- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“EM &TRỊNH” LIỆU CÓ ĐOẠT GIẢI “CÁNH DIỀU” CỦA HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM?

04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5996)

 EM-tcs

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

“EM &TRỊNH” LIỆU CÓ ĐOẠT GIẢI “CÁNH DIỀU”
CỦA HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM?

 

Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!

Bộ phim được quay hết sức công phu về tạo dựng - tái hiện bối cảnh, về phục trang, diễn xuất, thể hiện bài hát, âm thanh… được thực hiện bởi các nhà tổ chức sản xuất chuyên nghiệp khiến người làm điện ảnh VN nhiều thế hệ phải nghiêng mình kính nể! Cũng chính vì vậy mà nhiều người trong nghề cảm thấy tiếc cho phim, khi bộ phim công phu này đã không đạt được cái điều mà các tác giả mong muốn & khán giả mong đợi…

Ngay từ cái tên phim và cách khai thác xử dụng tư liệu đời tư cả những nhân vật còn sống vào cấu trúc truyện phim, khán giả thấy rõ là người làm phim đã cố gắng xây dựng những “thiên tình sử” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhằm cái đích tối thượng là câu khách, và dùng các nhạc phẩm của ông để minh chứng cho cái chuyện tựa huyền thoại song có thực: “từng người tình bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ”… Nhưng nếu là cái đích Chân dung thực sự thì đã bị phá sản! Người xem phần đông đã bị cái ma mị của nhạc Trịnh vốn đã quen thuộc cuốn đi theo cảnh phim, chỉ sau khi thôi bị âm thanh KTS hiện đại quyến rũ rồi mới ngớ ra: đâu phải thế, Trịnh đâu có những chi tiết tình ái bịa đặt như thế, người sống sờ sờ kia kìa, sao lại làm vậy!? Nhà sản xuất phim “E&T” tuyên bố với báo chí: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã khẳng định và còn ghi rõ trong phim “Lấy cảm hứng từ nhân vật có thật”, chỉ lấy cảm hứng và kể câu chuyện bằng ngôn ngữ điện ảnh chứ không copy y nguyên sự thật ngoài đời vào trong phim!” Nhưng họ đã làm ngược với tuyên bố nọ, dẫn đến những kiện cáo đáng buồn tới nay chưa chấm dứt!

Trong khi đó, khán giả quen xem phim và khán giả chưa quen xem phim (cũng chưa thông thạo thủ pháp làm phim) lại hy vọng những tình khúc của Trịnh đã hé lộ một cách chân xác và đầy rung cảm đời sống tâm hồn ông ra sao - cái tâm hồn vật vã trước những lằn ranh nghiệt ngã của đời sống mà lắm khi Ái tình, sự thất tình chỉ là cái cớ cho ông bộc lộ nỗi bi thương, niềm xót đau cho số phận Con người. Điều đó mới tạo ra sự bất hủ cho tác phẩm của ông! Bộ phim dường như chỉ tập trung miêu tả đời sống Tình Ái của ông, nỗi thất tình của ông - dù ông có buồn cho sự đổ vỡ và “từng người tình bỏ ta đi”, nhưng nếu thế đã vô tình hạ Trịnh xuống thành một nhạc sĩ Tình ca bình thường.

Mấy chục năm trước, các rạp - bãi chiếu bóng nước ta có chiếu một bộ phim Áo đen trắng kể về cuộc đời nhạc sĩ thiên tài Áo Franz Schubert, phim "Bản giao hưởng dang dở" (nguyên tác: La symphony inachevée); gần cuối phim, sau khi cô người yêu buộc phải ngậm ngùi chia tay với Schubert vì gia đình phản đối quyết liệt, cô nói trong nước mắt: "Đừng buồn anh ạ, bởi một người như anh có cái mà những người khác không có, đó là sự bất tử..." Lời động viên đó hẳn không thể làm vợi nỗi buồn của chàng nhạc sĩ nghèo, anh ngơ ngác đi lang thang trên con đường đất chìm ngập trong biển lúa mỳ. Ngay sau đó, chồng hình chuyển cảnh sang người nhạc sĩ bước từng bước lên bậc thang Nhà thờ, và "Bản giao hưởng dang dở" nổi tiếng bắt đầu dâng lên, cùng với những dòng chữ phim cuối xuất hiện cho đến khi hết bản nhạc…

Phải chăng nhạc sĩ TCS khi hình thành các nhạc phẩm “Biển nhớ”, “Diễm xưa”, “Hạ trắng”… cũng từng sống trong nỗi buồn tuyệt vọng về Tình yêu dang dở, Khát vọng đang tìm kiếm, Sự nghiệp còn mờ mịt, Cuộc sống như “Hố thẳm” (chữ của Phạm Công Thiện)... Và ông đã nhớ tiếc về những gì tốt đẹp đã có và cần phải có trong cõi đời phù du đương ngập tràn khói đạn, sự giết chóc, nỗi hận thù; ông mượn giọt mưa tủi hờn, biển động, ngọn liễu rủ, tiếng gió lộng… để bộc lộ “nỗi sầu hoang vu” của mình.  Bác tôi, cố nhạc sĩ Lê Lôi có lần bảo: “Đã mang danh nhạc sĩ thì phải có sáng tác khí nhạc; nhưng với trường hợp TCS thì khá đặc biệt, TCS sẽ sống lâu dài trong lòng người Việt chỉ với danh nghĩa nhạc sĩ của ca khúc. Ca khúc của ông khác biệt với tất cả các dòng ca khúc, tất cả các nhạc sĩ khác - trong mélodie (giai điệu) lẫn ca từ. Chính bác cũng đang tự hỏi mình xem cái khác biệt đó là gì?…”. Tôi thiển nghĩ, cái khác biệt đó phải chăng nằm ở chỗ: toàn bộ tình ca của Trịnh chứa đựng nỗi cô đơn ngậm ngùi, sự nuối tiếc thầm lặng, niềm xót xa cho vẻ đẹp và mơ ước cứ mỗi lúc một lùi xa - giữa một thời kỳ đầy xáo động khiến nhân tính bị méo mó biến dạng đến thê thảm mà bản thân người nghệ sĩ tôn thờ cái Đẹp chưa thể lý giải nổi…

Còn trong “Em &Trịnh”, nhiều trường đoạn phim, cảnh phim rất công phu đã chỉ cho thấy một chàng trai tài hoa đau khổ, thất tình, lặn ngụp trong cô đơn cô độc khi không giải thoát được cho người mình yêu… Trên cái nền ý tưởng và cấu trúc phim như thế, những trường đoạn phim nói về âm nhạc Trịnh “dấn thân” vào cuộc sống hôm qua & hôm nay sẽ trở thành những đoạn phim lắp ghép, minh họa một cách lộ liễu, chúng không thể “đọ” nổi những cảnh phim ướt át về Tình yêu chớm nở, Tình yêu tuyệt vọng, Tình yêu dang dở mà người làm phim đã kỳ công xây dựng trước đó!

Thêm một điều tiếc nuối nữa: giá mà nhân vật Trịnh lúc lớn tuổi cũng do chính nhân vật đó lúc trẻ thủ vai (với nghệ thuật hóa trang hiện đại, đó là chuyện dễ dàng); còn nghệ sĩ Trần Lực có lẽ ở vai trò người đứng sau ống kính máy quay chỉ đạo diễn xuất sẽ phù hợp hơn trong việc hóa thân vào TCS thời ông đã nổi danh toàn quốc và sang cả đất nước Mặt trời mọc khiến một cô gái Nhật mê ông, chấp nhận lời cầu hôn của ông - như hư cấu của phim. Một sự hư cấu khiến đại diện của  bà Michiko Yoshii - người được mượn hình ảnh thể hiện trong “Em & Trịnh” - đã gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất xin lỗi công khai, bởi “Đây là hành vi không chỉ xâm phạm đến quyền dân sự của giáo sư Michiko mà còn xâm phạm đến bí mật cá nhân, quyền thân nhân của cố nhạc sĩ”…

 

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6858)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 6243)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 7091)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6434)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6567)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7366)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 6146)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 202310:02 CH(Xem: 5868)
Tháng Chín, đêm khuya về ngồi lặng / Nghe gió cười khúc khích rượu tan / Mai chắc sầu in trên đá / Em chắc quên rồi tháng Chín, trôi.
04 Tháng Chín 20238:58 CH(Xem: 7269)
tôi gặp người lính già / trên chùa đồng yên tử / chốn rừng thiêng trúc lâm / trời đêm ... mưa mịt mù / người lính ngồi nguyện cầu / co ro dáng trầm tư / mặt xương gầy khắc khổ / mắt buồn sâu tâm tư
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 5171)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…