- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Yêu

05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 37698)

phamngocluong_0_199x300_1(tặng T.B)

 

Tôi vốn muốn viết ra một câu chuyện ngọt ngào như thơ, thế nhưng qủa thực là ngôn ngữ bất lực. Đành lòng nói đôi lời như thể tự an ủi mình. (PNL)

 

"Em nói sẽ chẳng bao giờ quay lại đây, nhưng anh nhìn xem khế rụng đã đầy vườn, khế nẫu vàng nục ruỗng, khế khô đét như một chiếc lá nâu xỉn nát bươm. Những con chim ngày xưa chẳng còn về ăn khế. Lớp nọ lớp kia, cả khu vườn ngập trong hương khế nẫu. Chỉ hai cây thôi. Bên phải, bên trái. Cây bên phải là đực, cây bên trái là cái. Là cái nên cái gì cũng gấp đôi, quả gấp đôi, lá rụng gấp đôi, đau đớn cũng gấp đôi.

 

Khu vườn rộng mươi mét vuông. Chiếc khoá han rỉ két cùng cánh cửa gỗ mục ruỗng. Giá mà đẩy nhẹ cũng đổ. Nhưng em sợ chạm vào mọi kỷ niệm sẽ vụn vỡ như bao kiếp khế dưới chân. Ngày xưa… Phong kín cái ngày xưa...

Cánh cổng hoen rỉ. Anh ơi khế nẫu. Mùi khế ai oán chết".

………

Khi tôi đứng trước cánh cổng nhìn vào, một người đàn bà đang nhặt khế. Lá khô giòn bám hờ hững lên mái tóc dài rối bời sau một đêm mệt mỏi. Nắng chiếu hếch những tia quái quỷ xuyên qua từng kẽ lá bay hoa khế trên sân. Người đàn bà thẳng lưng, nghiêng mặt nhìn em rồi nói:

- Ồ người.

Người đàn bà xoay nghiêng, giẫm nát hoa khế trên sân, tơi bời nắng, mái tóc giẫy hơi lửa bập bùng.

- Người vào đi. Vào đi. Người vào đi.

Cánh cổng làm bằng gỗ tạp thưa, mở toang, ùa hương khế chín nũng nịu mời gọi. Mười ngón tay đàn bà đan lồng từng sợi tóc ấp đầu tôi vào ngực. Thổn thức là nhịp tim đập. Mềm. Mọng. Mong manh. Dồn dập.

- Người đến có lâu không?

 

Sau này và mãi sau này nữa. Tôi cũng không thể quên. Chỉ biết đứng úp mặt vào hai bờ suối nguồn, má đỏ lựng say sưa trong hương ngàn ngọt ngào như giấc ngủ.

Người đàn bà cúi xuống hôn vào trán tôi.

- Người ở lại mãi chứ?

Mãi mãi... Đôi môi run lẩy bẩy của tôi vụn mở. Lẩy bẩy là lá lúa non cựa quậy từ mãi mãi...

…….

Người đàn bà ngồi bên tôi, tóc xoã dài chạm đất khi đôi ba giọt nắng tách khỏi đám lá xiên xuống cái ao khô khốc hơi cạn nước, làm loé lên vài tia nhìn khác lạ trong đáy mắt. Đột nhiên tôi liên tưởng chị tới một quả khế chua vàng ươm, ngồn ngộn cái hương thơm ngậy của loài hoa cánh tím be bé.

Người đàn bà ngồi cạnh tôi, cái lưng gầy hằn rõ trong chiếc váy đen dài bó xát người. Tôi buột mồm hỏi:

- Chị là vợ anh em?

- Anh ấy hay ngồi ở kia, vung vãi thức ăn, và chẳng chịu nhặt một thứ gì cất đi. Em hãy nhìn xem, đàn kiến vui mừng như thế nào cho một chiến trường quá nhiều vật phẩm, chúng tiến lên thu nhận, kéo thành một vệt dài liếm trên vạt cỏ.

 

Dấu vết của lũ kiến trên cỏ chẳng thẳng như câu nói của chị, nó quây thành một vòng tròn, mà tôi đoán chắc là quanh chỗ anh ngồi.

. . .

Tôi chờ anh về. Là cả ngày dài thăm thẳm. Không biết trốn vào đâu trong cái thế giới mênh mông của người đàn bà ấy.

Người đàn bà chờ sẵn trong ngôi nhà của anh như đã sống tự ngàn đời. Người đàn bà nhặt quả khế vào mỗi sáng sớm, giẫm nát hoa khế trên sân rồi bầy khế lên đĩa bắt em ăn. Người đàn bà trong căn nhà hai mươi mét vuông ứ đầy những khung gỗ, vải toan, màu mè xanh đỏ. Có một góc bùng nhùng chăn màn gối đệm, áo quần chất lên tận nóc nhà. Tôi không hiểu mỗi khi lấy đồ thì phải làm sao. Căn nhà nhỏ lọt thỏm trong khu vườn nhỏ. Phía trước là hai cây khế. Phía sau là cái ao gọn như lòng bàn tay. Có một cái bàn gỗ dài còn hơn cả chiều cao của em, nhưng lại thấp tè ở mảnh đất bé phía sau ngôi nhà. Người đàn bà cứ thế ngồi bệt xuống bãi cỏ, đặt giỏ khế xuống bàn và ngồi đếm:

"Một quả đất, một quả trời, này là trăng, này là sao, là ta, người và cả loài chó chết".

Người đàn bà cười rú lên.

"Chó chết. Chó chết rồi chó chết. Rõ là chó chết".

………

Tôi ngồi ngây ngô, chờ anh về giữa sự hỗn độn của thời gian và tiếng động. Chậm rãi đến nỗi đồ rằng không một ai có thể biết được những gì đang diễn ra trong ngôi nhà này. Hoa khế bao phủ và khép kín, xoè cái sắc tím ma thuật giấu kín người đàn bà bí mật.

Đêm cũng trôi qua thật chậm. Chị thắp ngọn nến đặt lên cái bàn gỗ, rồi đưa cho tôi một đĩa đầy những vụn bột nâu xỉn như đất. Lại cái mùi chua chua, ngòn ngọt của khế bốc lên. Tôi chun mũi.

Chị cười nắc nở.

"Là nó đấy. Chả làm sao khác được. Mai nếu anh ấy không về thì đến chết mất thôi".

Đói cồn cào. Tôi đưa tay nhón bột khế thả vào miệng. Vô vị.

"Cứ thỉnh thoảng anh ấy lại đi như vậy. Chỉ dặn một câu: Em đừng bước ra ngoài, hãy chờ anh nhé. Thế rồi đi cả tuần mới về. Mỗi chuyến đi anh lại tìm ra nhiều thứ hay lắm, đôi khi là những con mèo trắng muốt, con cún con lông nâu đồng, vịt có lông màu phớt hồng nữa kìa.

Anh nói tặng tôi tất cả. Thế nhưng cứ khi anh đi thì chúng cũng bỏ mà đi theo, cuối cùng chỉ còn mình chị ở đây".

Trăng lấp lửng sáng, ngày mai là chính rằm. Trăng nén lại, lập lờ hy vọng. Trăng lướt cái tia sáng mềm sượt lên tóc chị, trượt dần xuống vai và chết chìm trong cái hút sâu của khe hở ngực.

Tôi 14 tuổi, khẽ nín thở, để mặc cho cái hơi thở đàn bà dần dần xâm chiếm.

"Đáng lẽ là chị ngủ rất ngon, thế mà đột nhiên anh ấy tới nơi đây, mở toang hoác cánh cổng, thúc chị dậy một cách hốt hoảng và hỏi có thể ở lại được không. Và rồi anh chẳng chờ bất cứ sự đồng ý nào, thản nhiên chiếm lĩnh tất cả. Trăng rất ghét điều này, thậm chí đàn kiến còn tỏ ý thù địch, cứ hễ anh ngủ là chúng khênh anh lên, chỉ chực ném xuống ao cho trăng nuốt chửng. Chị đã phải năn nỉ và dặn dò rất lâu chúng mới nguôi ngoai, chỉ thỉnh thoảng lao vào đốt anh cho bõ tức. Còn khế thì trái lại, chúng vui mừng ra mặt, đơm hoa kết trái từng ngày…".

… ri ri ri… giọng côn trùng đâu đó hoà lên âm thanh xao động… ri ri ri… Tôi ngả đầu xuống đùi chị, thiêm thiếp ngủ. Đêm này qua đêm khác. Đến một hôm chị đánh thức dậy, hớn hở:

"Hôm nay anh sẽ về đấy, rồi anh lại mang quà về cho chị nữa cơ".

Chị lao nhanh vào nhà, lôi một toan vải ra khoảng sân, chuẩn bị mấy hộp màu để ngay ngắn cạnh một tấm bảng gỗ nhỏ, cùng đống bút lông bê bết sắc xanh đỏ.

"Việc đầu tiên khi vào nhà là anh cầm cọ vẽ, sau đó mới hôn và tặng chị quà".

 

Chị quay lại nhìn khi tôi vừa trèo lên ngồi trên một chạc cây khế thấp, má ửng hồng.

"Chị phải thay đồ nữa, em chọn giúp chị nhé".

Tôi bước vào nhà chầm chậm theo nhịp của cánh hoa khế đang rơi. Chị đứng cạnh đống quần áo rút từng chiếc phất phới tung lên như cánh bướm. Trắng, là cảm nhận đáng sợ khi chớm bắt gặp thân thể chị ẩn hiện sau những cái vung tay rút áo. Tôi run bần bật, lao vội ra ngoài, nhào xuống ao. Trong giây phút ấy tôi hốt nhiên nhớ đến lần nhìn thấy mẹ, cũng lạ lùng, thuần khiết và nhẹ hẫng như thế. Nhưng mẹ dùng cục xà bông tạo một lớp bọt mềm thơm và xốp phủ lên người, chà cho tôi. Mẹ cười giòn tan. Còn chị để mặc tôi giãy giụa nghẹt thở trong cơn ghen tức của nước mãi mới vùng ra được.

Tôi leo lên bãi cỏ, nằm xóng xoài ra đất. Vài con kiến đi qua giơ càng lên, mắt vằn tia máu.

Rất lâu sau chị mới bước ra, xênh xang trong những dải lụa dài vướng mắt.

Chị ngồi bên cạnh, đưa tay vuốt nhẹ sống lưng tôi. Lành lạnh. Tôi bật dậy. Trước mắt tôi là cả một màu đỏ ối. Hoàng hôn phủ xuống cái ao nhỏ tất cả sức nặng không thể oan thán được.

Côn trùng im bằn bặt. Khế cũng lặng yên không nở hoa. Chị thở dài, ngả đầu vào vai tôi.

"Đáng lẽ anh ấy phải về rồi chứ".

Hoàng hôn tắt ngấm.

"Nhỏ này những cánh hoa rơi như lá" – Chị hát. Giọng chị run và yếu như hơi thở chậm của mùa xuân. Chị ngửa thẳng cần cổ hướng lên trên, đôi mắt nhắm nghiền và hát. Tiếng hát liên miên dài ngoẵng dai dẳng như tấm vải vô tận. Tôi ước gì mình có thể nhảy tõm vào đó. Bơi và khuấy động cả thành bể buộc chị ngưng hát. Chỉ có tiếng khế thỉnh thoảng tách vỏ nhú mầm là vẫn nghe rõ. Côn trùng. Ri ri. Côn trùng. Trong vườn tịch không một tiếng côn trùng, ngay cả vo ve của muỗi hay tặc lưỡi chán nản của loài thạch sùng. Chị hát một bài hát lộn xộn giữa hoa với lá bằng một giọng cũng lộn xộn giai âm không kém.

 

"Người nói đi, là gió, là mây, là mưa, là hoa, hay là bờ môi nồng ấm của kẻ tình si. Cũng có thể lắm chứ, là tiếng sét kia rạch ngang trời, trắng, tịnh không gì oai nghiêm hơn thế cả. Rồi là tia nhìn đăm đắm oán than. Người có về không hỡi người? Người có về không???".

Chị bặm môi nói từng tiếng. Gằn. Mạnh. Rõ. Rồi xải những bước dài xung quanh, cuốn tôi vào vũ điệu nát bươm của loài cỏ dại. Bờ môi nhàu nhĩ miên man cắn vụn nát mọi ước mong thầm kín ẩn sâu nơi tim tôi. Bàn tay xuồng xã lao vào nhau kéo căng rịn mồ hôi lướt dài theo làn da xuống tận đáy. Tôi uống như vuốt cơn khát thèm hoang hoải ngàn đời, hút nỗi hiến dâng nơi chị. Toang mở cánh cửa nơi bậc thềm hun hút gió. Hoa khế khe khẽ bay vào, đậu xuống nền nhà tím tái. Lạnh vết dao cứa nhẹ vào mắt. Xót xa.

Chị rời khỏi tôi xuồng xã như lúc ào tới. Tôi ngơ ngẩn nhìn vào khoảng không trắng xoá đang hiển hiện trước mắt. Chỉ có mình chị ở đấy, hằn nguyên một nỗi cô đơn, người thu gọn như sợi chỉ, duy cái đầu sáng rõ, còn bàn tay miệt mài cắm phập vào khuôn vải, đọng lại những vết mực chạy dài trong suốt. Chị dệt từng sắc màu vào nhau, dựng đứng từng sợi tóc dài giăng mắc cả vui buồn bi phẫn. Tuôn trào trong trí nhớ tôi hình dáng mẹ ngồi bên giếng nước, giũ tóc. Nước bắn ra tung toé theo từng cái vẫy tay ẩm ướt cả tuổi thơ. Tôi nghẹn ngào khóc như mình vừa làm điều gì có tội. Tựa xám hối, xấu hổ, hay xỉ vả bởi khao khát loạn luân trong phút giây đắc đồng của tạo hoá. Chị xoáy bàn tay vần vũ nỗi tuyệt vọng đến tận cùng, dứt mọi bi thương từ tôi ra lúc nào không biết, rồi ném thẳng vào bức vẽ kia cùng những giọt máu. Long lanh. Lạnh. Tôi nằm úp mặt vào đất, tê lịm giác quan. Vẳng đâu đây tiếng khóc nho nhỏ…

như của loài hoa khế…

…đang dần rơi rụng.

"… Sao chị lại bắt tôi ăn khế trong khi chị giẫm tơi bời nắng… Sao chị lại đốt lá… Vun từng đống mà đốt. Lá nhiều thế. Sao chị không chôn lá nhỉ… Như Đại Ngọc ngày xưa ấy…"

 

***

 

Khi người đàn bà đi rồi tôi vẫn không thể hiểu cái ráng chiều rực rỡ ấy là gì. Đỏ, hằn lại như vết bầm của da trời. Chắc hẳn là đau đớn lắm. Giờ đây chỉ còn tôi và anh ngồi cạnh nhau. Những lá cỏ cứa cái cạnh mảnh, sắc vào từng kẽ ngón tay ram rám.

Chẳng ai buồn rũ từng đám muỗi ra khỏi da thịt mình. Đỏ, hồng là từng giọt máu hoang hoải bò từ tim tôi vào đất. Điên dại ép tôi đến vỡ tung nỗi buồn. Luẩn quất trong gió hương ổi chín rối bời loè xoè nhức buốt. Anh vùi đầu vào lớp cỏ dại, rũ tìm hương khế nẫu.

"Này em, làm thế nào để yêu được người đàn bà một cách trọn vẹn nhỉ... đàn bà thế nào mới đáng yêu..."

"Mẹ đuổi em đi anh ạ... mẹ nói thứ vô dụng như mày thì thiếu đéo gì... cút... thế là em bước ra khỏi nhà, em đi lang thang... em chỉ biết tìm anh, tìm anh mà thôi..."

"Mẹ cũng là đàn bà mà. Muốn sở hữu, nhưng lại tỏ vẻ không cần. Mẹ đuổi anh đi. Để rồi anh lại rơi vào một người đàn bà khác".

"Mẹ rất sợ trời mưa anh ạ. Đêm qua mưa to thế, lại còn sét nữa. sấm sét giăng đầy trời, dọc ngang những tia trắng điên loạn của đất trời. Mẹ chắc là sợ lắm đấy".

"Mẹ cũng là đàn bà. Thế tại sao ta không yêu mẹ nhỉ? Là ta ngu ngốc hay quá ích kỷ".

"Mẹ đi rồi, đi thật rồi. Mẹ chẳng giống chị ấy, nhưng cả hai cứ bấn loạn chạy quanh rồi ra đi không dấu vết".

"Chị ấy! Em gặp?".

Anh tròn mắt nhìn. Tôi quay đầu vào toan vẽ.

"Em cùng chị chờ anh về mà. Rồi chờ anh không thấy, chị đi mất rồi, không còn gì nữa cả".

Anh nhìn theo. Toan khô cong. Loang lổ những giọt màu như nước mắt loãng. Hỗn độn sắc ôm lấy nhau ve vuốt, từng hạt tròn, nhỏ, mảnh dẻ.

"Có chứ. Là hai dấu vết ô nhục. Hai dấu vết của một điều gì đó không rõ ràng, mơ hồ như đã sản sinh từ một tội ác nào mà ra".

 

Anh đứng dậy kéo tay tôi bước ra cổng.

Cánh cửa kèn kẹt khép sau lưng, phong kín cái hương khế ngày nẫu nát.

………..

 

Chập choạng tối hôm ấy, phía nam chùa Ái Mộ vang lên ba tiếng quạ kêu. Tiếng khàn, nặng và đục. Chẳng ai nhìn rõ bóng dáng của con quạ. Và bởi lâu nay tiếng kêu của loài này chẳng đem lại tin tốt lành gì, nên mấy mụ mê tín còn nặng hơn cả niềm tin vào Đức Phật cứ nằng nặc mong sư thầy làm lễ cầu an. Quạ mà kêu ở trong chùa, đúng là điềm gở. Sư thầy vốn trẻ, mắt trong, thẳm sâu, gương mặt thì giống đặc Châu Nhuận Phát, lại thêm giọng nói dịu dàng, ấm áp, nên mỗi khi thầy cất nhời, các bà các cô cứ là im thin thít. Thầy bảo rằng chuyện do một mối nghiệt duyên vừa dứt nên ác linh mới đến cất lời oán than. Nói xong đoạn đứng dậy thắp đèn, đốt hương trầm, đứng ngay ngắn, chắp tay để ngang ngực mật niệm…

Vậy là một đồn mười, mười đồn trăm. Có người tốt tai kể rằng ở phía nam chùa, vùng đất ven đê sông Đuống, có ngôi nhà nhỏ bỏ hoang đã lâu, đột nhiên có người con trai nghèo đến ở, và rồi anh ta bị ám, may nhờ thầy khai tâm nên mới thoát. Có người cho rằng hàng năm, vào mùa khế chín, lại thấy một con quạ đen trũi bay về kêu suốt đêm. Nghe thế, một người gạt phắt đi, nằng nặc khẳng định quạ nào ở đây, đó chẳng qua là linh cây khế thôi. 

29.07.2008
(sửa lần cuối 14.11.2008)

Phạm Ngọc Lương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 20235:31 CH(Xem: 6699)
Nhân ngày Tết trung thu, trùng với thứ bảy, chủ nhật, Trung phóng xe máy về Cần Giờ. Con đường từ phà Bình Khánh về thị trấn Cần Thạnh được mở rộng, đường vắng, xe cứ phóng thả ga. Hai bên đường, suốt hơn bốn chục cây số chỉ thấy rừng là rừng. Những cây đước vươn thẳng tắp, cành lá xòe ô che kín bầu trời, xe chạy trong màu xanh ngút ngàn của rừng cây như trôi trong không gian huyền thoại.
26 Tháng Hai 202310:19 CH(Xem: 7090)
Tôi yêu em. Thật là lố bịch khi một kẻ như tôi nói ra câu ấy, nhưng tôi yêu em. Cồn cào trong tôi nỗi nhớ được nhìn thấy em vào khoảnh khắc ngắn ngủi trống trải khi chiều tàn. Tình yêu của tôi đến muộn và mặn mòi. Nhỏ giọt như những tin nhắn tôi gửi cho em. “Hôm nay em muốn gặp ở đâu?” Tôi ẩn dấu tình yêu của mình trong những điều nhỏ nhặt, và cần mẫn góp nhặt từng hạt cát. Thứ tình yêu tội lỗi. Mẹ đã từng rì rầm hàng đêm vào tai tôi thứ bà gọi là tội lỗi này. Và giờ, tôi vướng vào nó như một lời nguyền không phép màu hoá giải. Độc dược làm tôi yếu đi mỗi ngày. Còn em, thứ thuốc giải duy nhất vẫn cứ thơm ngát đầy quyến rũ trước mắt mà không thể chạm vào.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7098)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
11 Tháng Mười Một 202212:44 SA(Xem: 7467)
Bình minh bừng lên trên sông Tiền mênh mông. Những con sóng lấp lánh, cuồn cuộn chảy xuôi cuốn theo những bè lục bình như đoàn chiến mã đuổi nhau vô tận về phía hạ nguồn. Ánh ban mai rực lên khắp Cồn Phụng, lên cổng lăng Minh Mạng được đắp vẽ cầu kỳ. Những mảnh thủy tinh hắt ánh sáng sang hàng bần ven bờ sông những đường kỳ ảo muôn màu muôn vẻ làm Mỹ Lan cứ hết nhìn ra sông lại nhìn cảnh vật trên cồn với nhiều tò mò, thích thú.
13 Tháng Chín 20221:55 CH(Xem: 7800)
Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về. Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.
01 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 8548)
Ông kể, ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của ông Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.
28 Tháng Tám 202210:03 CH(Xem: 7292)
...có người cho nó coi trên mạng hình ảnh của những người đảng tân nọ, đảng cựu kia, phe mới ấy… ở hải ngoại, đảng viên tiền phong lãnh đạo gì, nhất là nhóm trẻ, trung niên, mà toàn trưng diện uống champaigne, ôm trai xinh, gái đẹp, gái trẻ, đi xe sang, chơi ở resort xịn, ngủ hotel xịn, đồng hồ, âu phục mắc tiền, nhà lầu xe hơi giàu sang, hào nhoáng… ở xứ người, rồi lại còn về cả mấy quốc gia tư bổn láng giềng bên châu lục nhà nữa để trưng diện, khoe khoang, chẳng kém gì bọn con ông cháu cha bên thắng cuộc và cán bộ giàu sang của chúng đang làm, vậy thì mấy “tiền phong” đó kêu gọi đồng bào đau khổ thế nào? Vậy thì họ giác ngộ, lãnh đạo quần chúng cần lao, dân lành ra sao?
12 Tháng Tám 20224:28 CH(Xem: 8596)
Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.
08 Tháng Tám 20225:48 CH(Xem: 8430)
Thiếu tá Hân lấy lại tư thế ngồi trước vô lăng một cách điệu nghệ như chứng tỏ cho người bạn dạy lái xe mà anh hình dung đang ở bên cạnh rằng: “Cậu xem, “tay lái lụa” của tớ đã đạt tới trình độ nghệ sĩ chứ không phải là anh thợ lái - dù là thợ lái chuyên nghiệp cho ba tớ trước đây hay cho tớ hiện giờ…”.
01 Tháng Tám 20227:00 CH(Xem: 8508)
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu…được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn.