- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẢN MẠN ĐẦU XUÂN

07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3559)

Mai - photo đh
Mai - photo đh

Thái Thanh

TẢN MẠN ĐẦU XUÂN

 


Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.  Đó chính là cái may, là điều kiện tốt nhất giúp nàng quên đi tất cả những phiền não ray rức mà sống an nhiên tự tại bên đời còn.

 

Sắp Tết, Sài Gòn phố phường nhộn nhip, người ta bán hoa tươi, bán liễn đồng vàng treo rực rỡ ngoài trời, chỉ thiếu ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ như xưa. Thật ra ông đồ già đã mất tự lâu lắm rồi, hình như là từ sau năm 1975 hay sao ấy, mà nếu có còn thì chắc là ông ngồi mỏi mình vẫn không một ai dừng bước đứng lại bên ông. Không biết Tạ nói vậy có đúng không vì nay cô đã toan về già, việc mua sắm đón tết đều một tay con gái làm hết chớ cô ít đi đâu ra khỏi nhà. Cuối năm những người ở quê xa đã về bớt nên đường phố bớt người đi nhưng tất cả dường như đều vội vã, ai cũng như nôn nóng bận rộn cái gì...

Có những ngày như thế lòng nàng lại chênh chao man mác buồn buồn mà không biết làm sao cho vơi bớt cái buồn không hiểu vì sao này.

 

Tạ vẫn nghĩ tất cả những gì đã đến trong cuộc đời này là do duyên phận. Từng cái duyên khẽ khàng đến gõ vào nhịp đập của trái tim mình gắn kêt chữ "thương". Ngày xưa khi còn ở quê nhà, nàng từng  yêu nơi ấy vô vàn dẫu nơi ấy, những chặn đời đi qua từng có lúc rất khổ đau, nhưng nàng đã gắn chặt lòng mình với bao lưu luyến khôn nguôi trong lòng. Còn bây giờ lại dần yêu nơi ở mới này. Không ngờ được giữa lòng Sài Gòn hoa lệ ồn ào lại có một nơi yên tĩnh bình an đến như vậy.

 

Chợ hoa ngày gần tết ở Sài gòn năm nay lại có vẽ ế nó không đẹp như ở Qui Nhơn  Nàng nhớ những năm tất bật buôn bán bận rộn với ngút ngàn công việc nàng thèm được có giây phút rảnh rỗi thư thả đi dạo chợ hoa ngày tểt nhưng chưa làm được thì vào đây. Hôm về quê nàng thấy Qui Nhơn bây giờ đẹp mĩ miều duyên dáng như cô gái dậy thì. Những ngày giáp tết như thế này thì không khí nó đượm hơi xuân tưng bừng hơn ỏ noi đây nhiều. Có thể là nhờ nhũng người con xa xứ đã về và có lẽ bận rộn với cái mâm cúng tất niên, cúng rước ông bà và mua sắm nó tạo nên không khí cái tết.

 

Hôm đưa cháu đi học, lúc về Tạ gặp đôi vợ chồng già sống cùng tầng chung cư con gái, chắc là ông đưa bà đi tái khám cuối năm để đón tết. Bà ngồi trên chiếc xe lăn đẩy xuống sân, làn gió thổi bay tuột chiếc khăn xuống cái đầu đã cạo tóc của bà, ông nhẹ nhàng quấn lại và dìu bà lên tắc xi, xếp chiếc xe lăn lại bỏ vào cốp xe phía sau. Chỉ  sau mấy tháng xạ trị mà bà khác hẵn, từ một người xông xáo, nói năng to tiếng ồn ào giờ im bặt tiếng lặng lẽ đi đứng từng bước chậm chạp. Họ đã ở ngưỡng tuổi 70 mà thật lạ, nghe nói họ cũng có con mà sao lại không thấy con cái đâu chỉ mỗi ông chăm bà. Ngày bà còn khỏe mạnh bà nấu ăn chăm sóc gia đình, ông đi dạy về chỉ việc tắm rửa rồi ngồi vào bàn ăn rồi nghỉ. Còn bây giờ ông lục đục dọn dẹp, ông đứng ở hàng cơm mua về cả cho bà. Bà đau rồi, gian bếp thiếu bàn tay sưởi ấm cả nhà, Tạ thấy thật thương. Thường bà chăm ông thì hợp lý hơn vì đàn ông khi đến tuổi già lại thường yếu hơn bà, hơn nữa phụ nữ luôn dịu dàng, tỉ mỉ chịu thương chịu khó hơn, nói vậy nhưng đàn ông mà đã có lòng chăm vợ rồi thường rất đỗi thương yêu.

 

Mỗi người một số phận. Tạ nhớ hồi còn buôn bán, có lần đi lựa hàng về bán tết. Lúc đang lui cui lựa hàng bỗng nghe tiếng "ịch, ịch" nặng nề rơi xuống từng nấc thang của căn gác gỗ, lát sau cái tiếng động ấy xuống đến bậc thang cuối cùng. Đó là chồng của chị chủ hàng, không thể chờ chị bán cho xong hàng anh tự đi mua bánh mì ăn, anh lếch từ cầu thang đi xuống rồi ra chiếc xe lăn ngoài cửa mà đi.Trước đây anh có xe tải lớn từng có những chuyến hàng đi đêm về sáng nhưng rồi tai nạn ập xuống, tài sản mất hết và anh thì bị cưa cụt cả hai chân. Sau những đau thương mất mát, anh đi bân vé số dạo bằng chiếc xe lăn này, được bạn bè thương nên mua giúp cho anh. Có lần chị kể: chị đi buôn hàng chuyến không có ở nhà, mấy đứa con riêng của chị đã đóng cửa ở trong nhà xem ti vi không nghe tiếng anh gọi. Trời mưa lớn anh ngồi trên chiếc xe lăn ấy dưới cơn mưa như trút kèm với hơi lạnh buốt miền trung. Cuối cùng anh sốt nặng phải đi bệnh viện, tại nơi này mới phát hiện ra anh bị quá nhiều bệnh nào huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu... Anh lại không có con chăm sóc. Chị lại say mê đi buôn bán kiếm tiền. Và những điều tất đã xảy ra.

Năm đó vào những ngày tháng chạp sát tết. Anh từ giã cuộc nhân thế ra đi. Tạ không tiễn anh được đoạn nào vì bận buôn bán tết gom nợ về thanh toán cho xong, nàng thấy áy náy quá nhưng vẫn phải lo cho con mình trước đã, mỗi người đều có một cuộc đời riêng để phải chịu.

Lúc này Tạ thấy chị lặng lẽ khóc. Ôi "từng người tình bỏ ta đi mãi không về". Chị đã có những ba đời chồng, anh nào cũng hiền lành yêu vợ nhưng rồi cũng chịu chung số phận giống như anh người chồng thứ ba này. Nhưng có lẽ anh đi sẽ là điều tốt nhất, mong rằng ở bên kia đời anh mỉm cười thanh thản mà vui, ít ra vẫn đỡ hơn trần thế bây giờ.

 

Tạ không có được tình duyên vợ chồng trọn vẹn nàng bị gãy cánh ngay đoạn đầu đời nên nàng thấy tiếc cho chị, cho những người sống không trọn nghĩa cho đến phút cuối cùng. Ngày xưa, cái ngày xưa xa xôi ấy nàng cũng đâu có được phút giây nào hạnh phúc bên chồng, xem ra mất đi chưa hẵn là điều xấu. Càng lớn tuổi, nhìn ngắm cuộc đời đỡ gay gắt hơn xưa, càng biết cảm thông cho mỗi con người.

Không ai trọn vẹn cả đôi đường. Ai cũng ủ trong lòng một đời mơ ước. Với nàng nặng với chữ tình. Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.Đời người tổn thất lớn lao nhất đâu phải là chuyện mất tiền.

Tiền bạc là thứ dễ mất nhất nhưng cũng có thể kiếm lại được, còn những thứ mất đi rồi ta mãi hoài không tìm lại được. Nàng đang đến cái tuổi tiễn đưa. Bạn bè lần lượt ra đi. Người đi mất tăm mất dạng và người thì đau nặng trăn trở bên đời nhớ nhớ quên quên.

Bao giờ thì đến lượt mình, bao giờ ta lại vân du cùng cát bụi./.

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 79875)
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 97558)
Sáng hôm nay ông Năm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hết ngồi xuống lại đứng lên. Ông bước chầm chậm lại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìn xéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ông nhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷ ngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gì đâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128406)
Thạnh móc trong túi ra một miếng vải được buộc túm chặt bằng lạt tre, cẩn thận gỡ sợi lạt. Một dúm muối hột đen bẩn hiện ra. Thạnh trân trọng, nâng niu múc, vừa chẵn được hai thìa, đổ vào bát của Tường.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 111700)
Dực đã đi rất đỗi nhẹ nhàng. Dực đang chỉ chạm khẽ mũi giầy vào bậc thang gỗ. Cảm giác Dực đang bay. Bậc cầu thang nâu bóng mầu thời gian, nâu bóng rêu phong những kiếp người hình trôn ốc. Có người đang nhìn Dực, nhiều người đang nhìn Dực. Họ kinh ngạc trân trối ngóc đầu lên những bậc cầu thang gỗ.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98882)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32321)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110732)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128175)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84120)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.