- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chú Hề Làng

17 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 36891)

Chú ngồi một mình trong quán nước. Chung quanh, chẳng đèn xanh, đèn đỏ. Chẳng âm thanh vui nhộn trống, đàn. Quán vắng. Chú ngồi thu lu ở góc trong cùng. Không đội mũ. Không gắn râu. Không mặt quần áo thùng thình theo kiểu Sác- lô. Cạnh chú, trên bàn có chiếc túi xách như hành trang của một người đang chuẩn bị chuyến đi xa. Thế mà, vừa thoáng qua, trong bọn chúng tôi có đứa đã nhận ra chú ngay. Một đứa rủ rê:

-Vào xem. Hỏi thử chú hề tối nay sẽ biểu diễn tiết mục nào mới không?

Thấy chúng tôi vào, chú hề trợn mắt, ngửa đầu, duỗi chân tay cứng đờ trông ngộ nghĩnh như người nộm. Thường vui, gặp trẻ con, bất cứ lúc nào chú cũng có những trò đùa làm mọi đứa đều thích thú. Nhiều đứa hay sờ nắn cả người chú, cứ tưởng chân chú có lò xo. Dù chú chỉ là chú hề nghiệp dư. Nghĩa là một chú hề thỉnh thoảng xuất hiện góp vui trong những chương trình văn nghệ của huyện, xã vào dịp tết nhứt, lễ hội. Từ mấy năm nay, ai nấy đều quên bẵng tên thật của chú. Người ta gọi chú thật trìu mến: Chú hề làng!

Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, bọn chúng tôi đã nôn nóng tìm chú, gọi vang:

-Chú hề ơi, sao chưa diễn văn nghệ cho rồi? Năm nay dựng sân khấu ở đâu? Sẽ có bao nhiêu gian hàng giải trí hở chú?

Chú làm một công việc gì đó ở trong xã, nhưng chúng tôi cứ nghĩ, chú có đủ mọi quyền hành xắp xếp các trò vui chơi giải trí.

Tết đến "Hội mùa xuân" được dựng trên sân bãi mọi khi đá bóng. Có đến bốn, năm gian hàng bày ra những cuộc chơi ăn thua ly kỳ, hấp dẫn. Đêm đầu, chú hề biểu diễn trong chương trình văn nghệ ở bục giữa. Rõ ràng, từ lúc chú hề bắt đầu rời cánh gà xuất hiện trong lớp "chú hề" trước mắt công chúng thì cả làng quê mới thấu rõ trọn vẹn ý nghĩa mùa xuân. Chú nói, mọi người cười nắc nẻ. Chú không nói, chỉ nhếch râu trợn mắt hoặt đi giật lùi, mọi người cũng cười té lăn cù. Những đêm sau, chú chạy lưu động, quảng cáo hộ cho từng gian hàng một. Cứ mỗi lần chú về gian hàng nào thì hầu như khán giả tập trung về gian đó. Có chú mọi người thêm yêu quý đợi chờ mùa xuân. Có tình cảm mọi người, chú càng say sưa với công việc của một "chú hề làng".

***

Sau pha biểu diễn "xã giao" với chúng tôi, bất ngờ, chú hề trả lời:

-Ưa xem, chú sẽ biểu diễn chừ, còn tối nay chú nghỉ.

Cả bọn chúng tôi hụt hẫng, chộn rộn.

-Không phải, đó là mình chú nghỉ. Còn "Hội mùa xuân" vẫn tiếp tục đến cuối tuần.

-Chú nghỉ, ai còn ra đó làm chi nữa!

-Đừng nói bậy, không có chú cũng vui thôi.

-Nhưng vì sao chú nghỉ?

-Tại...

Chú hề ngần ngừ như có điều gì khó nói, rồi tảng lờ chuyển thành câu hát: "Tại trời xui khiến nên chúng mình xa nhau..." Giọng hát của chú cất lên lại càng làm chúng tôi mê mẩn, quên mọi thắc mắc. Với chú, bài hát nào cũng có thể xen vào được những tên người, tên vật quen thuộc ở miền quê. Cuối phần gặp gỡ, chú làm xiếc với chủ quán như thế nào đó mà trong tay có đủ cho chúng tôi mỗi đứa mỗi chiếc kẹo. Chú xoa tóc chúng tôi, dặn dò, sau này nếu gặp lại chú càng vui, nếu không gặp cũng đừng để ý làm gì.

***

Khó ai có thể hình dung "Hội mùa xuân" lại thiếu vắng chú hề. Thế mà điều đó đã xảy ra thật sự! Khán giả từ những nơi tụ đến tản mạn quanh quẩn các gian hàng một lúc rồi thưa dần, vì mất điểm tập trung. Bọn trẻ con chúng tôi thì được dịp chớp thời cơ chia nhau thay thế vai chú hề.

-Mời bà con ghé "dzô". Gian hàng của chúng tôi từ lâu được quý khách hoan hô. Bởi vì làm ăn rất đàng hoàng, không mưu mô. Lại có một cô gái chính hiệu làng Nam ô. Nào, hãy "dzô" quý bà, quý cô...

Những người phụ trách các quầy hàng hè nhau đẩy chúng tôi ra khỏi sân bãi. Mấy người lớn bỏ đi, chẳng để mắt vào cảnh ấy. Họ nói:

-Chắc chú hề đau ốm hay bận việc chi đột xuất. Để tối mai ra chơi vậy.

Nhưng rồi tối sau. Rồi... các buổi tối khác còn lại của mùa xuân vẫn biệt tăm giọng nói và dáng điệu của chú hề làng.

***

Hết tết. Hội hè trôi qua. Người lớn không còn ai bận tâm đến sự kiện đột ngột của chú hề. Chỉ có chúng tôi với nỗi băn khoăn ray rứt, không hiểu lời nói của chú hề hôm gặp ở quán nước. Chúng tôi ngóng tìm chú ở khắp nơi, kể cả ở xã nơi chú làm việc, vẫn chẳng hề gặp. Về sau, thăm hỏi mãi, chúng tôi mới biết đại thể: ở xã không cần thiết lắm cái công việc mà chú hề đã làm từ trước tới nay. Còn trong các buổi văn nghệ, người ta cũng cho rằng không việc gì phải có một chú hề cứ lải nhải những câu nói mà họ cho là lăng nhăng vô bổ. Nói tóm lại, người ta đã yêu cầu chú thôi làm hề, mà chú ngại chúng tôi thắc mắc dông dài, nên không nói rõ.

Vài năm sau, chúng tôi có tin chú hề đã theo người bà con đi làm ăn ở tận một miền đất xa xôi. Lại có tin chú đã gia nhập một đoàn kịch lớn và trở nên rất nổi tiếng. Không biết hai tin, tin nào là đúng. Riêng tôi, cho đến khi khôn lớn, từng đi đây đó, từng chứng kiến bao nhiêu chú hề tài danh biểu diễn, tôi mới thấm thía hiểu rằng, làng quê của chúng tôi đã bị mất đi một tài sản quý giá không dễ dàng tìm được. 

Trần Trung Sáng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 20214:08 CH(Xem: 11819)
Chúng tôi đang ngồi trên bãi cỏ ven bờ hồ Xuân Hương, ngắm mặt nước phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ. Bãi cỏ xanh dày mềm mại, sạch sẽ êm ái giống một chiếc đệm tuyệt hảo. Đầu tôi chợt nảy ra ý nghĩ, nếu bây giờ mà hai đứa tuột phăng quần áo, cùng nhau lăn lộn, làm tình trên đó thì thú biết bao. Nhưng trên con đường vòng quanh hồ, buổi sáng người xe vẫn thong thả qua. Không ồn ào gào rú như nơi thành phố chúng tôi sống. Những người, những xe lướt đi, tiếng động cơ như vọng về từ nơi xa lắm…
01 Tháng Mười Một 202111:35 CH(Xem: 11029)
Với thời gian, đất nước dung thân sẽ là mồ chôn của nền văn chương bại trận. Hết một thế kỷ, những viên ngọc văn chương chiến bại sẽ bị rong rêu phủ kín dưới đáy đại dương, trong ngõ ngách u tối của một chiếc tàu đánh đắm. Những người trẻ không cùng ngôn ngữ sẽ không ai tìm đọc những áng văn mượt mà óng ả của ông Catca. Có lẽ những nhà nghiên cứu sử sẽ dùng máy móc hiện đại để làm công việc dịch thuật nhưng làm sao máy có thể đọc giữa những hàng chữ để hiểu được thâm thúy câu truyện?
19 Tháng Mười 20217:06 CH(Xem: 12202)
Anh không mất công hay thì giờ gì mấy để làm quen với cô. Vài tuần trở lại đây, anh để ý thấy cô bắt đầu chạy trong công viên này và nhiều lần ngồi nghỉ ở cùng một chiếc ghế đá với anh. Cô không tỏ ra e dè gì khi phải chia chỗ ngồi với một người đàn ông xa lạ. Mỗi lần tình cờ cùng ngồi xuống băng ghế đá, cô đều nở một nụ cười khá thân thiện với anh. Nụ cười của cô đặc biệt ở chỗ là tuy rất dễ mến, nó không có vẻ gì mời gọi một cuộc nói chuyện nào cả. Nó không tắt ngúm ngay làm cho anh cụt hứng, nhưng nó cũng không kéo dài để anh có dịp bắt chuyện với cô. Tuy vậy, anh không muốn tỏ ra là một kẻ thiếu lịch thiệp, không phải đợi cơ hội mới cho thấy rằng mình cũng có khiếu ăn nói. – Chào mừng cô đến với công viên Griffith —Một hôm anh quyết định đi xa hơn những nụ cười xã giao.
19 Tháng Mười 20216:53 CH(Xem: 12179)
Ở làng tôi. Người đàn ông sáu mươi ba tuổi, sau một đêm ngủ vùi và không bao giờ đứng dậy được nữa. Nhưng người thân cố cứu sống ông ta bằng mọi giá . Vị pháp sư người Tàu được thỉnh mời , ông ta khẳng định rằng nếu cái xác kia vừa kịp chìm sâu vào trong bóng tôi chưa quá ba canh giờ. Ông ta và các đồng sự, từ chỗ này hay nơi khác, đã cứu được nhiều người trong một thể trạng như vậy. Khi cái xác vùng đứng dậy, mọi người trong gia đình, người thăm viếng than bằng quyến thuộc bỏ chạy tán loạn và những câu chuyện chết chóc , tang thương bắt đầu từ đó.
08 Tháng Mười 20219:45 CH(Xem: 12094)
Tháng Mười của lễ hội bắt đầu, người người tấp nập trong các cửa hàng, mặc kệ những cơn gió mang theo hơi lạnh giá của cơn mưa dầm của mùa thu, hay cái nắng vàng óng ả của những chiếc lá vàng đang bay trong gió lộng. Lòng đường đầy xác lá làm tôi nhớ đến cảnh người phu quét lá ở quê nhà, chiếc xe bằng gổ và cây chổi dài họ cứ quét và lá cứ rơi và gió cứ thổi tung và quay tròn rồi rơi xuống đường. Ngày cứ trôi qua và đêm đổ xuống trên những ngọn đèn vàng của những con đường đầy bóng cây và chiếc xe gổ cùng như người quét lá mang lại trong tôi một hình ảnh thân quen của thành phố Sài Gòn, nơi tôi đã sinh ra, lớn lên và ra đi để đến một miền đất khác. Tháng Mười mang theo khá nhiều kỷ niệm, của thời trẻ cho đến ngày già, Những ngày cuối thu mang theo chút tiếc nhớ của ngày xưa, dịu dàng hơn như một hớp rượu nho ướp vào mùa thu trước, cơn say dịu dàng như những âm giai trầm bổng trong một trường khúc concerto duy nhất của Jean Sibelius...
26 Tháng Chín 20218:35 CH(Xem: 11342)
Hôm hết đợt “3 cùng” chống dịch ở bên khu công nghiệp, Mìn, Lù, Phủ về phòng trọ không thấy Giắng đâu. Hỏi. Chị chủ bảo: “Mình nhận A Giắng làm em nuôi rồi. Đưa nó lên nhà trên ở cho tiện. Ở dưới một mình hôm nọ ốm đói suýt chết đấy.” / “Thế…thế… tối nay có ‘xúc than đóng gạch’ nữa không?” / Mặt chị chủ thốt nhiên đỏ bừng. Hạ giọng thì thầm: “Thôi. Từ giờ thôi nhé. Chuyện đâu bỏ đó coi như không có gì nhé.”
14 Tháng Chín 20218:20 CH(Xem: 10810)
Tay Giắng quờ quạng vơ vào ngực áo chị, miệng khô khốc nhóp nhép như bé con đòi bú. Giắng nhắm nghiền mắt thều thào: “nước ước…”. Chị nhìn quanh, cả phòng chả có cái gì gọi là nước. Cái xô nhựa đựng nước nấu ăn cũng khô rang lăn lóc góc phòng. Chị tắc lưỡi vén áo lên, kề bầu ngực căng mọng sữa vào miệng Giắng bóp nhẹ. Một tia sữa trắng thơm nức phun xuống đôi môi khô nứt. Giắng nhóp nhép nuốt. Rồi nuốt ừng ực. Chị áp cả bầu vú vào miệng Giắng. Nắn. Hết bầu này sang bầu kia. Giắng vẫn nhắm nghiền mắt nuốt. Khuôn mặt dần hồng lên. Chị nhìn xuống, mãn nguyện… / Giắng mở mắt ra. Nhìn. Hồi lâu. Bỗng òa khóc, ôm chầm lấy chị nức nở: “Chị ơiiiiii…”
13 Tháng Chín 202112:18 SA(Xem: 12685)
Nhà tôi ở lưng chừng đồi. Ngôi nhà nhỏ như tổ chim ghé vai dựa vào vách sỏi cách mặt đường ba chục bậc cấp ấy có một cây mộc hương bốn mùa lặng lẽ buông từ nách lá những nhánh bông li ti màu vàng ngà điểm đôi chấm ngả sang trắng sữa và một khoảnh sân bé xíu lát bằng những viên gạch gốm, màu men đất thâm trầm lấp lánh ánh đen. Đứng ở đấy, nhìn về phía trước sẽ thấy trọn vẹn một hồ nước mênh mông thấu cả đáy sỏi vàng – Hồ Bến Tắm. Giữa hồ có một hòn đảo rất lớn, tách biệt hẳn với đất liền vì con đường độc đạo dẫn vào đó bao giờ cũng chìm sâu trong nước. Mẹ tôi gọi đảo ấy là Đảo Mộc Hương…
24 Tháng Tám 202110:46 CH(Xem: 12943)
Tôi từ từ từ đứng dậy, như thoát ra khỏi một lớp vỏ nào đó, bước tới vài bước rồi quay lại nhìn chính mình. Tôi vẫn còn ngồi ôm đầu trên sofa, quằn quại trong đau đớn. Tôi bỏ mặc tôi ngồi đó để quay vào bên trong, bây giờ đã thấy trong người nhẹ nhàng đôi chút. Tôi bỏ lại cả cơn đau và cơn say, lướt đi như không chạm đất, lần về phía cái cầu thang gỗ dẫn lên căn gác xép. Mùi ẩm mốc của nơi ít người lui tới tràn ngập căn gác tối. Tiếng mưa vỗ trên nóc nhà nghe rõ mồn một. / Tôi bắt đầu lục lọi những món đồ đã từ lâu không đụng tới, không biết mình đang tìm kiếm gì. Mấy cuốn sách cũ bay mùi ngai ngái. Vài tập nhật ký bám đầy bụi. Những album ảnh dày cộm, chất chứa biết bao nhiêu nhân vật trong đó, người còn, kẻ mất. Tôi thẫn thờ lật qua vài trang bất chợt, những quãng đời đã qua như từng phân đoạn trong một cuốn phim dài, lúc thì đen trắng, lúc thì nhiều màu sắc, hiển hiện như chưa bao giờ mất đi. Cơn mưa hiện tại vẫn còn rạt rào trên mái.
17 Tháng Tám 202110:48 CH(Xem: 10711)
Vòng quay trái đất hai mươi bốn giờ một ngày, ba trăm sáu mươi lăm vòng một năm, ba ngàn sáu trăm năm mươi vòng mười năm. Vòng quay thời gian nhớ thương, đợi chờ, tuyệt vọng. Vòng quay bánh xe ra đi chắc nàng còn ngủ say, vòng quay bánh xe trở về không biết nàng giờ ra sao.