- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM Ở BIỂN ĐÔNG

07 Tháng Hai 20172:11 SA(Xem: 26503)

 


20170103065050-da-vanh-khan-ehzq
đảo Đá Vành Khăn


( Như một nén tâm hương…)

 

 

 

Đêm hôm nay trăng sáng. Mặt biển êm ả chỉ lăn tăn gợn sóng. Hộ tống hạm HQ10 Nhật Tảo đã vùi dưới đáy biển trên 40 năm, đêm nay dường như đang giũ mình lấp lánh dưới đáy trăng.

 

Như mọi đêm, hạm trưởng trung tá Ngụy Văn Thà điểm danh, giọng âm âm lất phất trong ánh nước :

- Nguyễn Thành Trí

- Có !  - Thiếu tá hạm phó dáng vẻ thư sinh, đứng lên trên chiếc chân còn lại dõng dạc.

- Hoàng Duy Thạch

- Dạ có… Thưa trung tá, xương cốt của tôi bị bùn cát vùi quá sâu rồi.

Một giọng rổn rảng phía sau vang lên :

- Đù má ! Vùi như vậy mới còn nguyên vẹn. Không hiểu vì sao tướng tá tôi to như thế này mà xương cốt nhẹ tênh tênh, trôi đầu một nơi tay chân một ngã.

Một con cá vừa nghiêng mình, ánh vảy bạc chui qua lỗ thủng trên ngực đầy rong rêu của thượng sĩ người nhái Đinh Hữu Từ.

- Nguyễn Thành Trọng – Người hạm trưởng tiếp tục

- Có.

- Phạm Tiến Chung.

- Có.

- …

- …

- Người cuối cùng, người thứ 75…

Giọng trung tá Thà bỗng ngèn ngẹn :

- Chúng ta vừa mới tìm được trung sĩ Phạm Ngọc Đa, anh đã cô độc trôi nổi trên biển những 42 năm nay.

Bóng một người lướt thướt đi lên, tái nhợt. Anh ta ôm từng người và khóc :

- Các anh tề tựu ở đây, dù lạnh lẽo nơi đáy biển vẫn còn có chiến hạm tránh mưa tránh nắng. Riêng tôi thân xác trôi dạt ba ngày nhưng hồn phách phiêu linh nơi đầu gềnh cuối thác, cho tới nay mới tìm được các anh.

Tiếng khóc râm ran vang lên. Đàn cá vội dạt ra xa.

 

Hạm trưởng Thà ngửa mặt lên trời :

- Các anh em có nghe mùi gì đang thoảng đến không ? Mùi gì mà trên 40 năm nay chúng ta mong đợi mà chưa được một lần thưởng thức ?

 

- Mùi hương hoa ! – Lại gã người nhái họ Đinh to xác mau đói trả lời.

 

- Phải rồi ! – Hạm trưởng xúc động : Từ đất liền tưởng niệm chúng ta. Ba miền đất nước đang tưởng niệm chúng ta. Sài Gòn, Đà Nẵng và cả Hà Nội đang xuống đường tưởng niệm chúng ta.

 

- Nghe bảo ở Vũng Tàu nhóm anh Trần Bang bị côn đồ giật vòng hoa. Ở Sài Gòn, nơi tượng đài đức thánh Trần bọn chúng xua lũ quét dường ra ngăn cản. - Hạm phó Thành Trí nói trong buồn bực.

 

- Đù móa ! – Gã người nhái tên Từ hét lên : Để tui về vặt cổ chúng nó hết cho xong!

 

Cũng hạm phó, Nguyễn Thành Trí, người có dáng thư sinh giơ cao chiếc nạng làm bằng thân rong, bảo :

- Không cần. Sẽ có người xử bọn chúng ngay thôi.

 

- Nhưng sao là nghĩa sĩ Hoàng sa mà không phải liệt sĩ ?- Ai đó hỏi vọng lên

 

- Chúng ta không cần. – Hạm phó Thành Trí ồn tồn : Khẩu hiệu của chúng ta là : Đất nước là trên hết, khác với những liệt sĩ hiện nay.

 

- Nghe bảo, người ta đang khởi công xây khu tưởng niệm cho chúng ta, vậy chúng ta có về trú ngụ nơi đó không?

 

Ngụy Văn Thà đưa mắt dò nhìn từng người một, sau ông phất tay :

-Không. Chúng ta phải ở lại đây. Chúng ta và chiến hạm còn phải canh chừng Hoàng Sa cho đến khi nào Hoàng Sa trở về tay Việt Nam chúng ta.

Hạm phó Thành Trí :

-Đất nước Việt Nam chúng ta dễ tới ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, nhưng cha ông chúng ta vẫn dành lại được trọn vẹn lãnh thổ. Hôm nay cũng vậy, nhất là thời khắc chuyển giao này,Hoàng Sa là của chúng ta nay mai thôi.

 

-Đù móa Trung cẩu ! - Gã người nhái Đinh Hữu Từ lại văng tục : Đổ Mười nó, hôm qua tui thấy máy bay chúng chở vợ ra đảo Chữ Thập bên Trường Sa chụp hình tự sướng.

 

 

- Chúng nó bán hết rồi ! – Thành Trí lẩm bẩm.

 

Bổng hạm trưởng Thà đứng phắt dậy :

- Phạm Văn Qúy đâu ?

- Có mặt.

- Chuẩn bị khởi động chiến hạm. Tất cả vào vị trí. Chúng ta lần này không đi tuần tra Hoàng Sa như mọi đêm. Nhiệm vụ chúng ta là bảo toàn lãnh thổ đất nước, Trường sa cũng vậy. Đêm nay chúng ta trực chỉ hướng nam. Đại úy Hoàng Duy Thạch, mở hết tốc lực chạy về Trường Sa.

 

Và HQ1O Nhật Tảo rẻ nước, lao vun vút trong đêm. Và như một con tàu ma, và đúng là một con tàu ma.

Đêm đã khuya, mảnh trăng đã ngã về tây. Đáy biển lờ mờ trong ánh lân tinh. Bỗng nhiên vẳng đâu xa xa tiếng ai nỉ non ai oán :

- Việt Nam ơi, thời gian quá nửa đời người và ta đã tỏ tường rồi…

Nguyễn Thành Trí rùng mình :

- Uả, hình như ai đang hát bài ‘ Việt Nam tôi đâu » của Việt Khang ?

Hạm trưởng quay lại hỏi Duy Thạch :

- Chúng ta đang ở đâu ?

 

- Dạ gần đảo Gạc Ma

 

 

- Có những bóng đen đang ẩn nấp trong các dãy san hô, thưa hạm trưởng. - Nguyễn Thành Trọng đang xoay nòng pháo nói vọng xuống.

 

- Từ từ, không được bắn. Hình như không phải bọn Tàu.

Những bóng đen lần lượt ra khỏi nơi ẩn nấp, tiếng hát càng rõ dần.

- Có tất cả 65 người. – Tay người nhái hét lên : Đù móa Việt Cộng !

Thành Trọng chòm chòm trên tháp pháo :

- Bắn chưa chỉ huy ?

 

- Bắn chết mẹ chúng đi ! – Aí đó hét lên.

Hạm trưởng phất tay :

- Không được bắn.

Rồi ông bước tới phía đám đông, hỏi một người đang cầm một cán cờ đã gãy :

- Các anh là ai ?

 

- Chúng tôi là những oan hồn đã chết ở đảo Gac Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

 

- Sao gọi là oan hồn ?

- Vì chúng tôi chết mà không được bắn như các anh. Chúng tôi là những tấm bia. – Nói xong anh ta chỉ vào những lỗ thủng to như miệng chén trên cơ thể : Các anh thấy đó, đạn 12ly 7 xuyên qua và chúng tôi ngã xuống như những vật tế thần !

 

 

- Anh tên gì ?

 

- Thiếu úy Trần Văn Phương.

 

- Tôi nghe nói trận chiến đảo Gac Ma các anh có 64 người, sao hôm nay 65 ? Người mặc thường phục kia là ai ?

 

Một người đàn ông gầy gò đen nhẻm bước lên :

- Tôi là Trương Đình Bảy, ngư dân Bình Sơn Quảng Ngãi mới bị Trung Quốc sát Hại.

 

- Chúng tôi nghe báo chí nói là tàu lạ ?

 

- Tàu lạ cái con đĩ mẹ nó ! – Người đàn ông nổi giận : Tàu là Tàu chứ lạ chó gì !

 

- Tại sao hồn phách anh không về với xác thân anh ?

 

- Vì tôi là một oan hồn. Không ai bênh vực cho tôi, không ai dám nói kẻ đã giết chết tôi là ai.

 

Nguyễn Thành Trí quay qua hỏi đám đông đang liêu xiêu theo sóng nước :

 

- Vì sao các anh hát bài hát khi nãy ?

 

- Chúng tôi không còn tổ quốc. Chúng tôi không biết Việt Nam tôi đang ở đâu. Chúng tôi sống dật dờ trên những mõm san hô, thân xác chúng tôi cũng như thân xác các anh tan rửa trong lòng đại dương, nhưng hồn phách các anh còn có chiến hạm và trọng pháo che chở, chúng tôi không một tấc sắt trong tay.

Hạm phó Nguyễn Thành Trí hỏi tiếp :

- Nếu chúng tôi mời các anh lên tàu các anh có đi không ?

Dứt lời đã nghe thấy hai bên nhao nhao. Hạm phó dang hai cánh tay về phía hai bên tiếp tục :

- Ân oán 30 năm nhồi da xáo thịt đã qua lâu rồi. Tôi và các anh đều là những người hy sinh cho đất nước. Đất nước, dân tộc là trên hết. Trên cả hận thù . Chúng ta cùng một kẻ thù chung. Chúng ta cùng là người Việt. Tất cả điều đó lẽ nào không làm nên một cuộc hòa giải dân tộc, điều mà trên dương gian người thật đang cố làm. Vậy hãy để những con ma chúng ta làm gương trước họ.

Lời nói vừa dứt thì tất cả hai bên nhào tới ôm chầm lấy nhau khóc lóc râm rang một góc biển.

Tất cả cùng lên tàu. Tiếng hát lại cất lên. Lần này lời hát vang lên hùng tráng , trong pha lẫn giọng Bắc và Nam :

- Từng đoàn người đi chẳng nề chi / Gìa trẻ gái trai giơ cao tay / Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược…

 

Và hộ tống hạm HQ 10 Nhật Tảo hú lên một hòi còi lanh lảnh, mở hết tốc lực phăm phăm rẽ sóng về phía mảnh trăng trôi đằng tây, nơi đất liền mong đợi.

 

 

NGUYỄN HUỲNH

Ngày 19/01/2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Hai 20173:24 SA
Khách
Có lẽ khi đọc câu chuyện này, mọi người cũng cho rằng đây là một truyện ngắn hư cấu từ những câu chuyện có thật. Riêng tôi, tôi tin rằng câu chuyện này cũng có thật. Các anh ra đi, hồn vẫn bám tàu bám biển. Gần bốn mươi năm qua, không có bao người tưởng nhớ đến các anh (ngoại trừ những người thân). Hồn của các anh vì thế càng khó tụ lại, cứ thế lang thang trong giá lạnh, nước buốt hằng mấy mươi năm. Chỉ đến gần đây, nhờ tấm lòng của người còn sống hướng về các anh mà nỗi băng giá của các vong linh được sưởi ấm. Điều đó sẽ giúp các anh được siêu thoát.

Người viết câu chuyện này hẳn cũng là người hiểu về thế giới tâm linh. Cầu mong cho tất cả các anh được siêu thoát nhẹ nhàng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14850)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14871)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14802)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15305)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17632)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19416)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13905)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16509)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15623)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15747)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.