- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CĂN PHÒNG 5 GIỜ 46 PHÚT

28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 16700)
DEM JAPAN-anh InternetĐêm Japan - ảnh Internet

 

Người ta đặt tên căn phòng đó là căn phòng 5 giờ 46 phút.

Chiếc đồng hồ cổ to màu trắng, rách bươm, chiếm hết 1 mặt tường được giữ chết đứng ở con số 5.46'.

Khi đi vào cửa chính của căn phòng, không ai để ý đến Sanae. Không phải vì bộ đầm đồng phục.

Màu xám.

Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong.

Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.

 Căn phòng có 2 cửa. Khách tham quan đi vào bằng cửa trước và ra về bằng cửa sau.

 Sanae đứng ở cửa trước. Người ta , bao giờ cũng thế, mãi nhìn chiếc đồng hồ, rách bươm đứng ở con số 5.46'.

 

Không ai để ý đến Sanae.

 

Mà cô cũng không có gì đặc biệt đáng để chú ý, gầy gò, da trắng xanh, mỏng như giấy lụa, đến thấy cả gân xanh li ti, đôi môi hồng nhạt, là những khi cô không mím lại. Tất cả đều nhợt nhạt, ở cô, tất cả đều nhợt nhạt. Chỉ có đôi mắt luôn cúi xuống, hàng mi dài, khác thường so với 1 cô gái vùng Osaka, khẽ rung rinh, in một nét tối mềm mại xuống gò má trắng nhợt.

 

Cô bị mù.

Không ai để ý đến một cô gái mù, trước căn phòng 5.46'.

 

Khi cửa phòng khép lại. Đèn tắt hết. Căn phòng chìm trong màu tối đen. Khoảng 5 phút.

Và máy chiếu bắt đầu xè xè.

 

Hắt ánh sáng loang lổ màu cam, hắt ánh sáng màu cam lên vách tường, khuếch tán hình ảnh cũng màu cam lên vách tường. Vách tường lắp ghép bằng những mặt kính hình tam giác, như tổ ong. Hình ảnh bị cắt ra những mảnh vụn, hình tam giác, như trong một tổ ong.

Và âm thanh bắt đầu dội ra từ dàn loa công suất cực đại sau lưng người tham quan, lan ra khắp các vách tường, dội lại, như sấm rền, trên núi.

 

Bắt đầu là tiếng còi hụ, lạnh tanh, át đi âm thanh bình thường của ngày thường, trên màn ảnh, trong 5 giây tiếp theo, những bức tường và căn nhà rùng rùng đổ xuống, tiếng kiếng vỡ loảng xoảng, đồ đạc trôi đi, bị bẽ gảy cong, và bước chân người hoảng loạn... Âm thanh dội vào tường, ép vào ngực.

  

 

Lửa đỏ loang ra, màu đỏ cam, vàng cam, loang hết tất cả 3 mặt tường bằng kiếng tổ ong. Lửa lem lém, lục xục. khói từng cột bốc lên cao, cao nữa, cao hơn những tòa nhà đang vặn vẹo và sụp đổ.

 

Rồi người ta nghe tiếng rúc của xe lửa, ồ, những năm đó, Shinkansen, những năm đó đã có Shinkanshen. Trong vòng 5 giây kế tiếp, tàu lửa lướt êm ru trên đệm từ qua đường cao tốc. Trong vòng 5 giây, những chiếc cột to là móng của đường cao tốc, như những cẳng chân người khổng lồ, chằn chặn cắm vào đất, bắt đầu ngã nghiêng, vẹo qua một bên rất chậm, như người khổng lồ bằng đất sét, vỡ vụn và ngơ ngác. Chỉ trong 5 giây. Con đường cong căng phồng như con trăn to vặn vẹo và lật úp.

 

Khi đó, Sanae bắt đầu khóc. Cô cong gập người lại, và khóc.  Rúc mặt vào hai tay, và khóc. Nước mắt nhỏ xuống, lặng lẽ, không một tiếng rên rĩ, chỉ có nước mắt, từng giọt to nhỏ xuống, ướt sũng, đọng thành vũng, trong hai bàn tay.

 

Khi người ta tìm ra cô, giữa mảnh vụn và khói của tro tàn từ toa tàu thứ 7 của chuyến Shinkanshen từ Osaka đi Kyoto, cô cong quắp người như thế. 10 tuổi, cong quắp người, khuôn mặt đóng một màn bụi màu xám, chèn dưới khuôn ngực ướt đẫm của cha cô. Trên cùng là mẹ cô, cũng ướt đẫm. Cô đã sống sót, giữa 4,600 người chết và 200 hành khác khô cong, phủ khói mụi, bị đứt gãy, đè bẹp dưới những thanh sắt nóng đỏ của tàu Shinkansen, như thế đó.

 

Cô sống sót, nhờ nằm dưới lồng ngực ướt đẫm nước của cha cô. Người ta không tìm ra nguyên nhân vì sao 2 xác người lại đẫm nước, nằm che chở cho 1 cô bé gái 10 tuổi, giữa những cái xác gẫy gập và khô cong.

 

Cô sống sót giữa 4,600 người chết vì trận động đất 7.3 độ richter ở Kobe lúc 5 giờ 46 phút ngày 17 tháng 1 năm 1995.

 

Nhưng cô vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy được màu đỏ cam của ánh mặt trời Kobe, cũng như màu đỏ cam của lửa. Cô bị mù, từ sau 5.46' ngày 17/1/1995.

 

Mù vĩnh viễn.

 

Chỉ có âm thanh, âm thanh dội vào bức tường 3 mặt kiếng, đè nặng lên ngực cô, ép dẹp cô mỗi ngày chừng đấy lần. Và cô khóc.

 

Cho đến khi đoạn phim kết thúc, những người khách tham quan, lặng lẽ, thẫn thờ và rõ ràng, bị chấn động ùa ra bằng cửa sau, vội vã ra khỏi phòng chiếu, chạy xa khỏi hiệu ứng chòng chành, rung lắc dưới chân và trên đầu, không ai nhìn thấy 1 cô gái, mặc đồng phục màu xám, cong gập người, úp mặt trong tay. Và khóc.

 

- Cô cứ khóc đi. Có tôi ở đây rồi. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

 Một bàn tay, dày và chắc, nâng khuôn mặt cô lên, úp vào ngực.

Ngay lập tức mùi ẫm ướt trên áo T-shirt đàn ông ùa vào cô. Mùi của cha cô. Mùi của nước. Mùi của 20 năm về trước. Của khói và của nước. Là mùi cuối cùng, cô còn lưu lại được, từ lồng ngực đàn ông của cha cô. Và cũng như thế, trong vòng 5 giây, trước khi toa tàu sụp xuống, cha cô ép khuôn mặt trắng xanh của cô vào ngực:

 

- Sanae, đừng sợ. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

Cô rùng mình. Trên ngực anh. Liên tục rùng mình.

 

- Mọi việc sẽ ổn thôi.- người đàn ông ấy nói, bằng thứ tiếng Nhật của người mới học. Nhưng rắn chắc. Trầm tĩnh.

 

Một tháng sau, khi ngồi trong lòng anh, úp mặt vào lồng ngực ướt đẫm ấy. Cô vẫn nghe anh nói, rắn chắc và trầm tĩnh.

 

- Sanae, Có anh ở đây rồi. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

Là khi ngón tay cô sờ vào mặt anh. Rờ rẫm, khám phá từng đường nét người đàn ông , duy nhất, dừng lại bên cô 1 tháng trước trong căn phòng 5.46'.

 

Rờ rẫm. Khám phá. Hơn là vuốt ve, hơn là âu yếm.

 

Cô muốn chắc chắn, bàn tay cô lưu lại hình ảnh của anh. Không như 20 năm trước, cô không lưu lại được, hình ảnh của cha mình.

 

Bắt đầu từ vầng trán. Sau món tóc quăn, có lẽ màu nâu sáng, đầu ngón tay của cô, với hơn 10,000 noron thần kinh xúc giác, và thay thế cho 5,000 nơ ron thị giác nữa, Cảm nhận được sắc nâu sáng trên tóc anh, một màu nâu nhẹ bỗng trên tay cô.

 

Đến cặp lông mày rậm, hẵn màu thẫm hơn.

Và đôi mắt. Kiểu mắt dài, nhưng hẹp, của 1 người Châu Á. Một người Việt..

Sóng mũi, cao và gồ ở chính giữa.

Bờ môi, dày dặn, đầy nhục cảm.

Và hàm răng, khi tay cô tách môi anh ra, tay cô len vào hàm răng, đều và chắc chắn.

Đến cái cằm, vuông vắn, góc canh về hai bên, nhẵn nhụi, thoảng mùi của nước.

 

Nước. trong trẻo. chỉ là nước.

 

Mỗi một ngày sau đó, cô đều ngồi chờ trước cửa cho đến khi anh đi làm về. Trong mùi nước tràn ngập không gian, anh nói:

 

- Sanae, anh về nhà rồi! Mọi việc sẽ ổn thôi!

 

 

UYÊN LÊ

(Aug 18-2019)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 20197:07 CH(Xem: 18157)
Anh vừa ra được tập thơ. Tiền đi vay, lãi suất năm phần trăm. Trên đời này, hiện giờ không có gì rẻ hơn thơ và khốn khổ như nhà thơ phải ôm sách của mình đi bán lẻ. Khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản, anh nghĩ, việc giải quyết "đầu ra" sẽ tính sau, trước mắt làm sao có được sách đã. Đến khi cầm tám trăm cuốn Đối thoại với dòng sông trong tay anh mới thật sự hiểu thế nào là kinh tế thị trường. Anh nhẫn nhục mang thơ đi phát hành. Bán khắp mọi nơi, bán cả ở những chỗ người ta nhiều tiền nhưng không hiểu thơ và chẳng cần thơ. Cái năm phần trăm của bảy triệu hàng tháng thúc bách anh. Tại một trường phổ thông trung học, khi anh nhờ mua giúp hai chục cuốn, ông hiệu trưởng lật xem qua rồi bảo :" Chúng tôi sẽ vận động các em mua". Ba tuần sau, anh trở lại, ông hiệu trưởng khả kính mang ra chồng sách phủ dầy bụi, nói như người có lỗi :" Ông thông cảm, học sinh bây giờ không thích thơ
09 Tháng Tám 201910:17 CH(Xem: 19524)
Nghe tiếng cót két dưới sân, tôi biết ngay thằng bạn trời đánh vừa tới. Chiếc xe đạp khô dầu, nói bao nhiêu lần là chỉ cần xịt vào đó chút dầu hoặc không có dầu thì quết lên sợi dây xích chút mỡ bò là trơn tru, mà cái thằng nhất định không nghe. Tiếng cót két cứ như tiếng nghiến răng của bà hàng xóm lúc ngủ mê, nghe đến nổi cả gai ốc.
08 Tháng Tám 201912:02 SA(Xem: 18571)
Tiếng bánh sắt siết trên thiết lộ đêm khuya hay không gian yên tĩnh của sân ga luôn có một sức hút lôi cuốn, thỉnh thoảng không có cơ hội cho một chuyến đi nào, tôi thường ra sân ga chỉ để ngồi thu lu một góc nào đó mà cảm nhận sự đoàn tụ và chia ly. Chẳng vì lý do gì hoặc có thể trong cuộc đời mình mát mát quá nhiều, đưa tiễn quá nhiều mà người ở lại luôn là người buồn hơn.
06 Tháng Tám 201912:28 SA(Xem: 22158)
- Tôi có thể ngồi chung bàn với chị được không? Quán hôm nay đông quá! Hắn bưng dĩa cơm chay trong chiếc đĩa nhựa xanh rẻ tiền khom lưng đứng trước mặt người đàn bà. Người đàn bà nhẹ nhàng ngước lên, đôi mắt đầy thảng thốt : - Không được. Tôi đang chờ một người quen. Hắn quay lưng bước đi, miệng lầm rầm cáu kỉnh: - Ăn chay mà cũng giành chỗ!
03 Tháng Tám 20199:42 CH(Xem: 20241)
Tôi thường hay đọc những câu chuyện của nhiều tác giả lạ quen trên các trang web văn học hoặc trên trang mạng xã hội Face Book, có những câu chuyện rất hay của nhiều người viết văn không chuyên với lối kể chuyện thật thà, đơn giãn nhưng sâu sắc. Một người phụ nữ đã lớn tuổi thường hay nói về nỗi buồn đời mình. Hình như người ấy độc thoại, viết cho mình chứ không phải cho một ai khác, tôi nhận ra điều này bởi vì không thấy người ấy trả lời hay “like” hay hỏi ai đó trong những bình luận. Trong bất cứ bài viết nào cũng vậy, một người phụ nữ lạ lùng, bí ẩn có “nickname” nguyetnga Một hôm, tôi đọc được đoạn văn, chợt giật mình nhận ra có điều gì đó gần gủi quá, và dường như nhận ra mình trong đó
31 Tháng Bảy 201910:24 CH(Xem: 17729)
Đám người xếp hàng dài trước cái quầy gỗ. Mùa hạ, thành ra trời ẩm và nóng nực. Hắn giũ nhẹ cổ áo cho chút gió hiếm hoi lùa vào cái lồng ngực đã bắt đầu hom hem. Hắn cứ tưởng tượng thế. Thực ra hắn còn trẻ. Mới ngoài ba mươi mà già nỗi gì. Nhưng mà nhìn cuộc sống trẻ măng ở chung quanh, hắn cứ thấy mình đã bị đẩy ra ngoài khung cửa của những cuộc vui hoang loạn tuổi trẻ.
28 Tháng Bảy 20198:48 CH(Xem: 19885)
Hắn vốn chưa bao giờ tin ở Định Mệnh. Nhưng, thời gian qua, có những sự việc buộc hắn dần phải tin vào một thứ lý lẽ của Trời Đất mà hắn thường cho rằng chỉ tồn tại trong văn chương cổ… Mọi sự lại bắt đầu bằng chuyện của người hàng xóm. Gần một năm nay, hầu như lần nào cũng vậy, cứ thấy hắn về tới cổng, chàng thanh niên nhà bên cạnh lại vội nhảy ra vồn vã, hồn nhiên: - Anh ơi, đã xin được việc cho em chưa? Hắn chỉ biết gượng nở nụ cười chó thui để khỏi dội nước lạnh vào hy vọng của thằng bé. Gọi là thằng bé thì quả quá đáng, vì cậu ta cũng hơn 30 tuổi, có điều tâm trí ngây thơ như một đứa trẻ mười hai chốn quê rừng.
25 Tháng Bảy 20199:26 CH(Xem: 20854)
Hai năm trước trên chuyến bay đi Bắc Mỹ từ Saigon, tôi đã nhặt được quyển nhật ký viết dở dang này. Hẳn là của một cô gái. Một cô gái đang yêu. Mãi đến hai năm sau, trong một nỗ lực hầu như là tuyệt vọng kiếm tìm tung tích của chủ nhân quyển nhật ký này, tôi mới đăng những trang nhật ký này lên, hy vọng cô gái chủ nhân của quyển nhật ký sẽ đọc thấy. Và có hai khả năng xảy ra: Hoặc cô gái ấy còn yêu và còn buồn, cô ấy sẽ tìm tôi để nhận lại quyển nhật ký. Hoặc cô gái ấy đã hết buồn và hết yêu (hoặc là bắt đầu một tình yêu khác vui hơn), cô gái ấy đã quên những gì mình viết ra trong ngày buồn. Quyển nhật ký sẽ vẫn ở lại với tôi.
19 Tháng Bảy 201911:12 CH(Xem: 18781)
Tôi cố nén những giọt nước mắt…Đó là ngôi nhà hai tầng nằm ngã ba phố chợ. Trước nhà có hai cây Phượng Vĩ già cỗi, dưới cội cây rêu xanh đặt dăm ba chiếc bàn đón khách uống ly đá chanh ngồi tránh cái oi bức trưa hè, hoặc nhâm nhi ly cà phê chiều tàn mà ngắm nghía cái xô bồ cuộc sống. Lan can lầu treo mươi chậu Lan. Nơi chúng tôi thường tụ tập với nhau, cùng học hành, cùng vui chơi và cả những giận hờn vu vơ tuổi mới lớn.
18 Tháng Bảy 201912:24 SA(Xem: 19038)
Thật ra thì đầy đủ là phải thế này: Giang Đình Tinh Anh, con trai Giáo sư Kê, cháu nội ông cố bí thư tỉnh, cháu ngoại ông cố bộ trưởng nông lâm. Thế nên Giang Đình Tinh Anh là hậu duệ “xịn”. Chứ không phải hậu duệ “đểu”, không được chính danh lắm như tay cựu Viện trưởng hàn lâm súc sản, đương kim thượng thư Bộ Dục- Văn- Giao, Hầu Văn Hạ, à quên, nhịu: Hùng Văn Hạ!