năm sáu năm trời tôi không ngửi được mùi của nó hay nhìn thấy nó: con skunk.

 

"Tây Sẹo"

 

"Tây sẹo" là hỗn danh của cố hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây. Gọi "Tây sẹo" vì trên mặt anh có một vết sẹo in đậm từ gò má trái kéo dài xuống cằm. Vết sẹo làm gương mặt Tây lai đẹp trai của anh trông "ngầu" hơn. Nhưng thật ra Lê Văn Tây rất hiền lành và vui tính. Tây sinh quán tại Banmêthuột, có cô em kế tên Đầm, một thời là vợ của Nguyễn Đức Tấn, cố Trưởng du ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Hồi học ở bậc Tiểu học rồi lên Trung học đệ nhất cấp, Tây và tôi chơi với nhau rất thân. Cuối tuần thường rủ thêm năm ba thằng bạn đi đá banh, bắn chim, câu cá hoặc tắm hồ, tắm suối. Về sau có thằng theo gia đình đổi lên Đà Lạt, thằng thì chuyển trường theo mẹ ra Pleiku, còn tôi về Sài Gòn trọ học. Không hẹn mà rã đám. Tuổi trẻ vô tư lự mau quên nên có lẽ tôi cũng như tụi nó, khi không còn gặp nhau thì chẳng thằng nào nhớ tới thằng nào. Cho đến năm 1970, tôi trở về quê quán dưới hình thù của một anh lính thời chiến khi có chút thì giờ thì đến sinh hoạt với Đoàn Du Ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Gặp Đầm, cũng là thành viên Du Ca, tôi thăm hỏi mới biết Tây đã là thủy thủ.

Tháng Giêng năm 1974, lúc đóng quân ở Vịnh Cam Ranh, tôi nghe tin tức trên đài cũng như đọc báo thấy hình ảnh hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây, một trong 59 chiến sĩ Hải quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, làm tôi giựt mình. Thì ra là "thằng Tây sẹo!". Bạn bè cùng trường thời thơ ấu lớn lên trong chiến tranh đã lần lượt gục ngã ngoài chiến trường vào mùa hè đỏ lửa 1972 một Thiếu úy Bộ Binh Phan Hồ Khánh, một Thiếu úy Thiết Giáp Lê Văn Lai, một Thiếu úy phi công trực thăng Luân Đôn, một Trung sĩ nhất Tiểu Khu Daklak Đỗ Đặng Nhiễu; đứa sống sót trở về như thằng Còn, thằng Xoài thì cụt què mẻ sức. 10 thằng tiêu hết 7. Bây giờ tới phiên Lê Văn Tây, tức "anh hùng Tây sẹo", người lính trẻ sôi nổi và lòng đầy nhiệt huyết như báo chí phong danh.

Chuyện mới đó thoắt một cái đã 34 năm ròng. "Thằng Tây sẹo", như ngày xưa tụi tôi thường gọi, nếu còn sống năm nay cũng đã ngoài 60.

Khi nhà thơ nổi giận

 

Có lần vợ chồng tôi lái xe đi Montreal cách Toronto khoảng 6 giờ đường xe, ăn đám cưới của con gái nhà văn Song Thao. Mỗi lần có dịp đến thành phố này chúng tôi đều ghé thăm gia đình anh chị nhà thơ Luân Hoán hàn huyên tâm sự và nghỉ qua đêm. Lần đi này gặp con cháu anh chị bên Mỹ về thăm nên chúng tôi qua nhà Bích, con gái út của nhà thơ nghỉ tạm trong một khu chung cư gần đó. Chồng Bích vui vẻ cười toe đưa cho tôi hai chìa khóa chung cư và chìa khóa cửa phòng ở tầng ba.

Tiệc cưới tàn về đến nhà trời đã quá khuya. Ngoài đường không một bóng người lai vãng. Lúc lui cui mở cửa vào chung cư thì ô hô, xoay trở cách nào, kiểu nào, kiên nhẫn mở đi, mở lại cách mấy vợ chồng chúng tôi cũng không tài nào mở được. Nhướng mắt nhìn đồng hồ đã gần 1:30 sáng. Lạ nước lạ cái làm gì biết đường xá, khách sạn ở đâu mà tìm, hơn nữa, giờ này không muốn gọi điện thoại làm phiền giấc ngủ của cặp vợ chồng trẻ hiền lành, tốt bụng, chúng tôi phom phom lái xe tới một góc khuất… ngủ đại. Cũng may cuối tháng 9 trời không đến nỗi… lạnh lắm.

Sáng ra vừa gặp mặt tôi nhà thơ "quạt" liền. Thì ra lúc giao chìa khoá, Dũng chồng Bích quên dặn làm sao để mở cửa vào chung cư. Người trẻ tuổi cười gượng "Biết ý một chút là chú mở được liền hà". Thì ra là vậy. Nhưng mà việc gì thì cũng đã xong rồi, chỉ còn bộ mặt của nhà thơ vừa liếc qua là làm tôi mắc cười. Đôi con mắt vừa trợn lên đã vội vàng dịu xuống. Cặp chân mày vừa nhíu lại liền giãn ra. Cái giọng gắt gỏng vừa phun ra phèo phèo mấy tiếng đã mau mau rớt lộp độp xuống nền nhà. Cái thoáng giận dỗi của nhà thơ chẳng những không làm ai phật lòng mà vợ chồng tôi còn nhe răng ra cười trừ. Chơi thân với nhà thơ gốc Quảng Nam này trên 20 năm chẳng bao giờ tôi nghe thấy anh nỡ giận ai bao giờ. Là vì bản chất của nhà thơ Luân Hoán vốn lương thiện từ cái thuở nhân chi sơ.

Hê hê! Chỉ có "rứa"thôi. 

Phan Ni Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14835)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14866)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14793)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15301)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17620)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19393)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13896)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16499)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15612)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15732)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.