- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỚ QUÊN

30 Tháng Tư 20233:23 SA(Xem: 6136)
 
Anh Dang Hien
Hoàng Hôn - ảnh C.T Dang

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

TẶNG ANH

 

 

Muốn tặng anh nhành hoa buổi sáng

Khuôn mặt anh nghiêng theo ánh nắng trầm tư

Thèm một nụ cười duyên nước đáy hồ xao động

Và vòm xanh kia gờn gợn sóng mơ hồ.

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

 

VÔ ĐỀ  

 

Trăng vàng

Lay lắt

Gió hắt hơ mây

Phấn son lợt lạt

Vui buồn lắt lay

Dặt dìu nàng đó

Ta đây

Thiên thu

Một cõi

Tháng ngày thong dong

U cà bên nước Nga

 

 

U cà bên nước Nga

Nước Tàu bên nước ta

Chỉ có khác nhau là

Nó lấn đất, chiếm nước

 

 

U cà thời cổ đại

Khai sinh bởi nước Nga

Trường Sa thời Bành Tổ

Từ nước Tàu đẻ ra

 

 

U Cà Na anh dũng

Quyết tử giành đất mình

Dân Việt người quân tử

Ngó nhìn rồi  ôm hun

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

 

 

 

NHỚ QUÊN

 

 

Những suy nghĩ trong veo [ trong sạch} đã xẹt qua trong mớ hỗn lộn của cảm xúc{ thấy} hàng ngày.

Chúng ta, ai cũng sẽ rời bỏ thế giới này vào một ngày nào đó.

  

Quên

Quên chỗ ngồi, quên chỗ nằm, đôi chân còn đi lại nhớ là của mình

Một sáng mai, một sáng mốt là không còn gì để nhớ , để quên. Hết to nhỏ, hết mưu cầu danh vọng tiếng tăm, tiếng sủi bọt ở cuối tầng sâu, cọng rêu ở tận đáy ao. Tất cả dành để quên.

 

Một sớm mai duỗi chân xuống giường là mơ một giác đi dài. Như chiếc lá, lá vàng bay , lá vàng rơi, rơi trên đỉnh mù khói sương.

 

Nhớ , quên trong cơ thể bất định, trong xác thân còm cỏi, trong trái tìm già nua cũ kỷ.

 

Nhớ nhiều thứ, đủ mọi chuyện. nhớ cái thời còn là chàng thanh niên bảnh bao, trong khuôn mặt hớn hở, trai lơ. Nhớ cuộc hẹn hò vụng trộm, nhớ cái hôn vội vàng ẩn bao điều thầm kín lớn lao.

 

Và nhớ… xiết bao. Nhớ bao điều vụn vặt, tầm phào , nhẹ hẫng là vì sao cọng cỏ bên đường lúc xanh , lúc héo.

 

 Quên và nhớ . giọt nước mắt âm thầm chảy ngược vào trong. Quên đôi dép hằng ngày xỏ ngược, quên bữa ăn vừa nửa chừng . Quên những khuôn mặt thân quen hằng ngày mà ngỡ đã ngàn năm.

 

Nhớ, nỗi hoảng sợ lúc về đêm. Những tiếng vọng mơ hồ từ tiền kiếp nào, dội về, kéo rê về, rủ rỉ rù rì với mảnh linh hồn nào đó. Mênh mông, trống trải. Càng về già càng nghe rõ nỗi cô đơn trong đêm lạnh, nghe tiếng gọi mơ hồ. Co ro, buồn ủ rủ trong không gian chật hẹp của bốn vách tường.. Chán nản , buồn tẻ. cảm giác như mọi thứ đều chấm hêt.!!!

 

Nguyễn Thanh Sơn  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98810)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32238)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128059)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84030)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.