- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM MAI ANH ĐẾN NHÉ

25 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 23714)
NGUYEN TRI 2- 2018
Chân dung Nguyễn Trí 2018

                                    

 

-                     rừng về - Lâm nói – đương nhiên bọn tao phải ăn nhậu cho đã đời sương gió. Vài tháng lăn lộn trên non cao đủ thứ khát thèm chứ bây tưởng chơi sao? Sau ngà ngà hơi men thì cái khoản kia dứt khoát phải tới luôn bác tài…

    Khoản kia tức cái bản năng cơ bản đang bị ức chế. Đã là con người, đói phải ăn, khát phải uống, thiếu thốn phải khát thèm ấy lẽ tự nhiên. Yêu ư? Đó là điều càng không thể thiếu khi đã là động vật. Tiền trong túi, Lâm lang thang ra đầu bờ cuối bãi – nơi mà – ma nữ đa tình hoặc đứng hoặc ngồi hoặc tản bộ. Trên môi các cô luôn lập loè đốm lửa ma trơi, một dấu hiệu để mời khách mua tình: “ tay em đây mời khách ngã đầu say…”

       Lâm để ý đến một ma nữ đang tản bộ. Vắng lắm. Thuở mà đường phố, ban ngày xe cộ còn không có thì khuya đêm lặng như tờ. Một cô đứng ở cột đèn mời gọi – đi không anh? Lâm lướt qua. Thêm một cô khác vẫn câu mời ấy. Ngắn gọn và súc tích. Nhưng Lâm đang quan tâm đến cô gái đang bước. Cô ta đi, rồi dừng lại, chừng như băn khăn, như bồn chồn, như đang có cái gì đó bấn loạn. Và – quan trọng nhất – trên môi cô không có đốm lửa ma trơi. Lâm không thích đàn bà hút thuốc lá, bởi Lâm không bao giờ cầm vào điếu thuốc. Và khi đụng vào môi một kẻ hút thuốc thì kẻ không hút sẽ mất sạch thú yêu đương. Lâm bảo vậy.

Lâm theo cô gái đã nói và nhận ra cô không bán tình. Vì Sao? Vì mặt cô được phong kín bởi một chiếc khăn. Chả cô gái bán tình nào lại che mặt cả. Nhưng cái dáng mảnh khảnh và mái tóc dài quá vai của cô làm Lâm nhớ đến tình đầu tan vỡ. Tình ôm cầm theo thuyền khác vì Lâm rách quá. Lâm không trách chi tình nhưng vẫn còn yêu. Lý do là sau khi tình đầu tan tành, Lâm chưa được ai yêu lại lần nữa cũng vì… rách. Thời buổi hạt gạo là hạt ngọc Lâm không có gạo thì lấy đâu ra ngọc để dâng tình? Lâm băng rừng lội suối tìm trầm mong một ngày được ngọc, nhưng ngọc không có trên rừng. Thực là vậy.

Có rượu nên chả ai không bạo dạn:

-                     Sao một mình buồn thế em?

-                     Tôi… tôi… tôi … - cô lắp bắp - tôi chỉ muốn đi dạo một chút…

-                     Anh đi với em nhé?

-                     Không… mà… vâng… cám ơn anh…

   Cả hai đi dọc theo con đường vắng. Xa xa vẫn còn ánh sáng từ những ngọn đèn Măng-sông của những quán ăn chờ khách muộn như Lâm:

-                     Chúng ta ăn khuya một tí gì nhé? - Lâm mời.

-                     Không… cám ơn anh… tôi không quen ăn khuya.

    Cũng lạ. Thời cơm cao gạo kém. Nếu bán tình thì chả cô nào từ chối một lời mời:

-                     Hay uống một chút gì vậy?-

    Lâm nài nỉ. Anh rất muốn xem mặt cô gái. Cô nói dịu dàng và âm thanh dễ thương ắt phải là một gương mặt đẹp. Nhưng cô lại lắc đầu. Cả hai song song bên nhau đi vòng lại. Đến lần thứ ba cô gái lên tiếng:

-                     Em phải về. Cám ơn anh đã đi dạo cùng em. Hôm nay bổng nhiên em buồn quá.

-                     Nhà em ở đâu? Anh đưa về được không?

-                     Vâng… cám ơn anh. Cũng gần đây thôi.

   Lâm nghe vui trong lòng. Trong óc nghĩ cô gái sẽ mời mình vào nhà uống ly nước chả hạn. Cô ta ở với ai? Chồng cô đâu? Con? Cha mẹ? Có người thân nào không mà cô phải trên đường vắng một mình? Ái chà… Mãi nghĩ suy nên Lâm không biết mình bên cạnh cô gái đã bao nhiêu thời gian và đi bao nhiêu mét đường:

-                     Nhà em đây anh.

   Lâm đứng lại và… cầu được ước thấy:

-                     Anh vào uống ly nước nhé. Em mời.

      Cô mở cổng. Qua một khoảng sân là một căn nhà xây tô tương đối bề thế bởi có lầu. Ngay lập tức Lâm nhận ra sự hèn kém của mình với cô gái. Cả một đời cho đến lúc nầy Lâm vẫn đang nhà tranh vách đất. Lâm thấy mình lỡ bộ nhưng không thể rút lui bởi cô gái mở cửa nhà. Bên trong là ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn Măng-sông. Thời đèn hột vịt làm chủ mà sử dụng loại đèn nầy là dạng quý nhân. Đập vào mắt Lâm là một phòng khách cực kỳ lịch sự. Có sa-lon và tủ rượu. Trên tường là những bức tranh hình thù méo mó của Lập thể xen lẫn Thuỷ mặc của Trung hoa. Lâm ngây ra ngắm nhìn:

-                     Anh ngồi đi.

   Lâm ngồi xuống sa-lon nhận từ tay cô gái ly rượu. Loại ly thuỷ tinh có đế mà ngữ rừng rú như Lâm chưa bao giờ được nhúng môi qua. Và chất lỏng trong ly cực kỳ tuyệt diệu. Hơi men xông lên ngây ngất. Anh uống một hơi theo cái kiểu trăm phần trăm của giới chức dưới đáy cuộc đời. Cô gái rót vào ly của Lâm một lần nữa rồi ngồi xuống cạnh anh. Lúc này cô tháo khăn che mặt. Lâm ngây ngất với nhan sắc tức thì. Đôi mắt trữ tình và rượu của trận nhậu với bạn rừng chưa vơi bây giờ lại tiếp tục làm Lâm ngộ nhận. Anh tưởng đang bên mình là kỷ nữ nên choàng tay qua vai cô.

    Lâm hôn lên môi cô và cô gái cũng cuồng nhiệt đáp trả. Một lúc lâu cô ngã đầu ra và nói:

-                     Em tắm đã nhé

                                                              ***

        Lâm sửng ra như trời trồng.

   Tuy Phú Xuân chưa trải Đồng nai chưa từng nhưng suốt một giãi Trường sơn với biết bao trăm đắng nghìn cay, cơm chan nước mắt và nước mắt trộn máu với Lâm là không ít. Nhưng sự kiện hôm nay thật kỳ lạ. Một người đẹp trong căn phòng sang trọng cứ như đang trong một bộ phim nào đó chứ không hề thật. Lâm phải tự vỗ vào mặt mình xem thử thực hay mơ. Là thực. Đúng vậy. Bằng chứng là có tiếng hát và tiếng nước chảy trong buồng tắm vọng ra. Tiếng hát cô gái mơ hồ như gió thoảng. Cô hát bài “Nước mắt mùa thu” của Phạm Duy: “ Nước mắt mùa thu khóc cho cuộc đời, một đời ca sĩ hát trong buồn tênh. Người xây ngục tối, tình yêu lừa dối…” Lâm nâng chai rót vào ly, tự do uống như đang ở nhà mình. Rượu ngon quá, thơm quá, nồng nàn quá… ai mà cưỡng được cái sự sướng cơ chứ? Con thú tật nguyền trong Lâm thức giấc. Nó nghĩ, giường chiếu mà có tí men sẽ dễ dàng cùng nhau nhập lên tận đỉnh của Vu sơn.

    Và rồi cửa phòng tắm bật ra. Cô gái – lạy thánh A la đến bây giờ Lâm vẫn chưa biết tên – bước ra. Cô vận một chiếc váy ngủ dài đến chân. Váy mõng như tơ và bên trong hoàn toàn không nội y. Nàng bước nhẹ như sương như gió, hay là rượu hơi quá nên Lâm đã nhìn ra vậy? Tất cả ngồn ngộn, ngồn ngộn từ tóc tai môi má đến ngực đến cả bàn chân. Gã thợ rừng ngớ người nhưng không có thời gian để ngắm nhìn tuyệt hảo vì nàng đã đến trước mặt với nụ cười Mona-Lisa. Lâm nắm tay nàng đứng lên và bước theo. Nàng kéo Lâm đến chiếc cầu thang bằng gỗ. Mắt thợ rừng biết ngay gỗ quý. Lâm đi sau và chả hiểu làm sao vào lúc ấy, cái đầu của gã thợ rừng đếm từng bước uyển chuyển của mèo đêm. Anh đếm được mười ba bậc là ngoặc về tay phải, thêm mười ba bậc nữa, cả hai đi theo một hành lang rồi dừng lại trước một căn phòng và cô gái đưa tay xô nhẹ cửa.

      Trong phòng là một ngọn nến to bằng cổ tay đang toả sáng. Ánh sáng cho Lâm thấy rõ phòng ngủ rất sang trọng. Một chiếc giường với đầy đủ chăn đệm và gối. Nàng đưa Lâm đến và tự ngã xuống. Lâm ngã theo lực kéo của bàn tay cô. Cô gái kéo tấm màn che giường ngủ. Thợ rừng ôm lấy tiên nương và như một con hổ đói mồi – mấy tháng trên núi thì quá đói chứ đói thường sao được - con thú xuất đủ mọi chiêu thức của thằng người độc thân vui tính đang ngưỡng ba mươi xuân.

     Biển động một lần. Động thêm lần nữa. Và lần nữa.

      Đã đời rồi Lâm nhắm mắt. Giờ nầy mà đánh một giấc là ngon nhất trần ai khoai củ. Nhưng đầu cô gái rời cái gối là cánh tay của Lâm và, tuy mắt nhắm nhưng Lâm cũng thấy cô sẽ sàng ngồi dậy. Nhìn Lâm một lúc lâu rồi đứng lên, khoác hờ chiếc váy ngủ mõng như sương và bước. Nàng đến một cánh cửa đối diện với chỗ nơi Lâm nằm, kéo cánh cửa ra rồi nhìn vào bên trong một lúc lâu. Rất lâu.

    Sau đó – khép hờ cánh cửa - nàng bước về phía trái của phòng ngủ. Một cảnh cửa khác bật ra và nàng biến mất.  Lâm nằm yên lắng tai nghe. Có tiếng nước chảy. Tắm. Nàng đang tắm. Bất giác Lâm nhìn về cánh cửa đang khép hờ - nơi mà – nàng đã nhìn vào rất lâu. Cái gì trong đó mà nàng nhìn lâu thế nhỉ? Chả biết nghĩ làm sao mà Lâm bật dậy. Nhẹ nhàng như một con mèo hoang gã trai đi về phía cánh cửa và đưa mắt nhìn vào. Bên trong vẫn lập loè ánh sáng của đèn sáp.

Lâm ngây người sửng sốt.

      Bên trong là một xác người đang lủng lẳng, sợi dây thòng lọng được cột vào cây xà nhà. Mặt của xác chết quay về phía Lâm. Hai con mắt như lòi ra và cái lưỡi thè lè nhưng bị hai hàm răng cắn chặt lại. Lâm thấy rõ cái lưỡi. Thợ rừng ớn lạnh toàn thân. Trời ơi! Cái gì thế nầy? Não bộ Lâm chừng như tê liệt. Một cơn gió mạnh thổi đến làm bật cánh cửa sổ. Cái xác lủng lẳng bị gió làm xoay tròn. Lâm thấy cái tai, cái ót rồi lại lỗ tai rồi cái mặt đang lè lưỡi. Cái xác từ từ xoay… trời ơi.! Thật khủng khiếp. Lâm như bị ngạt thở.

Nếu không có tiếng hát vang lên trong buồng tắm đảm bảo Lâm chết thiệt. Vẫn bài Nước mắt mùa thu: “ Người xây ngục tối, tình yêu lừa dối, giọt mưa tìm tới, để chia làm lỗi, với người…. hoài … trinh…nước mắt mùa thu… khóc thân phận người…

    Sơn lui về và ngã ra giường. Mồ hôi trán toát ra lạnh buốt. Một mắt Lâm nhìn về buồng tắm, mắt còn lại nhìn căn phòng có cái xác đang treo. Gã chả biết phải làm chi trong hoàn cảnh này. Và… từ buồng tắm nàng bước ra, vẫn đẹp và thơm lừng lựng. Mùi nước hoa tràn ngập căn phòng. Nàng đến bên chiếc bàn, tay cầm một quả cam và lưỡi dao gọt trái cây đi về giường ngủ. Lâm bật dậy:

-                     Anh ngủ đi. – nàng nói.

-                     Anh về em ạ.

-                     Khuya rồi. Mai hẵng về.

-                     Không – Lâm đứng dậy trên tay là chiếc quần dài – anh phải về.

-                     Vâng… mai anh đến nhé. Em đợi ngay chỗ cũ nhé.

-                     Ừ. Mai anh đến.

   Nàng ôm lấy Lâm và hôn một nụ. Tay vẫn lăm lăm mũi dao.

   Lâm mặc vội áo quần rồi phóng xuống thang gác như bị ma đuổi. Ra cửa, ra sân, mở cổng. Lâm làm như một cái máy rồi cứ thế mà phóng. Vận động viên nước rút bây giờ cũng không nhanh bằng. Chạy. Chạy. Chạy.

                                                         ***

    Cả bàn nhậu trố mắt lắng tai nghe:

-                     Rồi sao nữa – một bợm nhậu hỏi.

-                     Hết rồi.

-                     Hết gì ngang phè vậy cha?

-                     Thì tao hạ sơn ngang đường. Hôm sau lại thăng nên có sao tao kể vậy.

-                     Sao mày không ráng ở lại một bữa coi thử ra sao?

  Một gã khác:

-                     Xạo… tao đếch tin. Con nhỏ đó hoặc là ma hoặc bị điên nên mới lôi mày về nhà… mà cũng không thể điên được. Chỉ có ma… mày ngu quá. Gặp tao hôm sau tao lại đến.

-                     Vô lý quá – một gã khác tiếp tục – nhà có người chết vì treo cổ mà ra đường rước trai về để giết luôn thì tao tin chứ chỉ để làm tình là vô lý. Mà nó giết để làm chi? Ông là ông đếch tin.

-                     Không tin thì thôi tao đâu có buộc.

   Tôi cũng là một thành viên trong bữa nhậu. Tôi cũng từng ngậm ngãi tìm trầm. Cái nơi Lâm hạ sơn tôi cũng đã đến. Con đường vắng nơi tình đến bởi mua bán trao đổi tôi cũng đã qua rồi. Cô gái mà Lâm nói đến tôi cũng có gặp. Nhưng công nhận thằng tên Lâm nầy xạo quá. Đường phố ấy có một cô gái điên vẫn đi lên đi xuống và khi đứng lại thì cô hát bài: “Nước mắt mùa thu”.  Cô xinh xắn và có giọng hát hay. Thương cảm quá tôi đi theo về nơi cô cư ngụ.

         Đó là một ngôi miếu bị bỏ hoang.

NGUYỄN TRÍ

    

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14805)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14845)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14769)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15287)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17597)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19367)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13870)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16468)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15484)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15660)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.