- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đêm, Từng Mảnh...

21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 42041)

Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa. Tên bạn chung phòng đang luyện phim tập Hong Kong. Chàng chống tay ngồi dậy, dụi mắt, lầm thầm chửi thề. Thầm nghĩ nếu có quyền năng, bùa phép, chàng sẽ xóa sạch và cấm tuyệt đối mớ phim nhảm nhí ấy. Gì mà ngày đêm cứ lẩn quẩn những sát thủ, công chúa, bệ hạ, ngai vàng, đoạt ngôi. Toàn một thứ triết lý sống rẻ tiền, mạnh được yếu thua, lọc lừa, gian xảo, bạo tàn, phi nhân tính. Chữ nghĩa nháo nhào trong đầu óc. Chàng cố níu chúng xuống, sắp thành câu kệ. Thứ triết lý ẩn tàng trong máu huyết bọn bành trướng Bắc Kinh ngàn năm trước và lũ lãnh đạo nước Trung Hoa khổng lồ bây giờ. Em có biết vụ Bắc Kinh lấn đất Việt Nam mình mới đây không? Vậy mà dân mình vẫn nhâm nhi với cơn thống khoái mớ đồ ăn chua vữa, đống ói mửa hôi nồng của bọn làm nghệ thuật rẻ tiền gốc Hán. Mẹ kiếp.

Sorry em. Tại tiếng đấu kiếm của bọn cướp đường cướp chợ trong phim tập làm gián đoạn giấc mơ anh. Khi anh vừa mới mở bật được chiếc nút áo, để mở ra trước đất trời khuôn ngực em no căng đời sống. Và anh vừa toan tính vùi lên đó những môi hôn.

Năm nay mất mùa. Câu than thở quen thuộc. Mỗi lần gặp, nghe hắn ca hoài có một câu. Ơi, nhìn quanh, thấy đời như đồng lúa gặt xong. Câu hát trong bản nhạc nào đó của Trịnh Công Sơn. Lâu nay mày làm gì. Làm thơ. Ngon nhỉ. Thơ con cóc. Làm thơ làm mẹ gì nữa, khi trên đời này đã có Đinh Hùng, đã có Nguyễn Bính, đã có Phạm Thiên Thư, đã có Cung Trầm Tưởng, đã có Tô Thuỳ Yên, đã có Nguyễn Tất Nhiên rồi. Ấy mới chỉ kể sơ sơ. Còn mày. Tao đang học nhạc. Lại thêm một thằng nghệ sĩ. Viết nhạc làm mẹ gì nữa khi trên đời này đã có Trịnh Công Sơn, Phạm Duy hở mày. Bấy nhiêu câu nói. Bấy nhiêu chủ đề. Vậy mà cứ có để nói với nhau hoài. Cho thêm ly trà đá đi cô chủ. Vâng cám ơn cô, ấy quên, cho thêm hai điếu Vàm Cỏ. Sao lại hai điếu, định không cho tao hút hả. Mày mà biết hút cái nỗi gì. Không biết hút thuốc lá mà cũng bày đặt làm thơ. Im lặng. Ấy có hai điếu thuốc thôi mà cô để vào cái đĩa lớn thế. Đĩa nhỏ thôi, đĩa lớn lỗ chết. Cái thằng ăn nói lỗ mãn. Thì thào nhưng còn cố làm cho cô gái nghe thấy, lấy chút cảm tình èo uột. Lỗ mãn cái gì, tao chỉ khuyên răn một cách chí tình. Mày bắt bẻ chuyện nhỏ nhen. Những thằng làm thơ là những thằng mở rộng lòng mình ra với đất trời. Cô gái đặt cái tô nhỏ lên bàn một cách thô bạo rồi ngúng nguẩy bỏ đi. Nhìn theo cái eo thon. Thiệt tình. Cái eo. Gớm sao lại đựng vào cái bát chiết yêu thế này. Ngày xưa đi học, thày Việt văn bảo chiết yêu là chít eo. Cái bát thắt lại như cái eo thon của một cô gái. Eo với yêu. Cả hai thứ đều dễ thương. Cả hai thứ đều xa xỉ. Mày lâu nay có gì mới không. Câu hỏi tổng quát về thân thế sự nghiệp kẻ được hỏi. Chả có gì. Mặt trận miền tây hoàn toàn yên tĩnh.

Đừng bao giờ nhắc đến cố nhân là được. Hắn nhắc lại điều hai đứa đã thỏa thuận với nhau hay đúng hơn là điều kiện hắn đặt ra cho tôi trước khi đặt bút ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn ở uỷ ban nhân dân tỉnh ngày nào. Em hứa. Nhắc đến người xưa là anh cụt hứng ngay. Thằng nhỏ nó teo lại, em bị thiệt thòi ráng chịu. Hắn thường kết luận bằng cái luận cứ chắc nịch, đầy tính đe dọa ấy. Và chấm câu bằng cái nhếch mép mà mấy đứa em tôi ngày xưa vẫn phê bình là vô cùng đểu cáng.

Tắt làm gì. Để đèn nhìn mới phê. Vừa mới tắt ngọn đèn, tôi lại chiều hắn, mở lên. Bao nhiêu lần tôi chiều hắn. Hai bóng đèn ngủ mỗi cái sáu chục watts ở đầu giường. Đèn trần một trăm watts treo giữa khoảng vuông trắng bệch trên đầu. Đèn bàn viết cũng một trăm watts. Căn phòng sáng rực. Màn cửa đóng kín nhưng từ dưới bãi đậu xe nhìn lên, hẳn ai cũng phải nghĩ là trên này có hội hè đình đám gì đó.

Vừa tụt được cái quần lót ra khỏi một bên chân tôi là hắn chồm lên người tôi. Chiếc quần lót mầu hồng bé tí teo vướng lại một bên đùi. Tôi dạng thêm hai chân, không phải vì tôi khao khát được đón nhận cái phần thân thể nhàm chán của hắn. Chỉ vì cái đầu gối xương xẩu của hắn cấn lên đùi tôi đau nhói. Hắn miết cả con người hắn vào tôi. Cái rát ngọt luồn lách qua những nếp da, những mép thịt ẩm ướt. Chưa có lotion anh à. Mặt hắn vùi vào cổ tôi, râu ria như cái bàn chải cùn. Khỏi lotion. Tôi cắn chặt hai hàm răng. Như lúc mê đắm tột cùng. Rồi bỗng dưng hắn chống hai tay, cất cao đầu nhìn tôi. Hai con mắt đờ đẫn. Nụ cười lởm chởm lọt qua khe hở chiếc răng cửa bị sún. Thân thể hắn ập xuống chỗ hũng tôi mịn màng. Cả con người hắn vào ra phẫn nộ như cái máy bơm cũ hung hăng hút nước từ lòng giếng cạn. Chợt hắn ngoạm lấy ngực tôi, những chiếc răng thưa nhay nhay cái núm vú sần sượng. Luồng cảm giác tái tê từ ngực bên trái bò lan xuống cái bụng còn xuân. Dòng cảm giác khác, từ phần dưới thân thể chảy ngược lên. Chúng gặp nhau ở đó. Đôi dòng quấn quyện vào nhau. Tôi mở rộng vòng ôm. Tôi mở rộng đôi chân siết chặt lấy chân hắn. Anh sắp phê rồi. Hắn vừa phì phò nói vừa hùng hục như con trâu điên.

Ơ kìa, vẩy bụi đen đen lơ lửng trên trần nhà. Vẩy bụi từ từ đáp xuống ngay phía trên đầu chúng tôi. Hắn vùi mặt vào cổ tôi. Tôi nghiêng đầu để nhìn cho rõ hạt bụi lạ lẫm. Tôi ôm ghì lấy lưng hắn bởi nhớ lời hắn dặn lúc nào em thấy anh sắp phê thì nhớ ôm chặt lấy anh. Em không ôm anh, anh thấy tủi thân. Hắn sắp phê tới nơi rồi. Và tôi cũng phải cố mà tập trung để may ra thì kịp phê cùng lúc với hắn. Ì ạch. Hì hục. Tê tái. Sắp xong rồi. Tôi cố dỗ dành mình.

Sao hạt bụi cứ hạ xuống dần. Ồ không, nó nhúc nhích nữa. Trời ơi! Con nhện. Con nhện đang đu sợi tơ, thả xuống ngay phía trên hai đứa tôi. Vòi nước tắt ngúm. Dòng sông mê đắm ngưng chảy trên bụng, trong lòng vực sâu tăm tối, trên hai núm vú sần sượng. Tất cả ngưng ngang như dòng điện bị cúp.

Hai bàn tay tôi quơ quào sau lưng hắn. Hắn nhắm nghiền con mắt. Hắn miệt mài. Rong ruổi. Như tay nài ngựa. Sắp tới mức ăn thua. Con nhện xuống. Thấp dần. Thấp dần. Tôi dẫy dụa. Trong cái vòm thân thể hắn. Cái vòm chống bởi hai khuỷu tay. Và hai đầu gối. Sắp phê rồi. Tiếng reo hò. Cùn mằn. Thô lỗ. Con nhện. Trời ơi. Con nhện xuống. Sát cái đầu. Bù xù tóc tai. Tôi hoảng hốt. Đẩy hắn ra. Thân thể hắn tuột. Khỏi hõm sâu tôi. Tôi ngỏng đầu dậy cố nhìn cho rõ. Vệt nước nhờn mầu trắng vạch ngang da bụng. Hắn ngã bật qua một bên. Tôi không ngờ mình mạnh như thế.

Hai mắt hắn trợn tròn. Miệng hắn há hốc. Em sao vậy. Em làm gì vậy. Điên à. Tôi chống tay vùng dậy. Con nhện đâu rồi. Tôi sợ những con nhện độc. Chồng tôi chết vì nhện độc trong một chuyến công tác miền núi. Tôi chống tay lùi ra cạnh giường. Hắn co đùi che bớt miếng dưa cải muối rũ xuống quá nhanh sau cơn mê loạn không tròn. Em điên hả. Sợ có bầu thì nói trước, làm gì mà xô đẩy như vậy.

Con nhện không còn đó để tôi dùng làm tang chứng. Tôi kéo cái gối, đắp lên cái mảng đen nhầy nhụa. Đã hứa là không bao giờ nhắc đến người xưa. Nên tôi thì thầm xin lỗi hắn. Để tối em bồi thường cho anh.

Cô làm gì mà láo liêng con mắt như bị ma ám vậy. Hắn gầm gừ. Chồng tôi ngày xưa có bao giờ gầm lên với tôi như thế đâu. Nhưng thôi, đã hứa không nghĩ tới người xưa. Biết vậy, tôi để con nhện đốt hắn cho biết thân. Hắn lại có bảo hiểm. Thiệt tình. Hẹn lần sau vậy.

Tôi nhoài người tới bên hắn, vuốt ve cái phần nhơm nhớp mềm hơn bất cứ phần mềm nào trên thân thể hắn, “Hẹn lần sau vậy, con trai!”

Cánh cửa phòng thứ nhất bật mở. Một bóng người bù xù đầu tóc bước ra, nhập vào vũng sáng lờ mờ vuông phòng khách nhập nhòe ánh sáng phát ra từ cái màn ảnh hình chữ nhật nhấp nháy. Chưa ngủ sao ông anh. Ngủ sao được mà ngủ. Luyện tới bộ thứ mấy rồi. Hồi thứ ba mươi hai. Phim gì dài thấy mẹ. Phim Tầu mà; không dài đâu còn là phim Tầu nữa. Cánh cửa phòng thứ hai mở hé. Người thanh niên nằm ngả trên sofa vội chống tay ngồi dậy. Tới bà này nữa. Sao giờ này còn thức. Những con mắt soi mói. Chiếc áo ngủ mỏng như tờ giấy viết thư tình thời xa xưa. Ngủ không được. Ông ấy đâu. Trong phòng chứ đâu. Cái bóng mỏng mềm buông xuống một góc sofa. Mùi hương lạ lênh đênh. Bàn tay dơ cao cái dụng cụ điều khiển máy băng hình bấm cái nút ngưng. Tiếng đấu kiếm loang choang sựng lại. Tên sát thủ đứng yên. Chân co chân duỗi. Thanh kiếm giả nâng ngang chân mày. Cái miệng hét ngập ngọng nửa chừng cái câu tiếng Việt Chợ Lớn ngưng ngang. Chị sao vậy. Sao lại khóc nữa rồi. Phải em mở ti vi ồn quá không. Cứ coi đi kìa, tôi không sao đâu.
Cứ coi đi. Thôi em tắt phim đi ngủ sớm vậy. Ừ phải rồi, mày luyện phim thấy sợ. Tối ngày sát thủ với ngai vàng. Bọn Tầu chẳng những nó lấn đất bên kia mà còn còng luôn cả cái đầu bọn chúng mày tận bên này. Cứ để cho chú ấy coi mà. Anh ấy đâu rồi chị. Bốn con mắt nhìn chòng chọc vào đôi vú no căng. Trời ơi. Em trong giấc mơ anh cũng có đôi vú đầy như thế. Ngày nào bọn khoa học gia chế được loại thuốc tạo giấc chiêm bao mình sẽ mua để dành. Làm tình trong chiêm bao cứ hay bị sượng lại và đứt phim ở cái lúc sắp phê, tức chết được. Chị vào ngủ đi. Hai chú vào trước đi. Chút xíu đã. Sao vậy. Sao vậy. Sao vậy. Mùi thịt da đánh thức ma quỷ dậy. Mùi thịt da trong bóng tối đậm đặc sỗ sàng hơn bàn tay cô gái điếm chuyên nghiệp. Mùi thịt da đánh thức cả cái phần mềm mại nhất trên hai thân thể đàn ông. Chị vào ngủ trước đi. Giọng đàn ông khàn đục. Người đàn bà nhận ra được cái âm hưởng khao khao ấy. Thứ âm thanh của con thú trong mùa giao phối làm nổi những vệt gai ốc trên thân thể người đàn bà. Thôi good night hai chú.

Dạ, good night chị. Mai nhớ trả tiền nhà cho thằng superintendent. Ô-kê. Người đàn bà tất tả đứng dậy. Chị nghe ra tiếng gầm gừ của con thú khát khao bên bờ dục vọng. Thôi good night hai chú. Dạ, good night chị. Trời ơi cái eo. Ngày xưa thày Việt văn bảo chiết yêu là chít eo. Cái eo này không chít cũng thon. Cái eo Việt Nam ở Ngã ba Ông Tạ. Cái eo Việt Nam ở xứ người. Bốn con mắt gian xảo đào sâu vào bóng tối tìm nhau, chia nhau một ý nghĩ. Tiếng thở dài. Cái đồ bấm máy băng hình còn nằm cứng trong tay. Thì thào. Thằng chả lucky thấy mẹ. Có con vợ làm vốn. Vẫn thì thào. Nhiều lúc tôi muốn sát thủ rồi đoạt cái ngai vàng của thằng chả quá. Mày bị bọn Tầu nó ám. Ông có chắc là không bao giờ ông nghĩ đến chuyện đoạt cái ngai vàng thơm phức đó không. Shut up. Mai nhớ trả tiền nhà cho thằng superintendent. Ông có dám chắc ông không khi nào thấy bà ấy trong giấc ngủ không. Ông có dám chắc không. Nói đi, dám không. Sư mày, trễ hạn trả tiền nhà rồi đó. Hay là ông đã có mấy em trong cuốn lịch Tầu của bọn bá quyền Trung quốc rồi.

HOÀNG CHÍNH (Canada)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 20191:02 CH(Xem: 17279)
Cùng với câu thở than đời người ngắn ngủi, bàn tay hắn đáp xuống trên đùi chị, nhẹ nhàng như chiếc lá rụng xuống thảm cỏ mượt mà. Cái miệng hắn không ngừng bài giảng thuyết của nhà truyền giáo đang cố đưa ra những giáo điều mê hoặc, “Bao lâu này tôi mơ tưởng được một người đàn bà ghen vì mình như thế mà không gặp. Tôi yêu cơn ghen của chị; cho tôi phần còn lại của cơn ghen đó đi. Quên anh ấy đi. Tôi có bà con ở Vancouver, hai đứa mình bay qua đó lập nghiệp. Cho tôi xin tình yêu của chị, cho tôi xin phần còn lại của cái ghen tuông mờ mắt của chị. Chị đã dành cho anh ấy quá đủ rồi. Anh ấy đã hưởng trọn vẹn cơn ghen đầu mùa. Chị cho tôi cơn ghen cuối mùa này đi. Tôi yêu chị mà! Chị yêu lại tôi nghe... yêu tôi nghe...”
23 Tháng Chín 201911:43 CH(Xem: 18748)
Nhà em có 4 chị em gái. Chị hai Tím có vẻ đẹp sắc cạnh, rạng rỡ, tính tình lại ương ngạnh, gai góc cứng đầu. Từ nhỏ đôi mắt 1 mí đã xếch ngược và đôi môi cong cớn hay lý sự dỗi hờn. Cái tên Lê An Đậu Tím của chị là đề tài của một vùng, một trường, một thời và của một truyện ngắn em đã viết.
21 Tháng Chín 20196:18 CH(Xem: 18351)
Trong thời gian tôi ở trại, hắn luôn gởi đồ thăm nuôi cho tôi qua tay ông Thái trưởng tù. Lần nào tới tay tôi cũng bị tay Thái xén bớt ngay trước mặt tôi nhưng biết làm sao. Thời ấy mỗi cử mỗi động đều bị rà soát mà hắn là một cán bộ công an còn tôi lại là một phạm nhân. Rồi tôi theo bạn tù chuyển lên Quang Hiển để lao động, hắn cũng theo lên, cũng gởi đồ cho tôi. Xin cho tôi được làm đầu bếp, em tôi lùa vịt, công việc nhẹ nhàng hơn các người tù khác. Nhưng sau tôi khẳng khái cương quyết không nhận tình thân của hắn dành cho tôi và không muốn gặp hắn nữa. Chúng tôi lại xa nhau...
21 Tháng Chín 201912:15 SA(Xem: 19509)
Hắn bị đụng xe vào buổi chiều và đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện huyện.Hắn hôn mê từ đó cho đến sáng hôm sau mới hồi sức nhưng vẫn ở trong trạng thái mê tĩnh. Đôi mắt khẻ lay động, cơ thân muốn rướn lên nhưng có một sức mạnh vô hình trì níu lại, đôi môi khô khốc, hắn khao khát được một vài giọt nước , tôi bón cho hắn từng giọt từng giọt và tay luôn nắm bóp trên vầng trán, vùng ngực gây cho hắn cảm giác êm dịu, ru vào giấc ngủ chập chờn.
11 Tháng Chín 201910:25 CH(Xem: 18654)
Đầu tiên là triệu chứng khó thở kéo dài nhiều giờ. Đó là điều khó hiểu với một người không phải là cuờng tráng song sức khỏe có thể được gọi là sung mãn như ông. Bác sĩ riêng đã loại trừ ngay cái bệnh buộc phải lập tức i-zô-lê( biệt lập), hoành hành bởi con vi trùng mang tên một nhà bác học Đức. Nơi ông ở cũng chưa đến nỗi phải suốt ngày đeo mõm chó cả khi ra đường lẫn ở trong nhà như thành phố Bác - Ki nọ mù mịt bụi khói gần đây mà ông thường thấy trên phim, ảnh.
08 Tháng Chín 201911:54 CH(Xem: 19026)
“Ối... giời đất ôi!” Tiếng rú hoảng kinh của người đàn bà dưới khoang thuyền vọng lên, tiếng được tiếng mất trong gió lộng khi con sóng hung hãn đập mạnh vào lớp vỏ kim loại bên mạn thuyền. Chiếc du thuyền chao chọng, lắc lư như món đồ chơi trong tay đứa trẻ tinh nghịch. Nước văng tung tóe lên cả mặt sàn gỗ đầy vân. Người đàn ông một tay bám chặt lấy cột buồm, một tay rà lại những nút buộc chiếc áo phao mà gió gắn chặt vào người. “Không sao đâu,” người đàn bà dán mình vào chỗ ngồi ởđuôi con tàu, chiếc áo phao màu cam sáng rực dưới ánh sáng mờ ảo của một ngày vừa chớm. Chị nghểnh cổ nói vọng xuống khoang. “Du thuyền chứ có phải ghe đánh cá của ngư dân đâu.” Rồi chị lẩm bẩm,“Đến siêu bão cũng chả sao.” “Cứu mẹ con cháu với!” Tiếng gào khan của một người đàn bà văng vẳng trong tiếng hú của gió. Người đàn ông nghểnh cổ, nhìn xuyên qua màn hơi nước mờ đục. “Hình như có người kêu cứu.” Anh ta nói lớn. Trái tim quýnh quáng trong lồng ngực. Người đàn bà trong áo phao màu cam hỏi
06 Tháng Chín 20193:37 CH(Xem: 18807)
Camie là người nữ đồng nghiệp duy nhất trong số các đồng nghiệp nam làm chung một group gồm chỉ có ba người : hắn , Dick và Dan, cả ba đều là người Việt Nam. Camie là người Philippines , nước da trắng, mắt to, tóc dài, thân hình thon gọn, eo nhỏ mông to. Nhiều lần lão Dick thèm thuồng nói với hắn - Camie sống cô đơn độc thân một mình đang khao khát một tình yêu.
28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 16923)
Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong. Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.
19 Tháng Tám 20193:54 CH(Xem: 18999)
Tôi đứng một mình bên cửa sổ. Đêm lặng. Ngọn đèn hành lang rọi xuống chậu cây chi mai đang nở hoa trắng, tạo thành một quầng sáng đơn độc. Tôi vốn có thói quen đọc sách khuya. Những lúc đêm khuya thanh vắng, khi người đời đã chìm trong mộng mị, là lúc tôi thả hồn mình lang thang với những con chữ. Đọc đến một lúc nào đấy, cảm thấy đầu mình u mê, tôi hay tới bên cửa sổ, đứng khoanh tay nhìn ra ngoài hiên. Tôi thường hay nhìn một cách vô định vào bóng cây sấu già đang chập chờn cô đơn khua lá. Như là một phép dưỡng sinh cho mắt. Từ hôm có chậu chi mai thì hồn tôi trút cả vào chậu cây nhỏ xinh đang nở hoa trắng xoá. Tôi say mê ngắm. Tôi đang mê đắm vẻ đẹp của một loài hoa đã từng được bao thi nhân từ cổ chí kim ca tụng…
16 Tháng Tám 201910:07 CH(Xem: 20622)
Gần 5 năm mới nhận được tác phẩm thứ hai của Nguyễn Trung. Truyện của ông rất đặc biệt, với lối hành văn cuốn hút, mạch truyện chuyển đổi gọn nhanh như những đoạn phim ngắn. Không khí truyện huyền ảo nhưng rất gần với xã hội chúng ta đang sống. Mời quý độc giả và văn hữu cùng vào không gian truyện “Rắn xanh chấm đỏ” của nhà văn Nguyễn Trung. Tạp Chí Hợp Lưu