- Mục Lục H L 108
- Thư Tòa Soạn Hợp Lưu 108 Xuân Canh Dần
- Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa
- Việt Nam Toàn Tỉnh Dư Đồ -xét Lại Kết Luận Của Harold E. Meinheit Và Nguyễn Đình Đầu
- Giá Trị Lịch Sử Và Ý Nghĩa Hiện Đại Trong Tác Phẩm " Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn" Của Trần Quốc Tuấn
- Phỏng Vấn Nhà Thơ Đặng Hiền
- Cổ Tích Xuyên Tạc
- Ba Năm Sau
- Cò Quăm
- Đức Tin
- Trăng Cho Du Tử Màu Thi Sỹ
- Nhai Nhựa (trích Tiểu Thuyết Giải Cấu)
- " Marguerite Duras Đã Cư Ngụ Nơi Đây..."
- Khúc Dạo Đầu Cho Một Nền Văn Chương Xốc Xếch
- Bạn Tôi
- Chân Dung Cuối Cùng
- Tận Đời
- Không Gian Sống Và Ngôn Ngữ Hội Hoạ Của Lê Thánh Thư
Hợp Lưu 108 đến với quí độc giả và văn hữu trong không khí đón mừng Xuân Canh Dần 2010. Thêm một năm trôi qua, cuộc cách mạng truyền thông cũng đã bước thêm một bước dài bảy dặm. Theo tốc độ của truyền hình và internet, thói quen của con người cũng dần dần thay đổi. Với mức độ tự do gần như tuyệt đối, internet chuyển tải mau chóng những thông tin, phục vụ con người hữu hiệu hơn, đại chúng hơn. Nhưng, internet cũng đang đưa đến sự phá sản của một số nhật báo, tạp chí và nhà xuất bản trên thế giới. Những tạp chí chuyên về nghệ thuật văn chương Việt Nam ở hải ngoại cũng không ngoại lệ, lần lượt đình bản.
Song song với báo in phát hành mỗi hai tháng, Hợp Lưu đang cải thiện trang Hợp Lưu điện tử [tại địa chỉ www.hopluu.net] nhằm phổ cập bài vở tiếp cận với yếu tố thời điểm và với vòng tay mở rộng hơn. Tuy nhiên, Hợp Lưu báo in vẫn là tài liệu được lưu trữ tại thư viện Quốc Hội, trường đại học và một số thành phố tại Hoa Kỳ, Canada, Úc... Tạp Chí Hợp Lưu trong thời gian qua tồn tại được không do một tình cờ may mắn, mà là kết quả của bao hy sinh, đóng góp tích cực của văn thi hữu trong và ngoài nước, cùng sự hỗ trợ không ngừng của quí độc giả tiếp hơi cho Hợp Lưu sống còn để tiếp tục công việc truyền thông mà chỉ những người ở hải ngoại mới có cơ hội thực hiện.
Hợp Lưu 108 Xuân Canh Dần với hoạ phẩm Dâng của họa sĩ Đinh Cường như một lời cảm tạ đến tình người, và Bên Đèn Em Học là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Đoàn Kim Bảng. Phần biên khảo được mở đầu với biên khảo "Nhìn lại vấn đề Hoàng Sa," trong đó Tiến sĩ Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu đưa ra một số nhận định bằng tầm nhìn của một sử gia và chuyên gia Công Pháp Quốc Tế. Tác giả Phạm Hoàng Quân nhận định về "Việt Nam Toàn Tỉnh Dư Đồ" tại sao là một tài liệu có nhiều điểm bất ổn. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hùng viết về "Du Chư Tỳ Tướng Hịch Văn" của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính với "Văn Hiến Chi Bang" của thời vua Quang Trung trong việc bang giao với Trung Quốc. Biên khảo trong Hợp Lưu 108 hầu như đều có liên quan đến quan hệ Việt-Hoa và những xung đột vốn đã có từ rất lâu, mãi đến ngày nay vẫn còn mưng mủ.
Phần phỏng vấn, chúng tôi in lại bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền trong Tạp Chí Thi Bình (The Poet Society of Asia) số mùa Đông 2009 xuất bản tại Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Tạp Chí Thi Bình phỏng vấn một nhà thơ Việt Nam.
Phần sáng tác gồm những tiểu luận, truyện ngắn, trích đoạn, ký, tuỳ bút, thật sinh động sâu sắc và đa dạng với các tác giả: Trùng Dương, Mai Văn Phấn, Kiệt Tấn, Hàn Anh, Nguyễn Anh Thế, Đoàn Minh Châu, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Trần Mộng Tú, Hoàng Chính, Vương Kh., Bùi Ngọc Khôi, Đinh Cường, Hoài Ziang Duy, Hồ Tịnh Tình, Lê Vương Ngọc... Cùng những sáng tác mới của những nhà thơ Nguyễn Hữu Thuỵ, Trần Trọng Dương, Đỗ Quyên, Luân Hoán, Lữ Thị Mai, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Hoàng Thuấn, Đoàn Thị Cảnh, Phan Ni Tấn, Nguyễn Đông Giang, Chiêu Ánh Nguyệt... Và Mạn Đàm Văn Học với Trần Thiện Đạo, Tin Sách với Thuý Vi...
Hợp Lưu 108 đáng lẽ là số báo cuối năm 2009, nhưng do trở ngại kỹ thuật, trở thành số Xuân 2010. Độc giả dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn báo. Vì mỗi lần gia hạn là 6 hoặc 12 số báo, chúng tôi sẽ gởi đầy đủ những số báo quí vị đặt mua.
Chúng tôi trân trọng tri ân quí độc giả, văn hữu, thân hữu đã giúp đỡ, đọc và cổ động Tạp Chí Hợp Lưu trong suốt bao năm qua. Kính chúc quí vị một năm Canh Dần 2010 an khang, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ.
TẠP CHÍ HỢP LƯU