- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TƯ TƯỞNG CỦA RUỒI

12 Tháng Tư 20239:53 CH(Xem: 6304)
TruyenN

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

TƯ TƯỞNG CỦA RUỒI

Truyện ngắn

 

Có lẽ, phải vào lúc sống một mình giữa không gian tối tăm, sau hai ngày cả mấy cha con bị xích tay vào trại tạm giam, ông mới sực láng máng nhớ đến cái khái niệm “Tư tưởng của Ruồi” mà một nhà báo nhà văn có số má từng nói với ông gần 10 năm trước. Nó được thốt ra, đúng hơn là được nhắc lại, giữa men rượu Tây hảo hạng do ông chiêu đãi tại một restaurant sang trọng bậc nhất Sài Thành, giữa các nhà văn nhà báo ông sưu tập được qua mấy năm kinh doanh vào quy mô khủng, mà trung tâm là tay nhà văn cộm cán từng kiếm nhiều tiền nhất của gia tộc ông và các doanh nghiệp nổi như cồn, có biệt danh “Ruồi Trâu” do anh ta tự đặt.

Nhưng bây giờ, ông đã thấm sự sai lầm của ông và các con khi đã coi tay này là “quân sư quạt mo” thượng thặng của gia tộc…

Bắt đầu từ lần ông mời riêng tay “Ruồi Trâu” tới tư gia để bàn việc hệ trọng: một chủ quán ăn phát hiện chai nước uống hạng số một của Công ty ông vô tình lọt một con ruồi. Hắn ta dọa sẽ đưa lên ti-vi, báo chí, và đã thẳng thừng đề nghị ông đối lấy sự im lặng bằng khoản bồi thường là 1 tỷ đồng.

“Ruồi Trâu” thốt lên sau một lúc lâu ngẫm ngợi, tỏ thái độ phẫn nộ khinh bỉ đối với kẻ đang bị quy là đối tượng “làm tiền” một cách trắng trợn:

- Thế thì cho hắn thành ruồi đi, ông anh!

Và lần đầu tiên ông được nghe tay nhà văn giỏi kiếm tiền các doanh nghiệp bự bằng nước bọt này nói về cái gọi là “Tư tưởng của ruồi” – qua một discour hùng hồn sau đây:

- Hắn có bằng chứng gì trước pháp luật là đã tìm thấy con ruồi khi khách hàng khui chai nước ra? Thứ nữa, nếu hắn đã đọc vở kịch “Ruồi” của của ông nhà văn Pháp Jean Paul Sartre, sẽ hiểu rằng hắn sẽ thua, nếu không cho con Ruồi vừa là nạn nhân vừa là vật chứng đó một tư tưởng…

Ông phản ứng một cách bỗ bã:

- Ruồi thì làm đ. gì có tư tưởng!”

“Ruồi Trâu” cười lớ phớ, nốc cạn ly Martini rồi phán như Thánh:

- Này ông anh ơi, đừng tỏ vẻ ngây thơ thế: tư tưởng này gọi là của Ruồi, song thực chất là tư tưởng của nhân vật chính trong vở kịch, kẻ đã phát hiện ra và dạy cho dân chúng thành bang Argox biết được giá trị của bản chất tự do trong thân phận làm người…

Lúc đó đầu óc ông loảng xoảng cả lên cứ như bị nhét sỏi. Thậm chí nảy ý nghi ngờ: “Tay này dám động đến cái điều cấm kỵ là Tự do trong xã hội này ư?” Nhưng nếu như hắn có tên trong sổ đen của An ninh văn hóa, ông đã được báo tắp lự rồi! Thế thì, đó chỉ là thứ trang kim thời thượng cần thiết của bọn cầm bút mà một nhà kinh doanh lão làng như ta có thể lợi dụng được! Và ông đã khai thác được – xin lỗi, không phải lợi dụng vì đôi bên đều có lợi hết – cái tài biến báo, cái tài đưa những tư tưởng triết học mịt mù như sương khói và lòe loẹt tựa pháo hoa của hắn vào giao dịch kinh doanh mà chính ông chẳng hiểu nổi, làm hoa mắt khách hàng, đối tác, và sau cùng ông và các con đều thu lợi lớn!...

Ông bối rối:

- Cậu vừa bảo: cho hắn thành ruồi đi, ý là thế nào?

“Ruồi Trâu” lại cạn ly rượu ông vừa rót, cười lớn:

- Một đại ca nổi tiếng thủ đoạn trên thương trường mà còn hỏi em điều vớ vẩn ấy sao? – Thôi cười, “Ruồi Trâu” hạ giọng – Hắn thiếu tư tưởng chủ yếu ở điều này: hắn không chịu hiểu xung quanh đại ca là những trí tuệ tầm thời đại trong các phi vụ thao túng chính sách Nhà nước, lũng đoạn thị trường, và tạo nên các pháo đài bất khả xâm phạm…

Ông trợn trừng mắt nhìn “Ruồi Trâu” như đe dọa. Nhưng hắn phớt lờ. Lời “Ruồi Trâu” vẫn bắn pháo hoa trong tâm trí đang rối bời của ông:

- Nếu em là luật sư, khi hắn bị ra tòa, em sẽ phán rằng: là một doanh nghiệp lớn, mỗi năm bán hàng triệu chai nước đến người tiêu dùng, anh mua sự im lặng của Công ty bằng tiền còn đáng lên án hơn nhiều kẻ tống tiền. Khi sản phẩm có lỗi, lẽ ra Công ty phải đưa ra khuyến cáo và thu hồi sản phẩm như các doanh nghiệp lớn trên thế giới từng làm… Hành vi mua sự im lặng của Công ty là vi phạm luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là một việc làm nguy hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng… Còn, cái việc anh giăng bẫy đánh lừa tên tống tiền kia, cả xã hội sẽ lên án về đạo đức…

Bản lĩnh quen thuộc đã trở lại với ông. Ông cười xòa:

- Ồ, lòng vả cũng như lòng sung mà! Cậu khiến anh nhớ tới nhân vật luật sư kiêm Bố già của phim Mafia Ý dạo nào… Vậy cậu tìm giúp anh luật sư cỡ bậc thầy của loại luật sư cậu vừa tưởng tượng đi! Cậu biết rõ anh là người không biết mặc cả và cũng không thèm mặc cả mà lỵ…

Cuối cùng ông đã thắng lợi vẻ vang trong công cuộc biến anh chàng nạn nhân của ông và con ruồi chết trở thành con ruồi sống mắc bẫy tiền nhử, đúng theo gợi ý đột xuất của “Ruồi Trâu” – cái gợi ý đã có sẵn trong mưu mô của ông.

Nhưng điều ông không tính đến đã giáng vào Công ty ông một đòn chí tử: sau vụ việc, kẻ tống tiền Công ty bị tuyên 8 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”, ông đã bị khách hàng toàn quốc tẩy chay, đối tác xa lánh, khiến kinh doanh của Công ty bị hụt tới hơn hai ngàn tỷ! Lại bị nguyền rủa trước mặt và sau lưng là kẻ thất đức, là cho đáng đời! Đau hơn hoạn! Ông thầm trách “Ruồi Trâu” đã gợi ý một cách ngu xuẩn khi ông đang lúng búng tìm cách gỡ bí, để ông rơi vào cái bẫy của chính mình…

Nhưng mấy năm sau, khi cơn choáng váng dần qua đi, gia tộc ông đã gỡ gạc lại được ít nhiều sự thất thoát; với những mối quan hệ “vàng” mỗi lúc một vững chãi, ông dũng cảm đưa các con vào tâm cơn bão lớn nhất thị trường là “Bất động sản”. Ông lại càng thấy rõ hơn vai trò của cái gọi là “Quyền lực thứ Tư” tức báo chí - truyền thông trong sự nghiệp “vơ vét tiền chùa” mà thiên hạ đã lên cơn sốt từ lâu! Ông tìm đến các “Bố già” báo chí - văn chương mà ông từng mua chuộc, dĩ nhiên danh sách đầu bảng phải là “Ruồi Trâu”! Giờ đây, anh ta đã là “linh hồn” của nhiều cuộc thi Hoa Hậu, Áo dài, tìm kiếm tài năng Âm nhạc - diễn viên sân khấu - điện ảnh…

Nhưng “Ruồi Trâu” cũng đã trót nếm đòn của công luận vụ Con ruồi trong chai nước nên rất thận trọng. Mới đầu anh tìm cách lịch sự từ chối. Lăn lộn làm quảng cáo bằng nhiều hình thức cho cả không ít doanh nghiệp có lai lịch mờ ám, qua bạn bè và các giới làm ăn trong Thành phố, anh thừa biết cái cung cách kinh doanh lừa đảo vi phạm pháp luật, với dã tâm chiếm đoạt tài sản có vỏ hợp pháp mà gia tộc được mệnh danh là “Công Ty Ruồi” kia đang thực hiện: Cho vay tiền với điều kiện phải làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản với giá nắm đằng chuôi tới 9 phân 10 giá trị, nhưng lãi suất trong hợp đồng lại với danh nghĩa “tiền cọc”. Người vay trả lãi đầy đủ và đều đặn nhưng có 1 tháng bị chậm chỉ 1 ngày, thế là lập tức cha con ông ta “phạt” rồi cướp tài sản luôn, mặc nạn nhân khốn khổ đã gom tiền để trả cả gốc, cả lãi và số tiền bị phạt để hủy cái hợp đồng chuyển nhượng trá hình kia! Dân xã hội đen sống bằng nghề cho vay “tín dụng đen” cũng không có mấy kẻ ăn cướp dã man như mấy cha con nhà này!

Rồi cơn sốt Kim tiền đã quật ngã “Ruồi Trâu” cùng những cảnh báo của anh cho riêng mình: anh đã nhận lời viết một cuốn sách lớn về Gia tộc này - theo lối hồi ký kết hợp tổng kết kinh doanh dạy dỗ thiên hạ đang “hot” như “Dạy con làm giàu” của Robert T. Kiyosaki, Sharon L. Lechter, v.v. Rất may là anh được gia tộc giao kèo trước là công trình trên sẽ mang tên con gái đầu của ông ta, để họ vừa được tiếng trước tác, lại khỏi mang tiếng là mua tên tuổi nhà báo nhà văn. Họ còn hứa cho anh làm đầu nậu để tổ chức xuất bản hàng loạt sách dạy làm giàu, dạy làm người, sách văn học kinh điển - trong đó có cuốn kịch “Ruồi” đã mê hoặc đại gia, nhằm đánh bóng thương hiệu của một doanh nghiệp quan tâm đến chiến lược “Công nghiệp văn hóa” thời thượng…

Nhưng tới khi mọi chuyện đổ bể, mấy cha con bị xộ khám, ông chủ gia tộc khét tiếng kia mới chợt nhận ra cái dại dột chết người của mình - dại hơn chuyện Con Ruồi, trong âm mưu đưa anh chàng tống tiền dại dột bóc lịch: cuốn sách in ra hàng chục vạn bản và dịch ra tiếng Anh tiếng Pháp với số lượng tương tự (trong khi các tiểu thuyết giá trị của nội địa của quốc tế chỉ có ngàn bản) như một tấm gương của Doanh nhân Việt thời Đổi mới, giờ đã hóa ra là cái cớ để thế gian đàm tiếu sâu cay, trở thành cái bia nguyền rủa độc địa của thiên hạ - trong số đó có biết bao nạn nhân khốn khổ của ông và gia tộc danh giá của ông… Lần đầu tiên, ông lờ mờ thấm hiểu cái gọi là “Tư tưởng của Ruồi” mà tay nhà văn nhà báo tham tiền kia từng múa mép, thực ra chỉ là một trò chơi chữ nghĩa dành cho kẻ nhiều tiền mà ít chữ, lại lười suy nghĩ, nhất là lười suy nghĩ về lẽ Nhân Quả trong đời…

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 756)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 991)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1009)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1125)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 943)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1538)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1377)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1426)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1285)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1401)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *