- Thư Tòa Soạn
- Thụy Khuê: Đất Nước Và Con Người
- Mai Thảo: Nhân Cách Bình Nguyên Lộc
- Nhớ Già Ung
- Bà Mọi Hú
- Ba Con Cáo
- Nhốt Gió
- Đồng Đội
- Rừng Mắm
- Thôn Quả Phụ,tham Luận Quanh Chủ Đề "x"
- Gạn Tâm
- Nhật Kí Hành Quân Trong Chiến Trận Nguyễn -tây Sơn
- Chiều
- Hợp Âm
- Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 (phần I)
- Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 (phần II)
- Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 (phần III)
- Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 (phần IV)
- Thơ Từ Nữ Triệu Vương
- Nói Chuyện Với Lại Nguyên Ân Về Việc Sưu Tập Những Tác Phẩm Đăng Báo Của Phan Khôi
- Thảo Trường, Nhà Văn Dấn Thân Với Nỗi Ý-thức Không Rời ...
- Vương Trí Nhàn: Đồng Đức Bốn Và Chất Hoang Dại Trong Thơ
- Những Câu Thơ, Một Thuở Quê Nhà
- Góc Phố Thời Gian
- Đi / Dành Dụm
- Hiếp
- Gió Không Chốn Ở
- Trăng Giữa Ban Ngày
- Cát Bụi Bay Về
- Lục Y Nhân Truyện
- Tấm Lòng
- Phụ Trang
Biên khảo và nhận định có bài của Tạ Chí Đại Trường, Chính Đạo,Nguyễn Vy Khanh, Vương Trí Nhàn... Bài “Hiệp Ước Sơ Bộ 1946” cho chúng ta một cái nhìn khá sâu sát về lịch sử cũng như về ông Hồ Chí Minh ở giai đoạn này. Nguyễn Vy Khanh viết về Thảo Trường, Phan Nhật Nam viết về Phan Duy Nhân và Tuệ Sỹ.
Mục phỏng vấn là bài nói chuyện với Lại Nguyên Ân của Thuỵ Khuê về việc sưu tập những tác phẩm đăng báo của Phan Khôi.
Phần bút ký với “Hà nội gió” của Trần Mộng Tú, “ Trên đường phố Sài gòn Hà nội” của Trần Thiện Đạo và “Góc phố thời gian” của Huỳnh Lê Nhật Tân mỗi người một vẻ, sâu sắc, lý thú.
Bên cạnh Nguyễn Bình Phương, Đình Đình, Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Đức Tùng, Hoàng Mai Đạt là những sáng tác góp mặt lần đầu với độc giả Hợp Lưu, như Nguyễn Đình Tú, Đặng Thân, Trang Luân...
Truyện dịch kỳ nầy Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu Phạm Xuân Hy với Lục Y Nhân Truyện.
Thi ca có sự góp mặt của các thi sỹ Dư Thị Hoàn, Từ Nữ Triệu Vương, Xuyên Trà, Nguyễn Đông Giang, Vũ Tiến Lập, Cát Du, Bùi Vĩnh Phúc, Trần Anh Thái, Chu Vương Miện, Đỗ Quyên...
Đặc biệt, nhà văn Bùi Bích Hà nhận xét về truyện ngắn “Em lỡ cở” của Đình Đình: “Chỉ với 10 trang giấy nhỏ, Đình Đình vẽ đủ bức tranh sầu muộn về tuổi xuân của những cô gái Việt Nam trong cái xã hội nhiễu nhương hiện nay ở quê nhà”.
Mục Diễn Đàn Hợp Lưu kỳ nầy trích đăng lại nguyên văn bài phát biểu của ông Nguyễn Khoa Điềm trong đại hội lý luận phê bình toàn quốc với hơn hai trăm đại biểu thuộc các ngành sinh hoạt lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nhóm hộp tại Hà Nội vào đầu tháng 3-2006 để thảo luận kế hoạch cho 5 năm sắp tới. Hợp Lưu, tạp chí hải ngoại đã thực hiện cuộc phỏng vấn với nhà văn Nguyên Ngọc cách đây hơn 3 năm, và đã đăng lần đầu các truyện của “Bóng Đè”, cũng xa gần được (bị) đề cập.
Ngoài ra, Hợp Lưu trích đăng lá thư ngỏ của Nguyễn Tiến Trung, một sinh viên Việt Nam đang du học tại Pháp gởi giới lãnh đạo Việt Nam nhân đại hội X của đảng CSVN.
Khi báo sắp lên khuôn, tháng Tư bắt đầu với những cơn mưa tầm tã ở California, nhận được tin nhà thơ Tâm Thanh Tuyền đã mất ở Minessota Hoa Kỳ. Sự ra đi của ông là một cái tang chung cho văn học Việt Nam. Tạp chí Hợp Lưu và toàn thể văn thi hữu trong ngoài Việt Nam xin kính gởi đến tang quyến lời thành kính phân ưu.
ĐẶNG HIỀN