- Thư Tòa Soạn 91
- Tạ Chí Đại Trường: Tù Binh Chàm, Lực Lượng Sản Xuất Riêng Biệt Của Lí
- Nhớ Mẹ
- Tình Thế Những Người Viết Trẻ Hôm Nay
- Nói Chuyện Với Ly Hoàng Ly
- Ly Hoàng Ly Và Bóng Đêm
- Nói Chuyện Với Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hoàng Diệu Trong Không Gian Cổ Tích Huyền Ảo
- Theo Tôi Đi
- Người, Việc, Và "quán Tính..."
- Đại Hội X (2006) Đảng Cộng Sản Việt Nam:một Đại Hội Tiền Chế (phần 1)
- Đại Hội X (2006) Đảng Cộng Sản Việt Nam:một Đại Hội Tiền Chế (phần 2)
- Thơ Rumi
- Đêm
- Người Đi Xin Nước Mắt
- Tìm Anh
- Gương Thần
- Em Hỏi
- Trời Thu
- Đối Thoại Cùng Người-đàn-ông-có-trái-tim-bên-phải
- Không Có Cửa
- Luân Hoán: Ở Quán Cà Phê Factory
- Người Vác Chõng Tre
- Thế Dũng Phỏng Vấn Viên Linh: Văn Chương Tôi Không Phục Vụ Niềm Vui
- Qua Thời Gian
- Cuộc Tháo Thân Khỏi Địa Ngục
- Tiểu Thi
- Chân Dung Bội Bạc Vỗ Rền Bờ Vai
- Tấm Bản Thứ Hai
- Một Ngày Như Vậy
- Duyên Phận
- Đọc "xóm Đạo" Của Nguyễn Ngọc Ngạn
- Văn Hữu Và Bạn Đọc H L 91
- Mạn Đàm Văn Học H L 91
- Giới Thiệu Sách H L 91: Hoàng Mai Đạt Phụ Trách
- Thể Thơ "thất Ngôn Xen Lục Ngôn": Sự Sáng Tạo Thể Loại Đầu Tiên Trong Lịch Sử Văn Học Việt Nam
Không có ai tự ứng cử hay được Đại hội đề cử được vào BCHTW * Bộ Ngoại Giao không có ai vào TWĐ, chỉ một người làm Dự khuyết TWĐ * Công khai kêu gọi đề phòng “diễn biến hòa bình”
Hai mươi năm sau ngày quyết định “đổi mới” để sống còn, ngày 18/4/2006, Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN ] triệu tập Đại Hội X để bầu Ban Chấp Hành Trung Ương [BCH/TW], Bộ Chính Trị [BCT], Ban Bí thư [BBT], cùng các Ủy Ban Trung Ương; đồng thời, qui định kế hoạch cho nhiệm kỳ 2006-2010.
I. TRẺ TRUNG HÓA?
Từ Hội nghị 12 khóa IX (15/9/2005), đã bắt đầu bàn về nhân sự. Trần Đình Hoan, UVBCT, Trưởng Ban Tổ Chức TW (sinh năm 1939, Hưng Yên, cựu BT Lao động, Thương binh & Xã hội), và Nguyễn Đức Hạt, UV/TWĐ, Phó Trưởng Ban Tổ Chức TW đã xa gần nhắc đền sự trẻ trung hóa khó tránh. Nửa cuối của thập niên 2000-2010 đánh dấu sự già nua của thế hệ trẻ nhất thuộc lứa tuổi nội chiến Quốc-Cộng hay Nam-Bắc. Vào năm 2006, người lớn tuổi nhất của BCT, Thủ tướng Phan Văn Khải, sinh ngày 25/12/1933. Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc Phòng, cũng đã 71 tuổi. Ba mươi mốt năm trước, Tướng Trà mới chỉ giữ cấp Trung đoàn trưởng. Mãi tới cuộc chiếm đóng Kampuchea ông Trà mới lên cấp Tư lệnh Sư đoàn (1977-1982), rồi Phó Tư lệnh Quân Khu 9 (1985-1988), trước khi lên nắm Tư lệnh Quân khu 3 (1989-1993). Trong khi đó, người ta hầu như biết rất ít về những nhân vật như Thượng tướng Phùng Quang Thanh, đương kim Tổng Tham Mưu trưởng, hay Thượng tướng Lê Văn Dũng, Bí thư TWĐ, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị. Người trẻ nhất trong BCT, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng, cũng chỉ lập danh từ chiến dịch ngăn chặn “đường dây buôn lậu vũ khí Trung Cộng” trong thập niên 1980, bắt giữ những nhân vật thuộc nhóm Mai Văn Hạnh-Trần Văn Bá, v.. v... trước khi được gửi qua O-stra-li-a [Úc] huấn luyện. Sau 20 năm mở cửa và đổi mới, Việt
BCT khóa IX đưa ra ba hạn tuổi cho những người ở hàng ngũ lãnh đạo: 60-70 ở BCT, 50-60 ở BCH/TW, và dưới 45 cho các UVDK/TW. Những hạn tuổi này trên thực chất loại bỏ rất nhiều cán bộ khả năng như Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, v.. v...
Cho tới đầu năm 2006, vấn đề nhân sự cũng như kế hoạch tổng quát vẫn chưa dàn xếp xong. Hội nghị 13 khóa IX, nhóm họp tại Hà Nội từ ngày 11 tới 18/1/2006, diễn ra trong bầu không khí khá đặc biệt. Các cơ quan truyền thông không nhắc gì đến những nhân vật “Thái thượng hoàng” một thời của chế độ như Đỗ Mười, Lê Đức Anh hay Võ Văn Kiệt. Hai nhân vật được nêu tên trong ngày khai mạc là Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung Ương; và, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi đó, hình Nguyễn Minh Triết xuất hiện trên báo Sài Gòn Giải Phóng , nhưng phụ đề là đang chủ tọa phiên họp Hội nghị tại Cần Thơ. (SGGP, 12/1/2006)
Hội nghị trung ương lần thứ 14, khai mạc ngày 20/3 [tới 24/3/2006], diễn ra khá căng thẳng ở Hà Nội. (ND, 20/3/2006)
Hai phái đoàn Trung Hoa và Cộng Hoà Nga có mặt tại Hà Nội trong dịp này. Phái đoàn Bắc Kinh do Giả Khánh Lâm [Jia Qinglin], một trong 9 ủy viên thường trực Bộ Chính trị CSTH (khóa XVI), cố vấn thứ nhất của Đảng (Chủ tịch Ủy Ban Toàn Quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân TQ [National Committee of the Chinese People’s Consultative Conference], tương đương với Mặt Trận Tổ Quốc của VN) cầm đầu, đến Hà Nội ngày 20/3. Giả Khánh Lâm tiếp xúc một số lãnh đạo đảng CSVN, và trước khi rời Việt Nam, ghé thăm Đà Nẵng, thành phố cảng quan trọng nhất miền Trung, nơi Bí thư có thể vào BCT [BCHTW] trong khóa X, do những nỗ lực cải cách xã hội (như tập trung ăn mày vào một đảo, hay truy diệt các tội phạm xã hội). Phái đoàn Nghị sĩ Mat-scơ-va do Bazukin Yuri Alexandrovich hướng dẫn, đến Hà Nội ngày 21/3. (Một chuyên viên Nga cho rằng Cộng Hòa Nga hiện nay chỉ muốn liên hệ kinh tế với Việt
Tạm thời, phe bảo thủ “thân Bắc Kinh” có vẻ đang thắng thế. Nhưng hai phe đối nghịch có lẽ đã đạt một giải pháp trung dung, hơn trừ diệt lẫn nhau. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh—mà nhiệm kỳ 2001-2006 được đánh dấu bằng những vụ tham nhũng khổng lồ tại một số cơ quan chính quyền—được tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa. Có người cho rằng chính Tổng Bí thư Mạnh phải chịu trách nhiệm, vì ít nhiều đã có nguồn thông tin chính xác về những vụ tham ô trên. Nhưng trên phương diện lý luận Đảng, ông Mạnh (cùng BCT) được khen ngợi là dám mạnh tay với tham nhũng, như đã đề ra từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ 6 (lần 2, khóa VIII) và lập lại trong Nghị quyết lần thứ 4 và 9 khóa IX (tháng 2/2004).
Tại Bộ Chính Trị, 8 người ra đi:
[2]. Trần Đức Lương:
Ở số tuổi 69, nhiều người tin rằng Trần Đức Lương sẽ rời chức Chủ tịch Nhà Nước.
[3]. Phan Văn Khải:
Ở số tuổi 73, nhiều người tin rằng Phan Văn Khải sẽ rời BCT cũng như chức Thủ tướng.
[7]. Phan Diễn:
Một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư. Tuy nhiên, quá hạn tuổi.
[10]. Phạm Văn Trà:
Về hưu.
[11]. Nguyễn Văn An:
Mặc dù đã 69 tuổi, Nguyễn Văn An có triển vọng thay Trần Đức Lương [Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nhà Nước?]. Tự nguyện về hưu.
[12]. Trương Quang Được
Có thể thay Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc Hội. Nhưng về hưu.
[13]. Trần Đình Hoan:
Ở tuổi 67, lẽ về hưu quá sớm.
[14]. Nguyễn Khoa Điềm:
Vẫn còn trong tuổi ra tái tranh cử BCT, nhưng có tin đã tự ý rút lui, vì một lý do nào đó.
Ngoài 8 người trong BCT trên, nhân vật về hưu khác là Phó Thủ tướng Vũ Khoan thuộc Ban Bí thư.
Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng ông có triển vọng vào Bộ Chính Trị; kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại Giao, và cũng có triển vọng lên chức Thủ tướng, nếu Việt Nam đặt nặng hơn khía cạnh ngoại giao. Nhưng dù còn khoẻ mạnh, sáng suốt, vẫn phải về hưu. Đây là một mất mát lớn, dù Đảng CSVN đưa Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trẻ hơn 7 tuổi, vào BCT, kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao.
II. TĂNG CƯỜNG SỰ KỀM CHẾ CỦA ĐẢNG:
Từ năm 2003-2004 cũng bắt đầu có khuynh hướng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là một điều khó tránh vì đại đa số dân chúng đã mất hết niềm tin vào Đảng. Trong khi đó, sau 20 năm đổi mới, lãnh đạo Đảng CS tin rằng họ đã vượt qua giai đoạn hiểm nghèo, sống còn qua giai đoạn khủng hoảng sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Bang Sô viết Nga. Đã đến lúc chỉnh đốn lại nội bộ Đảng. Bản Dự thảo Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội X cũng nhấn mạnh nhu cầu xây dựng và củng cố tổ chức Đảng.
Nhu cầu xây dựng “đảng cầm quyền” đã được nêu lên từ thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ 6 (lần 2, khóa VIII) và lập lại trong Nghị quyết lần thứ 4 và 9 khóa IX (tháng 2/2004). Trong bài diễn thuyết về “Xây Dựng Đảng Cầm Quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam” tại cuộc Hội thảo lý luận giữa hai Đảng CS Việt Nam và TQ ngày 16/2/2004, Giáo sư/Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng (Bí thư Hà Nội, mới được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội) khẳng định các Nghị quyết từ Đại hội VI tới Đại hội IX đều chủ trương “Đảng ta” lãnh đạo, nhưng vô nhiễm; chỉ những cá nhân được phân công thực thi hay kiểm soát các quan điểm, kế hoạch của Đảng sẽ chịu trách nhiệm, nếu xảy ra sai trái. (Xem Hội thảo lý luận giữa Đảng CSViệt
Nỗ lực “thánh hóa” đảng này hẳn có những khó khăn. Đảng là một tổ chức, không thể có những quyết định về chính sách hay nhân sự. Những người điều hành đảng—dù tập thể hay cá nhân—thường nhân danh đảng vô nhiễm. Khi bị phê bình hay tự phê, ít khi họ thành khẩn nhận trách nhiệm và sửa chữa. Ví thử có tự nhận trách nhiệm và sửa sai, những tai hại đã xảy ra. Ngoài ra, vì các đảng viên cũng chỉ là người, với đầy đủ hệ lụy của con người. Nói chỉ là bạc, mà im lặng là vàng. Ngay đến các ngự sử thời phong kiến rất hiếm người chịu cắt lưỡi hay đuổi về vườn như trường hợp Phan Đình Phùng; nói chi những người thuộc ban kiểm tra Đảng, giữa thời thế mà châm ngôn cuộc sống là kinh tế quyết định mọi việc.
Ngày nào chưa có một định chế kiểm soát và giữ quân bằng quyền lực [check and balance ] của đảng và nhà nước, sẽ khó thể tạo được lòng tin của đại đa số đảng viên và nhất là dân chúng. Muốn có một định chế như vậy, đảng không thể vừa cầm quyền vừa tự kiểm soát mình. Cần có những cơ quan độc lập giúp tay trong việc kiểm tra, như hệ thống truyền thông, hệ thống tư pháp độc lập, hệ thống dân biểu và, nếu cần, một vài đảng đối lập.
III. CHỐNG THAM NHŨNG?
Một trong những quốc nạn trầm trọng nhất là tham nhũng. Tham nhũng lan tràn trên mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội. Từ chợ búa tới pháp đình. Từ trường học tới đường phố. Trong nhiều thập niên, Việt
Gây sôi nổi dư luận nhất là vụ án “siêu ban” PMU [Project Management Unit] 18, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải [GT-VT] bùng nổ lớn từ giữa tháng 3/2006. Thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến bị mời tới làm việc tại cơ quan C-14 (cảnh sát điều tra tội phạm xã hội) về những vụ nhũng lạm quyền thế, ăn hối lộ hàng chục triệu Mỹ Kim tại PMU 18, tức cơ quan quản trị một số kế hoạch xây dựng và phát triển giao thông-vận tải bằng ngoại viện và vốn mượn từ các cơ quan tài chính thế giới (FDI và ODA). Vụ án “420B” này được phát hiện từ tháng 1/2006 khi Tổng Giám đốc PMU 18, Bùi Tiến Dũng (con trai một cựu Tướng thế lực), bị câu lưu về việc đánh cá bóng đá Âu châu lên tới hàng triệu Mỹ kim, và tung tiền “chạy án.” Tổng Giám đốc công ty thầu xây cất Hoa-Việt và Phó Tổng Giám đốc công ty Sông Đà ở Huế cũng đã bị bắt vì lo lót chạy tội cho Bùi Tiến Dũng; trong khi Trưởng phòng Kế hoạch PMU 18 bị khởi tố, cùng một số viên chức khác. Báo chí Việt
Đích thân Thủ tướng Phan Văn Khải, Thường vụ BCT Phan Diễn (cầm đầu tiểu ban 6(2) chống tham nhũng), cùng nhiều lãnh đạo Đảng CSVN tuyên bố sẽ thẳng tay xử lý. Cho tới thời điểm này, Nguyễn Việt Tiến—Bí thư Đảng bộ GT-VT, cựu Tổng Giám Đốc PMU 18, cấp chỉ huy cũ của Bùi Tiến Dũng—là đảng viên cao cấp nhất đã bị ngưng chức ngày 29/3, ngưng sinh hoạt đảng từ ngày 3/4, tạm giam ngày 4/4, và đã nhìn nhận hai tội “thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng,” và “cố ý làm trái phép các qui dịnh về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” theo điều 144 và 165 Bộ luật Hình sự. (Tuổi Trẻ, 2-14/4/2006) Dù việc ăn chặn các kế hoạch thầu “lên tới 30% ngân quĩ qui hoạch” là một điều bí mật ai cũng biết tại Việt Nam, đã nhiều năm, Bộ trưởng Đào Đình Bình, Phó Bí thư Đảng bộ GT-VT, cũng bị áp lực phải từ chức, trong khi chờ đợi kết quả những cuộc điều tra rộng lớn hơn, có thể lan tới Tổng cục đường sắt và Hàng không Việt Nam. (Hà Nội Mới, Tuổi Trẻ, 2/4/2006; AP, 1/4/2006) “Luật im lặng,” theo lời đồn, áp dụng cho các cấp từ hàng Bộ trưởng và Ủy viên Trung ương Đảng trở lên. Trong những vụ tham nhũng hay hối mại quyền thế trước đây, Thứ trưởng là cấp cao nhất bị trừng phạt chiếu lệ, “giơ cao, đánh khẽ”—kiểu những người từng bị dính líu vào vụ án ở Bộ Nông Nghiệp, Tổng Công Ty Dầu Khí hay Năm Cam chưa xa.
Những ngày kế tiếp, thêm nhiều nhân vật bị cáo liên hệ đến nỗ lực chạy án. Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Phó Tổng cục trưởng TC Cảnh sát, thủ trưởng cơ quan điều tra tại Bộ Công An, phải đứng ra ngoài vụ án “420”, rút tên khỏi phái đoàn tham dự Đại hội X và không được thăng chức Thứ trưởng hay UV/BCHTW. Phó chủ nhiệm Văn Phòng Thủ tướng, Nguyễn Văn Lâm, đang bị điều tra. Một cán bộ cao cấp của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, và một số viên chức cảnh sát, công an, thanh tra chính phủ cũng bị liên hệ. Có người còn tố cáo con trai Thứ trưởng thường trực Bộ Công An Nguyễn Khánh Toàn dính líu vào việc sử dụng xe của PMU 18; nhưng Thiếu tướng Đặng Văn Hiếu, chánh văn phòng Bộ Công An (mới được thăng chức Thứ trưởng), cải chính. Trong khi đó, Giám đốc World Bank ở Việt Nam, Đại sứ Nhật, và một số viên chức ngoại quốc đặc biệt quan tâm đến vụ bòn rút viện trợ phát triển của thế giới này. Hiện nay, mỗi năm Việt
Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều), 76 tuổi Đảng (mới qua đời ở tuổi 94), nhận định: “Bây giờ sự thoái hóa biến chất, quan liêu tham nhũng không còn là cá biệt mà đã tương đối phổ biến, nếu không muốn nói là phổ biến. Tôi thấy đã 20 năm đổi mới mà bây giờ hô hào chống tham nhũng là cũng hơi... tiên phong đó! Nhưng chống được không? Rất khó. Bao nhiêu năm nay vẫn hô hào. Tại sao vậy? Vì nó đã thành hệ thống rồi.Tôi đã có lần nói với một đồng chí trong Ban chấp hành trung ương (khóa IX): vừa rồi Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng, các đồng chí hô chống tham nhũng, thế sau ba năm mà tham nhũng nó vẫn trơ như đá, vững như đồng thì sẽ ăn nói sao với nhân dân đây?”
Khó thể đoán biết vụ án tham ô tại Bộ Giao thông-Vận tải liên hệ ra sao với cuộc dàn xếp nhân sự Đại hội X Đảng CSVN. Hai người đã bị gạch tên (Nguyễn Việt Tiến) hoặc xin rút tên (Đào Đình Bình) khỏi danh sách ứng cử viên vào BCH/TW khóa X. BCT triệu tập Hội nghị TW thứ 15, khóa IX, trong hai ngày 14-15/4/2006, để xem xét lại vấn đề nhân sự; và quyết định Đại hội X sẽ chỉ “họp nội bộ” theo gương Đảng CSTH từ sau ngày “cách mạng văn hóa” 1965, không mời khách quốc tế tham dự.
Từ ngày nhiệm chức, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tuyên bố chống tham nhũng. Nhiều hồ sơ đang được mở ra. Nhưng người ta vẫn hoài nghi. Tham nhũng không chỉ là căn bệnh của Việt
Tuy nhiên, có khởi đầu vẫn hơn không. Thủ tướng Dũng nên bắt chước Càn Long du Giang Bắc hay Giang
IV. MỘT NỮ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ?
Với vai trò ngày một thắng vượt của phụ nữ trong các sinh hoạt xã hội cũng như nhân số, một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc là chẳng hiểu tại sao Đảng CSVN chưa có một nữ ủy viên Bộ Chính Trị sau bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ.
Nhân vật nữ có đảng cấp cao nhất là Tòng Thị Phóng, thuộc Ban Bí thư, Trưởng ban Dân vận TW. Dĩ nhiên, còn những chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ, v.. v... nhưng rõ ràng giới phụ nữ chưa được bình đẳng.
V. ĐẠI HỘI X: SƠ LƯỢC VỀ NHÂN SỰ:
Trước Đại hội X, đã có những dự phóng về vấn đề nhân sự tại Việt
Trên đại thể, Đại Hội X vẫn chẳng mang lại thay đổi nào đáng kể. Nói theo một số chuyên viên, nó chỉ giữ nguyên “sự kế tục” (continuity) của một Đảng cầm quyền. Nhiều người nghĩ rằng phe “miền
Bộ Chính Trị Đảng CSVN khóa X gồm những nhân vật sau:
1[1]. NÔNG ĐỨC MẠNH:
Sinh [11/9]/1940 tại Cường Lợi, Nà Rì, Bắc Kạn. Dân tộc Tày.
2[8]. LÊ HỒNG ANH:
Sinh năm 1949. Một nhân vật lên rất nhanh trong ngành Công An.
Bộ Công An có thể chia làm hai: Bộ Công An và Bộ An Ninh.
3[4]. NGUYỄN MINH TRIẾT
Tên cũ: Trần Phong. Sinh ngày 8/10/1942. Quê xã Phú An, Bến Cát, Bình Dương.
27/6/2006: Chủ tịch Nhà Nước.
4[5]. NGUYỄN TẤN DŨNG:
Sinh ngày 17/11/1949 tại Cà Mau.
27/6/2006: Thủ Tướng.
29/6/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An Ninh.
Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm (kiêm Bộ Ngoại Giao).
Quốc Phòng: Phùng Quang Thanh.
GT-VT: Hồ Nghĩa Dũng (cựu Bí thư Quảng Ngãi)
Văn hóa-Thông tin: Lê Doãn Hợp.
Tài chính: Vũ Văn Ninh (Thứ trưởng)
Giáo dục-Đào tạo: Nguyễn Thiện Nhân.
Tổng Thanh Tra: Trần Văn Truyền.
Tổng Kiểm Toán: Vương Đình Huệ. (ND online, 29/6/2006; SGGP online, 29/6/2006)
5[9]. TRƯƠNG TẤN SANG:
Sinh năm 1949. Thường trực Ban Bí thư.
6[6]. NGUYỄN PHÚ TRỌNG:
Giáo sư, Tiến sĩ. Sinh ngày 14/4/1944 tại Đông Hội, Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
26/6/2006: Chủ tịch Quốc Hội. (HNM online, 26/6/2006)
7. PHẠM GIA KHIÊM (mới)
Sinh năm 1944. 28/6/2006: Phó Thủ tướng kiêm Bộ Ngoại Giao.
8. PHÙNG QUANG THANH (mới)
Sinh năm 1947. 28/6/2006: Bộ trưởng Quốc Phòng.
9. TRƯƠNG VĨNH TRỌNG (mới ):
Sinh năm 1942. 28/6/2006: Phó Thủ tướng.
10. LÊ THANH HẢI (mới)
Sinh 1949 (?).Bí thư TP/HCM.
11. NGUYỄN SINH HÙNG (mới)
Sinh 1946, Nghệ An. 28/6/2006: Phó Thủ tướng.
12. NGUYỄN VĂN CHI (mới)
Sinh năm 1943. Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra TƯ khoá X.
13. HỒ ĐỨC VIỆT (mới)
Sinh năm 1947.
14. PHẠM QUANG NGHỊ (mới)
Sinh năm 1949. 6/2006: Bí thư Hà Nội.
Ban Bí Thư:
1. Nông Đức Mạnh [Tổng Bí thư, Bí thư Quân Ủy Trung Ương].
2. Trương Tấn Sang [UVBCT; Thường vụ Ban Bí thư TW].
3. Trương Vĩnh Trọng [UVBCT; Phó Thủ tướng]
4. Nguyễn Văn Chi [UVBCT; Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra TƯ khoá IX-X]
5. Phạm Quang Nghị [UVBCT; Bí thư Hà Nội]
6. Thượng tướng Lê Văn Dũng [Bí thư TWĐ, Chủ nhiệm TCCT].
7. Tòng Thị Phóng [Ban Bí thư. Trưởng ban Dân vận TW].
8. Tô Huy Rứa [UVTƯ, Giám đốc HVCTQG Hồ Chí Minh]
Ủy ban Kiểm tra TƯ khoá X
[Gồm 14 người:
Nguyễn Văn Chi [UVBCT; BTTW, CN]; Nguyễn Thị Doan [UVTƯ, Phó CN thường trực], Trần Văn Truyền [UVTƯ, Phó CN], Phạm Thị Hải Chuyền [UVTƯ, Phó CN], Trần Hòa, Phạm Chí Hòa, Phạm Thị Hòe, Lê Hồng Liêm, Lê Văn Giản, Nguyễn Văn Đàm, Sa Như Hòa, Nguyễn Minh Quang, Bùi Văn Thế, Tô Quang Thu].
VII. VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?
Thay đổi nhân sự là một việc quan trọng, nhưng không nhất thiết báo hiệu đổi mới về chính sách.
Đại cương, ở mắt nhìn một số người, “phe miền
Điều này có nghĩa trong một tương lai gần, Việt
Những cuộc cải cách điền địa tại Việt
Không kém nhức đầu, các hạn chế về quyền tự do cơ bản cá nhân—với lý do nào đi nữa—tự chúng cũng sẽ khiến trệch đường định hướng xã hội chủ nghĩa: vì tinh thần cơ bản để xây dựng xã hội chủ nghĩa, là tự do diễn đạt ý kiến và tư tưởng để đóng góp vào việc thực hiện một nền dân chủ tuyệt đối.
Trong khi đó nhà nước ngày một nặng nề, chồng chéo, chẳng thấy một ánh hy vọng nào sẽ tự thăng hoa như Marx ảo vọng.
Ngắn và gọn, bao nhiêu thế hệ người Việt nữa sẽ bị phí phạm trong những cuộc phiêu lưu vô định hướng, từ một xã hội phong kiến, thuộc địa đã chết, tới một xã hội mới chưa đủ khả năng chào đời?
Cũng có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngày càng gần kiểu mẫu “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo kiểu mẫu Trung Hoa (tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, ba đại diện): Nếu vậy, sẽ có những cái cách về điều lệ và tổ chức Đảng; như bầu ra chức Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng Nhà Nước; Tổng Bí thư Đảng kiêm Bí thư Quân Ủy Trung Ương (chức vụ hiện nay của Nông Đức Mạnh), v.. v... Đây cũng là một biện pháp “an toàn” vì vai trò cảnh sát trưởng Á Châu mà Bắc Kinh muốn thủ diễn. Tuy nhiên, đường hầm Hán hóa chủ nghĩa Marxist lần thứ hai hầu như chẳng có lối ra, cho người Việt. Có thể nào chui vào con đường nô lệ hóa lân bang phương Bắc thêm một lần nữa?
Không ít trí thức Việt
Một giải pháp chiến lược lâu dài cho Việt
Sự liên kết này sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ một cách hữu hiệu và hợp lý kho tài nguyên thiên nhiên cũng như thị trường của mình, qua việc thống nhất hay liên minh hành động.
Nó giúp chống lại mối đe dọa thường trực của sức ép 1.5 tỉ dân Hoa—dù chính phủ trung ương ở Bắc Kinh có tham tâm bá quyền hay chăng; và/hoặc sự khuynh đảo của các thế lực tài chính khổng lồ quốc tế.
Nó giúp ngăn chặn mối đe dọa của các đợt xuất cảng ý thức hệ và truyền giáo mới—như phong trào Islam (Hồi giáo) quá khích từ Nam Á và Trung Đông, hay các tổ chức tôn giáo khác—xâm nhập, lan tràn và khuynh đảo trật tự xã hội, chính trị và văn hóa các cộng đồng trong khu vực.
Nó giúp bảo vệ những nước nhỏ yếu trong khu vực bị các lân bang hùng mạnh hơn nhai nuốt hoặc biến thành những con chim hai, ba đầu hướng về thủ đô các nước lân bang hay siêu cường.
Một Khối Liên Hiệp Đông Nam Á nhất trí sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị cho toàn vùng, trước sự bất trắc, mong manh của thế quân bằng chính trị thế giới và địa phương.
Dĩ nhiên, không dễ để tiến tới một liên minh lý tưởng như trên. Khó khăn tiềm ẩn ngay tại nội địa mỗi nước trong khu vực cũng như áp lực quốc tế. Từ vấn đề chủng tộc tới ngôn ngữ, tôn giáo, ý thức hệ. Tuy nhiên có một mẫu số chung đầy khích lệ: Sau bao thế kỷ nhập cảng các nền văn hóa ngoại nhập, đã đến người dân Đông Nam Á tổng hợp những nguồn văn minh trên, khai phá thành một nền văn hóa mới có thể bảo đảm sự tự chủ và kế hoạch hiện đại hóa.
Không có sự đoàn kết hay liên hiệp tinh thành nào mang lại hậu quả xấu.
VIII. MỘT VÀI Ý KIẾN TRONG NƯỚC:
A. Dân biểu Dương Trung Quốc đề nghị:
“Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng với dự báo thời tiết chúng ta công bố thứ hạng về trình độ phát triển cùng những món tiền nợ nước ngoài để thấm được cái nỗi nhục tụt hậu, chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình...”
B. Đại tướng Chu Huy Mân, 94 tuổi, tuyên bố:
“Vụ việc PMU18 xảy ra trước Đại hội X là không vui nhưng là may mắn. May mắn là từ thực tế để Đảng thấy Đảng vẫn có những nơi như thế đấy: tê liệt, hư hỏng. Đó là cơ hội để Đảng nhìn rõ Đảng của mình hơn, xem lại Đảng đang như thế nào, đang là gì... Nếu Đảng đặt vấn đề này đúng mức, đúng lúc thì sẽ nâng cao một bước chất lượng đại hội. Nếu đặt vấn đề xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh không đúng mức tại đại hội này, bỏ qua thực tế bày ra trước mắt thì tôi có thể nói thẳng thắn thế này: chiều 25-4 (buổi chiều bế mạc Đại hội Đảng lần X) thế nào cũng có một bài diễn văn rằng “đại hội ta thành công tốt đẹp”. Cái đẹp đó là cái đẹp son phấn bên ngoài chứ lòng người sẽ không thấy đẹp, đặc biệt với những ai còn tâm huyết.
Đảng biết bệnh thì phải chữa chứ. Trong Đảng mà viết đơn thư tố cáo nặc danh thì đâu phải là Đảng trong sạch vững mạnh? Vậy mà diễn ra rất nhiều. Đại hội lần thứ X cần mang tính tự phê bình, có trách nhiệm chất vấn TƯ vì sao như thế. Dư luận trong nhân dân và cán bộ lão thành cách mạng đang khủng hoảng niềm tin. Đảng phải thực sự nghiêm túc mới nhìn nhận sự khủng hoảng này để có biện pháp. Nhân dân là gốc, nhân dân càng tin Đảng thì càng căm ghét tệ xấu xa đang làm xói mòn trong Đảng. Nhân dân và toàn Đảng đang chăm chú theo dõi ĐH bàn bạc, thảo luận các vấn đề của chính bản thân Đảng, đòi hỏi những giải pháp mạnh để cương quyết tạo bước ngoặt mới mang tính đột phá, bao gồm một cơ chế chặt chẽ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. (SGGP, 17/4/2006)
C. Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí thư khóa VIII (1997-2001):
“Tôi đang nhớ về thời điểm này 20 năm trước, trước khi chúng ta tiến hành ĐH Đảng lần thứ VI. Tình hình lúc đó khủng hoảng nghiêm trọng.Vì sao lại như thế? Có nhiều nguyên nhân.
Phải 10 năm mới nhận thức ra được cái ấu trĩ, cái bảo thủ của mình và từ đó, Đại hội Đảng lần thứ VI xác định phải đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, trong đó tập trung những vấn đề cấp thiết về lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Khi giải quyết được vấn đề đó thì bật lên: Đó là sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. ĐH lần thứ VI đã tạo ra được bước ngoặt lớn là nhờ vậy.
Đại hội Đảng lần thứ X này, chúng ta cần đột phá về dân chủ. Bây giờ kinh tế phát triển như thế, sự nghiệp đổi mới thành tựu như thế mà Đảng vẫn suy thoái, xã hội vẫn khủng hoảng niềm tin. Tại sao? Tôi trăn trở về điều đó. Chính tại Đại hội này, Đảng phải bàn cái câu “Tại sao?” đó, tức là bàn đến xây dựng Đảng.
Đảng phải bàn về bản thân Đảng nữa chứ! Vì sao bản thân thế này, “khỏe” thế này mà vẫn yếu như vậy, thậm chí yếu nghiêm trọng, không phải yếu chỉ một con người mà yếu cả tổ chức, tê liệt tổ chức? Phải nhìn thẳng vào sự thật là bản thân anh đang đến mức như thế đấy!
Tại Đại hội lần này, khi đề ra quyết tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng để tạo ra bước ngoặt, bước đột phá thì phải có phương thức thực hiện tốt, phải làm từng bước, có thời gian, có cách chỉ đạo chặt chẽ. Chứ không thì cứ càng nói nhiều về xây dựng chỉnh đốn Đảng, càng không đạt yêu cầu. Cũng như càng nói chống quan liêu tham nhũng thì nó càng mọc lên như nấm.
Từ Đại hội các cấp ở dưới đến trên đều bàn về xây dựng Đảng nhưng bàn chưa đúng mức, có nơi bàn rất qua loa, không đặt thẳng sự thật. Thường là công thức thế này: “Bên cạnh thành tích nêu trên vẫn còn có một số điểm khuyết, thiếu sót”. Còn vì sao Đảng lại suy thoái, dân mất lòng tin thì chưa bàn thấu đáo.
Đấy chính là vì bản thân Đảng chưa giải quyết đến nơi đến chốn vấn đề của mình. Trong 3 dự thảo báo cáo chính (báo cáo chính trị, báo cáo về kinh tế-xã hội và báo cáo về xây dựng Đảng) thì báo cáo xây dựng Đảng là yếu nhất vì nói bản thân mình chưa đến nơi đến chốn, trong khi thực tiễn đầy rẫy mà vẫn coi chỉ là “bộ phận nhỏ”. Nhỏ nhưng hại vô cùng! Nó như bệnh ung thư, nếu không sớm phát hiện để giải quyết sẽ chết. Mà ở đây là đã phát hiện được rồi, đã biết rồi. Vấn đề là biết thì có giải quyết gì không? Đợt góp ý vừa rồi, tôi không thấy có ý kiến gì lớn trong các đại hội cấp dưới. Do vậy, phải quyết liệt mới chuyển biến được. Những đảng viên điều sang chính quyền, trách nhiệm đến đâu để xây dựng Đảng chân chính, đạo đức, văn minh. Còn nếu không thì vẫn thấy thành công, vẫn thấy ĐH thắng lợi mà không giải quyết được.
Hồi 1986, không đổi mới là chết, nay nếu không làm đến nơi đến chốn thì vô cùng nguy hiểm! Phải giật mình chứ, phải có cơ chế như thế nào trong công tác cán bộ. Cơ chế giám sát chưa thể hiện được. Công tác cán bộ chưa công khai được. Bộ Chính trị chịu trách nhiệm thế nào khi cán bộ chỉ lo chức, quyền, tiền? Không thể nói chung như vừa qua. Đảng không thể tách rời nhân dân thì Đại hội Đảng cũng không thể tách rời nhân dân
Xa dân nên mới quan liêu, từ đó mệnh lệnh hành chính. Đảng chưa thấy chính bản thân mình!
Phải đặt câu hỏi: tại sao Đảng ta vĩ đại như như thế mà tình hình như vậy, tại sao dân khủng hoảng niềm tin với Đảng, tại sao dân chủ chưa được đề cao?
Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền mà tại sao như vậy? Và muốn giữ được cầm quyền thì phải thế nào, chứ cứ thế này thì đạo đức, văn minh sao được? Dân nói là hư hỏng đấy!
Ngày xưa, vua coi dân là con, vua chăn dắt con dân. Nhưng ông vua minh quân còn đặt ra các chức gián quan để can mình làm những việc không đúng. Bây giờ ta đặt ra rất nhiều cơ quan can gián mà không can gián được. Thế thì dân chủ trong Đảng ở chỗ nào, cơ chế nào để đảm bảo Đảng không rơi vào đặc quyền, đặc lợi, không rơi vào độc đoán chuyên quyền của một Đảng duy nhất cầm quyền?
Bây giờ, UBKT có những báo cáo báo lên, BCT thấy không đồng ý thì dẹp đi, thế thì ai kiểm soát Đảng? Nói dân kiểm soát Đảng, anh đảng viên còn không kiểm soát Đảng huống chi người dân!
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí trước đây cũng đã có, Bác Hồ gọi là kẻ thù, là giặc nội xâm.
Tôi nhớ tinh thần NQTƯ 6 (2) được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng với tất cả tình cảm và niềm tin.
Tôi cũng thấy mình chưa đóng góp được đầy đủ, chưa thật đến nơi, đến chốn vì mình có thể làm hơn.
Thiếu dân chủ sẽ kìm hãm sức sáng tạo của toàn dân, toàn Đảng và điều đó thực sự là nguy hiểm. Nếu mở rộng, phát huy được dân chủ thì ta sẽ có nguồn lực trí tuệ vô tận của nhân dân và toàn Đảng. Tình hình lúc đó chắc chắn sẽ khác.
Quyền và tiền dính vào nhau. Dùng tiền chi phối. Đảng biết bệnh thì phải chữa chứ. Trong Đảng mà viết đơn thư tố cáo nặc danh thì đâu phải là Đảng trong sạch vững mạnh? Vậy mà diễn ra rất nhiều. (SGGP, 17/4/2006)
CHÍNH ĐẠO
(6/10/2006)