- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM Ở BIỂN ĐÔNG

07 Tháng Hai 20172:11 SA(Xem: 26479)

 


20170103065050-da-vanh-khan-ehzq
đảo Đá Vành Khăn


( Như một nén tâm hương…)

 

 

 

Đêm hôm nay trăng sáng. Mặt biển êm ả chỉ lăn tăn gợn sóng. Hộ tống hạm HQ10 Nhật Tảo đã vùi dưới đáy biển trên 40 năm, đêm nay dường như đang giũ mình lấp lánh dưới đáy trăng.

 

Như mọi đêm, hạm trưởng trung tá Ngụy Văn Thà điểm danh, giọng âm âm lất phất trong ánh nước :

- Nguyễn Thành Trí

- Có !  - Thiếu tá hạm phó dáng vẻ thư sinh, đứng lên trên chiếc chân còn lại dõng dạc.

- Hoàng Duy Thạch

- Dạ có… Thưa trung tá, xương cốt của tôi bị bùn cát vùi quá sâu rồi.

Một giọng rổn rảng phía sau vang lên :

- Đù má ! Vùi như vậy mới còn nguyên vẹn. Không hiểu vì sao tướng tá tôi to như thế này mà xương cốt nhẹ tênh tênh, trôi đầu một nơi tay chân một ngã.

Một con cá vừa nghiêng mình, ánh vảy bạc chui qua lỗ thủng trên ngực đầy rong rêu của thượng sĩ người nhái Đinh Hữu Từ.

- Nguyễn Thành Trọng – Người hạm trưởng tiếp tục

- Có.

- Phạm Tiến Chung.

- Có.

- …

- …

- Người cuối cùng, người thứ 75…

Giọng trung tá Thà bỗng ngèn ngẹn :

- Chúng ta vừa mới tìm được trung sĩ Phạm Ngọc Đa, anh đã cô độc trôi nổi trên biển những 42 năm nay.

Bóng một người lướt thướt đi lên, tái nhợt. Anh ta ôm từng người và khóc :

- Các anh tề tựu ở đây, dù lạnh lẽo nơi đáy biển vẫn còn có chiến hạm tránh mưa tránh nắng. Riêng tôi thân xác trôi dạt ba ngày nhưng hồn phách phiêu linh nơi đầu gềnh cuối thác, cho tới nay mới tìm được các anh.

Tiếng khóc râm ran vang lên. Đàn cá vội dạt ra xa.

 

Hạm trưởng Thà ngửa mặt lên trời :

- Các anh em có nghe mùi gì đang thoảng đến không ? Mùi gì mà trên 40 năm nay chúng ta mong đợi mà chưa được một lần thưởng thức ?

 

- Mùi hương hoa ! – Lại gã người nhái họ Đinh to xác mau đói trả lời.

 

- Phải rồi ! – Hạm trưởng xúc động : Từ đất liền tưởng niệm chúng ta. Ba miền đất nước đang tưởng niệm chúng ta. Sài Gòn, Đà Nẵng và cả Hà Nội đang xuống đường tưởng niệm chúng ta.

 

- Nghe bảo ở Vũng Tàu nhóm anh Trần Bang bị côn đồ giật vòng hoa. Ở Sài Gòn, nơi tượng đài đức thánh Trần bọn chúng xua lũ quét dường ra ngăn cản. - Hạm phó Thành Trí nói trong buồn bực.

 

- Đù móa ! – Gã người nhái tên Từ hét lên : Để tui về vặt cổ chúng nó hết cho xong!

 

Cũng hạm phó, Nguyễn Thành Trí, người có dáng thư sinh giơ cao chiếc nạng làm bằng thân rong, bảo :

- Không cần. Sẽ có người xử bọn chúng ngay thôi.

 

- Nhưng sao là nghĩa sĩ Hoàng sa mà không phải liệt sĩ ?- Ai đó hỏi vọng lên

 

- Chúng ta không cần. – Hạm phó Thành Trí ồn tồn : Khẩu hiệu của chúng ta là : Đất nước là trên hết, khác với những liệt sĩ hiện nay.

 

- Nghe bảo, người ta đang khởi công xây khu tưởng niệm cho chúng ta, vậy chúng ta có về trú ngụ nơi đó không?

 

Ngụy Văn Thà đưa mắt dò nhìn từng người một, sau ông phất tay :

-Không. Chúng ta phải ở lại đây. Chúng ta và chiến hạm còn phải canh chừng Hoàng Sa cho đến khi nào Hoàng Sa trở về tay Việt Nam chúng ta.

Hạm phó Thành Trí :

-Đất nước Việt Nam chúng ta dễ tới ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, nhưng cha ông chúng ta vẫn dành lại được trọn vẹn lãnh thổ. Hôm nay cũng vậy, nhất là thời khắc chuyển giao này,Hoàng Sa là của chúng ta nay mai thôi.

 

-Đù móa Trung cẩu ! - Gã người nhái Đinh Hữu Từ lại văng tục : Đổ Mười nó, hôm qua tui thấy máy bay chúng chở vợ ra đảo Chữ Thập bên Trường Sa chụp hình tự sướng.

 

 

- Chúng nó bán hết rồi ! – Thành Trí lẩm bẩm.

 

Bổng hạm trưởng Thà đứng phắt dậy :

- Phạm Văn Qúy đâu ?

- Có mặt.

- Chuẩn bị khởi động chiến hạm. Tất cả vào vị trí. Chúng ta lần này không đi tuần tra Hoàng Sa như mọi đêm. Nhiệm vụ chúng ta là bảo toàn lãnh thổ đất nước, Trường sa cũng vậy. Đêm nay chúng ta trực chỉ hướng nam. Đại úy Hoàng Duy Thạch, mở hết tốc lực chạy về Trường Sa.

 

Và HQ1O Nhật Tảo rẻ nước, lao vun vút trong đêm. Và như một con tàu ma, và đúng là một con tàu ma.

Đêm đã khuya, mảnh trăng đã ngã về tây. Đáy biển lờ mờ trong ánh lân tinh. Bỗng nhiên vẳng đâu xa xa tiếng ai nỉ non ai oán :

- Việt Nam ơi, thời gian quá nửa đời người và ta đã tỏ tường rồi…

Nguyễn Thành Trí rùng mình :

- Uả, hình như ai đang hát bài ‘ Việt Nam tôi đâu » của Việt Khang ?

Hạm trưởng quay lại hỏi Duy Thạch :

- Chúng ta đang ở đâu ?

 

- Dạ gần đảo Gạc Ma

 

 

- Có những bóng đen đang ẩn nấp trong các dãy san hô, thưa hạm trưởng. - Nguyễn Thành Trọng đang xoay nòng pháo nói vọng xuống.

 

- Từ từ, không được bắn. Hình như không phải bọn Tàu.

Những bóng đen lần lượt ra khỏi nơi ẩn nấp, tiếng hát càng rõ dần.

- Có tất cả 65 người. – Tay người nhái hét lên : Đù móa Việt Cộng !

Thành Trọng chòm chòm trên tháp pháo :

- Bắn chưa chỉ huy ?

 

- Bắn chết mẹ chúng đi ! – Aí đó hét lên.

Hạm trưởng phất tay :

- Không được bắn.

Rồi ông bước tới phía đám đông, hỏi một người đang cầm một cán cờ đã gãy :

- Các anh là ai ?

 

- Chúng tôi là những oan hồn đã chết ở đảo Gac Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

 

- Sao gọi là oan hồn ?

- Vì chúng tôi chết mà không được bắn như các anh. Chúng tôi là những tấm bia. – Nói xong anh ta chỉ vào những lỗ thủng to như miệng chén trên cơ thể : Các anh thấy đó, đạn 12ly 7 xuyên qua và chúng tôi ngã xuống như những vật tế thần !

 

 

- Anh tên gì ?

 

- Thiếu úy Trần Văn Phương.

 

- Tôi nghe nói trận chiến đảo Gac Ma các anh có 64 người, sao hôm nay 65 ? Người mặc thường phục kia là ai ?

 

Một người đàn ông gầy gò đen nhẻm bước lên :

- Tôi là Trương Đình Bảy, ngư dân Bình Sơn Quảng Ngãi mới bị Trung Quốc sát Hại.

 

- Chúng tôi nghe báo chí nói là tàu lạ ?

 

- Tàu lạ cái con đĩ mẹ nó ! – Người đàn ông nổi giận : Tàu là Tàu chứ lạ chó gì !

 

- Tại sao hồn phách anh không về với xác thân anh ?

 

- Vì tôi là một oan hồn. Không ai bênh vực cho tôi, không ai dám nói kẻ đã giết chết tôi là ai.

 

Nguyễn Thành Trí quay qua hỏi đám đông đang liêu xiêu theo sóng nước :

 

- Vì sao các anh hát bài hát khi nãy ?

 

- Chúng tôi không còn tổ quốc. Chúng tôi không biết Việt Nam tôi đang ở đâu. Chúng tôi sống dật dờ trên những mõm san hô, thân xác chúng tôi cũng như thân xác các anh tan rửa trong lòng đại dương, nhưng hồn phách các anh còn có chiến hạm và trọng pháo che chở, chúng tôi không một tấc sắt trong tay.

Hạm phó Nguyễn Thành Trí hỏi tiếp :

- Nếu chúng tôi mời các anh lên tàu các anh có đi không ?

Dứt lời đã nghe thấy hai bên nhao nhao. Hạm phó dang hai cánh tay về phía hai bên tiếp tục :

- Ân oán 30 năm nhồi da xáo thịt đã qua lâu rồi. Tôi và các anh đều là những người hy sinh cho đất nước. Đất nước, dân tộc là trên hết. Trên cả hận thù . Chúng ta cùng một kẻ thù chung. Chúng ta cùng là người Việt. Tất cả điều đó lẽ nào không làm nên một cuộc hòa giải dân tộc, điều mà trên dương gian người thật đang cố làm. Vậy hãy để những con ma chúng ta làm gương trước họ.

Lời nói vừa dứt thì tất cả hai bên nhào tới ôm chầm lấy nhau khóc lóc râm rang một góc biển.

Tất cả cùng lên tàu. Tiếng hát lại cất lên. Lần này lời hát vang lên hùng tráng , trong pha lẫn giọng Bắc và Nam :

- Từng đoàn người đi chẳng nề chi / Gìa trẻ gái trai giơ cao tay / Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược…

 

Và hộ tống hạm HQ 10 Nhật Tảo hú lên một hòi còi lanh lảnh, mở hết tốc lực phăm phăm rẽ sóng về phía mảnh trăng trôi đằng tây, nơi đất liền mong đợi.

 

 

NGUYỄN HUỲNH

Ngày 19/01/2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Hai 20173:24 SA
Khách
Có lẽ khi đọc câu chuyện này, mọi người cũng cho rằng đây là một truyện ngắn hư cấu từ những câu chuyện có thật. Riêng tôi, tôi tin rằng câu chuyện này cũng có thật. Các anh ra đi, hồn vẫn bám tàu bám biển. Gần bốn mươi năm qua, không có bao người tưởng nhớ đến các anh (ngoại trừ những người thân). Hồn của các anh vì thế càng khó tụ lại, cứ thế lang thang trong giá lạnh, nước buốt hằng mấy mươi năm. Chỉ đến gần đây, nhờ tấm lòng của người còn sống hướng về các anh mà nỗi băng giá của các vong linh được sưởi ấm. Điều đó sẽ giúp các anh được siêu thoát.

Người viết câu chuyện này hẳn cũng là người hiểu về thế giới tâm linh. Cầu mong cho tất cả các anh được siêu thoát nhẹ nhàng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 20193:27 CH(Xem: 17437)
Trong suốt đời của Kagébayashi Miyuki, không có ngày nào ghi sâu đậm vào trí nhớ bằng cái đêm mùa thu 1950, đúng vào ngày lễ trăng tròn. Sau đại hội cho các cổ đông viên trong phòng họp danh dự của hãng, hãng luôn tổ chức một buổi tiếp tân nhỏ tại một trong những nhà hàng có tiếng ở vùng Nam Osaka. Giới giám đốc và quản trị được mời tham dự. Mùa thu năm ấy đã không là ngoại lệ.
11 Tháng Mười Một 20196:47 CH(Xem: 16916)
Hắn nhìn chăm chú bức tranh treo trên tường, đôi mắt hắn lóe lên một tia nhìn đầy cảm xúc. Có lẽ hắn đang liên tưởng hình ảnh người thiếu nữ trong tranh là một người có thật ngoài đời. Người thiếu nữ có đôi mắt rất buồn, một nỗi buồn tận cùng của sự đau khổ, tuyệt vọng.
10 Tháng Mười Một 20199:16 CH(Xem: 22220)
“Thưa bố, mẹ Con đắn đo nhiều lắm, và phải tập trung rất nhiều lòng dũng cảm để có thể viết bức thư này… Khi bố mẹ đọc được những dòng này, con đã ở một phương trời xa, phương trời mơ ước mà con từng ấp ủ trong những năm túng quẫn đến cạn đường sống của nhà ta…
02 Tháng Mười Một 20193:22 CH(Xem: 18190)
Tôi trở về. Hai mươi năm sau tôi mới trở về. Chợ Bến Thành, thời trẻ chưa lần nào ghé qua. Lẩn thẩn thế nào mà lại lạc vào đây. Chắc tại nắng gắt, đôi giầy mòn gót đưa tôi trốn vào đây chăng. Ngoài kia trời trong nhưng oi. Và nắng bong da. Trong này, những chiếc quạt vắt vẻo trên trần ném chút gió ong óng vào khoảng hành lang hẹp. “Trời nóng, chú mua dùm con cây quạt đi chú.”
31 Tháng Mười 20199:08 CH(Xem: 17643)
Năm được thả từ Côn Lôn về, tú Tràng tròn hai mươi tư tuổi. Ấy là năm ba mươi bảy thế kỷ trước. Người Làng Ngọc nghe nói là Mặt trận Bình dân bên Pháp quốc nắm quyền, ép thả, chứ tú Tràng án chung thân khổ sai, những tưởng là không còn đem được nắm xương tàn về quê cha. Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
24 Tháng Mười 20198:54 CH(Xem: 17162)
Cơn lạnh cuối cùng, gió mặc sức thổi. Làng Hiên yên ắng. Mưa rớt thấm bụi, kể cả con đường đầy lá vàng cũng nhơn nhớt. Đất bám vào bánh xe rồi tuồn từ rừng ra đường cái. Quết mưa, nhão, đường nhựa mà cứ như đường đất. Thún đi trước, Ton cắm cúi đi sau, đi không biết mỏi. Chốc chốc Thún nhìn lại, không biết Ton nghĩ gì. Làm con đực đã hơn ba năm, đi lang bạt khắp nơi con của Ton giờ chắc đã thành ngàn, thành vạn. Thún chợt chùng mình, trong hành trình đi phối giống, có khi nào Ton gặp những đứa con của mình? Lấy ý nghĩ của người đặt vào Ton thì cũng hơi quá đáng. Nhưng Thún đã không thể làm khác được, vì Thún là người, Thún sẽ suy nghĩ theo kiểu người. Ton là lợn, Ton hành động theo kiểu lợn. Cho nên lỡ có gặp đứa con nào của mình cũng là chuyện thường tình. Thún dừng lại vỗ lên bờm Ton, thôi kệ nó đi.
17 Tháng Mười 201912:10 SA(Xem: 19331)
Nằm nhà thương vài tháng, Phin lại khoẻ mạnh bình thường. Chỉ có điều, mất chim, Phin không còn là một người đàn ông hào hoa mã thượng đầy sức mạnh nữa, mà tự dưng biến thành một con quỷ. Từ một tay chơi thành thần, từng làm cho con giải cái lừng danh của làng phải lép một bề thì nay, Phin tối đến nhìn vợ hừng hực sức xuân mà đành chịu chết. Đàn ông xứ Phú Lang Sa của Phin rất coi trọng cái sự phục vụ quý bà, coi đấy là hạnh ngộ lớn lao. Nhưng hoàn cảnh này thật khốn khổ cho Phin, trong lòng vẫn tràn trề ham muốn, người vợ bản xứ đêm đêm vẫn rực lên vì đợi chờ, mà Phin, khốn nạn cho Phin, cái gậy thần của Phin đã bị mũi lao quái ác của đám hội kín miền rừng xén phăng, không còn chút nào. Phin cay đắng và điên khùng. Đêm đến, nhìn thân hình vẫn ngồn ngộn của Hàn Xuân, Phin đâm ra tức tối. Phin gầm gào, cắn xé như muốn xả nỗi bức bối không lối thoát trong lòng. Hai hòn cà sót lại chỉ càng thêm căng nhức đau đớn. Phin như một kẻ điên, nhảy chồm chồm trên tấm thân đàn bà mỡ màng của Hàn..
03 Tháng Mười 20199:24 CH(Xem: 16881)
Hàng ngàn mét vuông đất, ao hồ di sản có được từ thời cụ cố, nói là ông hiến tặng cho Hợp Tác Xã, nhưng thực tế họ cho rằng đất đai này do bọn địa chủ bóc lột mà có, đó là xương máu của nhân dân, là sở hữu của toàn dân, ông không hiến thì họ cũng trưng dụng. Ông hiến tặng cho HTX, mong muốn một mô hình mới trên quê hương. Nhưng sự đời chưa dến độ chín nên không suôn sẻ, HTX từng bước đi lên sự phá sản, đất đai được chuyền từ tay người này sang kẻ khác, bọn trọc phú phất lên từ quỹ đất.
02 Tháng Mười 20195:13 CH(Xem: 16960)
Thời còn học trung học, có một lần tôi theo bạn cùng đi đến bệnh viện Tâm thần ở cầu Sông Ngang, bạn tôi có một đứa em trai mới vừa chuyển đến đây điều trị. Trong lúc bạn tôi dở cà mèn cơm và thức ăn cho em ăn. Tôi ngồi cái ghế chờ ở phía trước lơ đễnh quan sát chung quanh bệnh viện. Chợt có một bàn tay ai đó nắm chặt tay tôi "Em!", tôi ngẩng lên trước mặt tôi là một người đàn ông cao lớn, khá đẹp trai, đôi mắt như si dại, ông đang mặc bộ đồ bệnh viện. Thôi chết rồi!...mình gặp "ông điên" rồi. Ui chao hồn vía tôi lên mây. Tôi rút bàn tay mình ra khỏi tay ông í nhưng không được. Một bàn tay còn lại ông ta chồm lên như muốn kéo lấy tôi về phía ông. Các chị y tá chạy tới, trừng mắt hét lên " Thả người ta ra, thả ra chớ không là bị đòn đó". Ông ta cương quyết không thả: - Bắt được em rồi anh không bỏ em đâu.
30 Tháng Chín 201910:45 CH(Xem: 17850)
Cái tin thằng Bình hiếp dâm con bé Liên Hương, con ông lý Lưu, lan truyền ầm ĩ khắp cả làng Ngọc. Thằng Bình hiện không có nhà, nó vốn ở với ông bác họ làm nghề chữa xe đạp ngoài Hà Nội, vừa đi sáng sớm nay. Mấy hôm trước, thằng Bình được bố gọi về để nhận suất ruộng cải cách theo diện bần cố nông. Ngày mai, theo lệnh của ủy ban, ông Ba Be phải ra Hà Nội để điệu thằng Bình về đối chất với đơn tố cáo của bố con nhà ông lý Lưu về tội hiếp dâm.